Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào Chứt-Bài 2: Hành trình từ vỏ cây đến… sắc vải


(QBĐT) – Với mỗi dân tộc, trang phục truyền thống chính là “tấm căn cước tộc người”, ghi đậm bản sắc văn hóa, phản ánh phong tục, tín ngưỡng, cũng như những tri thức về thiên nhiên và xã hội của từng cộng đồng. Riêng đối với đồng bào dân tộc Chứt, việc thiếu trang phục đặc trưng không chỉ khiến họ mờ nhạt hơn trong bức tranh đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam và làm mất đi nhiều cơ hội thể hiện bản sắc riêng trong các dịp lễ hội, giao lưu văn hóa hay liên hoan cộng đồng.

Bài 1: “Kho vàng” bên dãy Trường Sơn

Khoảng trống

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị, thu hút sự tham gia của đồng bào các dân tộc đến từ 16 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là một dịp đặc biệt để các dân tộc chia sẻ, giao lưu và tôn vinh bản sắc văn hóa riêng biệt của mình. Tuy nhiên, đoàn Quảng Bình lại thiếu vắng sự hiện diện của bà con đồng bào Chứt. 

Theo ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, lý do dẫn đến sự vắng mặt này là bởi đồng bào Chứt không có trang phục truyền thống đặc trưng để tham gia trình diễn trong các hoạt động tại ngày hội. Mới đây, trong các sinh hoạt cộng đồng, người Chứt ở một vài nơi còn sử dụng trang phục truyền thống của một số tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc, do họ tự đặt mua tại các khu du lịch hoặc thông qua các trang mạng xã hội.

Tại nhiều sự kiện văn hóa khác, bà con say sưa biểu diễn những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình nhưng họ xuất hiện với quần Tây, áo sơ mi hay váy áo phổ thông không khác gì người Kinh đã vô tình làm mất đi sự nhận diện đặc trưng. Anh Đinh Chai, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trạch (Bố Trạch) cho biết, mỗi dịp dự lễ hội đập trống của người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, thấy bà con ở đây được mặc trang phục truyền thống, bà con đồng bào Chứt ở địa phương như anh không khỏi chạnh lòng.





Nhóm nghiên cứu của Viện Dân tộc học trong quá trình đi thực tế tại các bản làng đồng bào Chứt.
Nhóm nghiên cứu của Viện Dân tộc học trong quá trình đi thực tế tại các bản làng đồng bào Chứt.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chứt sống gần gũi với thiên nhiên, văn hóa của họ cũng gắn liền với việc khai thác và tôn trọng các nguồn tài nguyên tự nhiên. Không giống như nhiều dân tộc khác, người Chứt không biết trồng bông dệt vải nên trước đây, trang phục truyền thống của bà con dân tộc Chứt chủ yếu là áo, khố làm bằng vỏ cây rừng. Tuy nhiên, khi đời sống thay đổi, những bộ trang phục này dần không còn phù hợp với nhu cầu thực tế.

Quá trình giao lưu và ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh khiến những trang phục truyền thống của người Chứt dần biến mất, thay vào đó là những bộ quần áo phổ thông được vay mượn từ các dân tộc cận cư. Người Chứt là tộc người duy nhất trong 54 dân tộc Việt Nam chưa có trang phục mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Theo khảo sát của Viện Dân tộc học thực hiện vào tháng 10/2024, hiện có tới 79,1% số người Chứt đang sử dụng trang phục phổ thông, 12% trang phục người Lào, 4,3% sử dụng trang phục người Khùa…

Đi tìm “căn cước tộc người”

Nhằm giải quyết “bài toán” bảo tồn bản sắc văn hóa qua trang phục, Viện Dân tộc học đang chủ trì đề tài khoa học “Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình”.

Tiến sĩ Bùi Thị Bích Lan, chủ nhiệm đề tài khẳng định: “Quá trình khôi phục và định hình trang phục dân tộc Chứt là một hành trình quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa độc đáo của họ. Điều đó giúp người Chứt khẳng định bản sắc riêng, hình thành một biểu tượng văn hóa cho cộng đồng mà còn tăng cường ý thức tự giác, sự cố kết của một tộc người vốn nhỏ bé nhưng lại bao gồm nhiều nhóm địa phương”. 

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế tại huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và Bố Trạch, thu thập ý kiến từ đồng bào và các già làng về một bộ trang phục cố định. Theo tiến sĩ Lan, các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến cho thấy, đa phần chủ thể người Chứt thể hiện rõ mong muốn, nhu cầu có được một bộ trang phục bằng vải dệt đặc trưng của tộc người mình như bao dân tộc anh em khác, để qua đó, giới thiệu, khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Qua trưng cầu ý kiến, hơn 54% người Chứt được khảo sát mong muốn sử dụng vải công nghiệp cho bộ trang phục, số còn lại muốn dùng vải dệt như các dân tộc cận cư. Những tông màu đen, đất xanh lá cây, đỏ đất và nâu là những màu được bà con đề xuất, lựa chọn nhiều nhất cho trang phục của mình. Đây là những màu sắc phản ánh sự gần gũi với thiên nhiên và mang ý nghĩa bảo vệ, cầu may và liên kết với các nghi lễ tín ngưỡng, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ với môi trường sống cũng như quá trình họ trở về bản làng định cư.





Niềm vui của đồng bào Chứt trong bộ trang phục được định hình.
Niềm vui của đồng bào Chứt trong bộ trang phục được định hình.

Cần cẩn trọng

Việc định hình trang phục truyền thống bằng vải dệt cho các dân tộc như dân tộc Chứt, vốn chỉ sử dụng vỏ cây, là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra câu hỏi lớn: Làm sao để không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc và vẫn bảo vệ được những giá trị độc đáo vốn có? Khi đã có sự định hình trang phục mới, việc bảo đảm sự hài hòa giữa bản sắc truyền thống và sự sáng tạo, giữa tính thẩm mỹ và tính thông dụng là một thách thức không nhỏ.

Anh Nguyễn Tiến Hải, người Mã Liềng (thuộc dân tộc Chứt) tại xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa), chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn có một bộ trang phục cho đồng bào mình nhưng đó phải là sản phẩm đặc trưng, mang đúng bản sắc văn hóa của dân tộc mình, chứ không phải là sự chắp vá, vay mượn từ trang phục của các dân tộc khác”.




Ngày 22/12/2024, trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và định hình trang phục sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình”, Viện Dân tộc học đã tổ chức hội thảo khoa học “Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình”. Các nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng dân tộc Chứt tại Quảng Bình đã cùng định hình nên 3 bộ trang phục, từ đó lấy ý kiến để chọn 1 bộ trang phục sinh hoạt cộng đồng cho các ngày hội, ngày lễ, Tết cũng như ngày vui của đồng bào.

Việc tạo ra trang phục đặc trưng cho người Chứt đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn trọng trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng và hoa văn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế và thói quen sử dụng của cộng đồng. Quá trình sáng tạo trang phục này không thể diễn ra đơn lẻ, mà phải có sự đóng góp của cả cộng đồng trong việc tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cốt lõi. Mọi sự thay đổi đều phải được cộng đồng chấp nhận và tôn trọng, thay vì là sự áp đặt từ bên ngoài.

Trang phục truyền thống là biểu tượng văn hóa, là nhịp cầu kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc. Đối với người Chứt, việc có một bộ trang phục riêng là giấc mơ về sự tự hào và hiện diện mạnh mẽ hơn trong bức tranh văn hóa đa dạng. Sự chung tay của cộng đồng, chính quyền và các nhà nghiên cứu sẽ là yếu tố quyết định để giấc mơ ấy trở thành hiện thực. Đây không chỉ là món quà dành cho hiện tại, mà còn là di sản quý giá để thế hệ mai sau tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Diệu Hương

Bài 3: “Mở cửa” tương lai



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202412/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-dong-bao-chut-bai-2-hanh-trinh-tu-vo-cay-den-sac-vai-2223262/

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(QBĐT) - Chiều 25/12, tại Hà Nội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Tham dự có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung...

Ra mắt các câu lạc bộ “Di cư an toàn”

(QBĐT) - Từ ngày 23-25/12, trong khuôn khổ dự án “Truyền thông phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn”do Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, phối hợp cùng Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam triển khai, tại các xã: Lộc Ninh (TP. Đồng Hới) và Đức Trạch (Bố Trạch) đã ra mắt các câu lạc bộ (CLB) “Di cư an...

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Nhà nước

(QBĐT) - Chiều 25/12, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) trong tỉnh. Đồng chí Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị; tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Quảng Bình hiện có 9 DNNN, bao gồm 4 DN 100% vốn Nhà nước...

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Công tác dân vận góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

(QBĐT) - Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" (gọi tắt là Đề án 2036).   Tham dự có đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 2036 Quân khu 4, Ban...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(QBĐT) - Chiều 25/12, tại Hà Nội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Tham dự có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung...

Ra mắt các câu lạc bộ “Di cư an toàn”

(QBĐT) - Từ ngày 23-25/12, trong khuôn khổ dự án “Truyền thông phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn”do Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, phối hợp cùng Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam triển khai, tại các xã: Lộc Ninh (TP. Đồng Hới) và Đức Trạch (Bố Trạch) đã ra mắt các câu lạc bộ (CLB) “Di cư an...

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Nhà nước

(QBĐT) - Chiều 25/12, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) trong tỉnh. Đồng chí Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị; tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Quảng Bình hiện có 9 DNNN, bao gồm 4 DN 100% vốn Nhà nước...

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật

Bên cạnh Hà Nội, các địa phương như Bắc Ninh và Hải Phòng có tiềm năng để phát triển căn hộ dịch vụ. Các dự án tại các tỉnh này cần được đảm bảo đầu tư và phát triển bài bản, tiện nghi để thu hút và giữ chân khách thuê.   Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ  (Ảnh: PV). Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám...

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Cùng chuyên mục

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(QBĐT) - Chiều 25/12, tại Hà Nội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Tham dự có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung...

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Công tác dân vận góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

(QBĐT) - Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" (gọi tắt là Đề án 2036).   Tham dự có đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 2036 Quân khu 4, Ban...

Bờ biển bị xâm thực, sạt lở khiến người dân bất an

Cả tuyến bờ biển đoạn qua xã Thanh Trạch (Bố Trạch) dài hơn 2km, chạy qua 3 thôn bị ảnh hưởng lớn từ sạt lở do bờ biển bị xâm thực, ăn sâu vào đất liền khoảng hơn 150m.   Tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển đoạn qua xã Thanh Trạch (Bố Trạch) diễn ra đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và khiến người dân địa phương rất lo lắng.   Dẫn phóng viên ra...

Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng

(QBĐT) - Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành. Qua 5 năm thực hiện Luật...

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

(QBĐT) - Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đánh dấu sự ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ ngày ấy có 29 chiến sĩ người dân tộc thiểu số và 5 người kinh. Ngoài đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Quảng Bình có thêm hai...

Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp thứ 19

(QBĐT) - Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh. Báo Quảng Bình đăng tải các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp này.    - Nghị quyết thông qua quy chế quản lý kiến trúc TX. Ba Đồn. Bạn đọc xem nội dung chi...

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh

(QBĐT) - Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, sáng 23/12, đồng chí Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Trong không khí ấm áp của Giáng sinh 2024, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Tân tặng hoa và gửi...

Tăng cường niềm tin của nhân dân

(QBĐT) - Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC), thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với...

Để dân tộc Chứt có trang phục riêng

(QBĐT) - Nhằm giúp dân tộc Chứt có trang phục riêng, ngày 22/12, Viện Dân tộc học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình”. Dân tộc Chứt có dân số dưới 10.000 người, sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người Chứt có 5 nhóm địa phương, bao gồm: Sách, Mày, Mã Liềng, Rục và A Rem....

Tin nổi bật

Tin mới nhất