Powered by Techcity

Cho một mùa hoa – Báo Quảng Bình điện tử


(QBĐT) – Nhìn dáng nhà xô lệch, những viên ngói vỡ loang luốc rêu xanh, Thỷ chợt thấy chạnh lòng.Thời gian đang đọng lại trên những gam màu cũ. Thỷ tiến lại gần hơn và bước hẳn vào bên trong nhà. Những cột nhà bám đầy nấm mốc xanh vàng tựa màu sáp. Cô hình dung đến những con người đã từng sống ở đây, tại sao họ lại rời làng đi nhỉ?

Ngôi nhà đơn độc nằm giữa một cánh đồng trũng, người làng gọi đây là Bàu Chùa. Không biết trước đây có chùa hay không, vào mùa mưa cánh đồng loang loang nước, ngôi nhà trở thành hòn đảo nhỏ, cò vạc đậu trắng xóa. Nhiều người rất ngại ra đây, họ đồn nhau rằng có ma. Khóe môi Thỷ chợt cong lên “Khi ta nằm ngủ thì ma-người có khác gì nhau”. Thỷ dấn bước, cô định theo lối mòn bên cạnh đồng ruộng trở về nhà thì một dáng áo bên hiên đã níu cô lại. Cô ngắm mãi chiếc áo màu lam đung đưa trong gió. Câu thơ chợt vụt qua.

“Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp. Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn”. Cũng nhờ chi tiết này mà Thỷ mới phát hiện ra cây mai cổ thụ nằm chếch trái góc vườn, dễ chừng trên trăm tuổi. Ngoài vườn còn có rất nhiều cây mít ta, hàng chè xanh và hoa tường vi. Sự tò mò dậy lên trong đầu Thỷ, cô đi một vòng quanh vườn và phát hiện có nhiều chiếc quần áo được phơi chứ không phải một. Vậy là có người đến ở? Ở trong mối nguy hiểm đang đe dọa, ngôi nhà có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Lòng gợn lên lo lắng, muốn câu trả trời nhưng xung quanh vắng lặng. “Giếng có còn nước không nhỉ?” Cô đến gần và cúi xuống, ồ nước trong vắt, cô chụm tay lên miệng hét, tiếng vọng làm lung lay bụi dương xỉ. Có thau nước bên cạnh và chè xanh ai vừa hái.

“ Hừm, ai đó, một mình ra đây không sợ à”?

Tưởng đâu Thỷ giật mình, ai ngờ cô chỉ xem câu nói này như gió thoảng qua tai. Cô cười, có phần giễu cợt quá đà. “ Tôi cố tình đi kiếm đó. Chẳng gặp.”





Ảnh minh họa. MQ
Minh họa. MQ

 – Mà anh ở đây à?

– Ừm, mới sáng nay.

“Thì ra ở xa về” Thỷ nhìn ngôi nhà không nói gì.

Anh quan sát ánh mắt Thỷ và biết điều Thỷ đang muốn nói.

– Đừng lo lắng, qua Tết tôi sẽ tháo dỡ toàn bộ và cải tạo lại khu vườn này. Tôi về mấy ngày để nghiên cứu không gian thiết kế nhà thờ họ.

Lạ thay, không phải khu vườn của Thỷ nhưng cô cứ cảm thấy có điều gì đó xót xa, nuối tiếc. Những bờ tường rào gắn mẻ chai thủy tinh đã khiến lòng người chai sạn, những chậu hoa “khôn” được sắp đặt một cách ngăn nắp dọc các lối đi, hương thơm của vườn bắt đầu được thay thế bằng đủ loại tinh dầu hóa chất…

Thỷ bất giác thở dài.

– Anh sẽ để lại cây mai, để lại hàng rào mít, hàng chè xanh và cả hoa tường vi.

– Ồ, hãy như vậy nhé! Bất đồ bàn tay Thỷ đặt lên vai anh một cách bản năng. Họ không rõ đã thay đổi cách xưng hô từ khi nào.

– Ra cho em xem cái này. Đoan dẫn cô đi theo một lối mòn ra tới vườn sau, một cái lán, à đúng hơn gọi nó là chuồng bò. Em nói đúng, đây là cái chuồng bò bỏ hoang, nay đã trở thành một cái kho chứa củi. Nhờ có chú họ chăm nom nên cây cối trong vườn vẫn xanh tốt như vậy.

Thỷ nhìn bếp củi được kê bằng ba phiến đá chắc chắn, trên đó nồi nước đang sôi sùng sục, anh dội vào ấm chè xanh đã được vo sẵn, tráng qua nước đầu, đợi một lúc cho chè ra rồi rót ra hai cái bát.

Thỷ thích kiểu uống thế này, kiểu uống của anh hùng “Lương Sơn Bạc”. Thật là những suy nghĩ điên rồ. Đoan cũng bật cười theo cô. À, quên hỏi, mấy lâu anh ở đâu mà giờ mới lại quê?

– Em biết đầm Lập An không?

– Ồ, là “ Tuyệt tình cốc” của cố đô. Ở đó thiên nhiên thật tĩnh lặng và vô cùng lãng mạn. Tháng tư và tháng bảy là mùa đẹp nhất. Em thích ngắm bình minh trên mặt đầm và cả khi hoàng hôn xiên xuống một cột màu vàng cam trên mặt nước, chỉ một lúc nữa thôi là thủy triều rút xuống sẽ xuất hiện một con đường cát trắng đầy bất ngờ…

Đoan ngắm nhìn sự hào hứng của cô, tự dưng trong lòng nảy lên một ước muốn sẽ dẫn cô đi thăm thú nhiều nơi.

Là một kiến trúc sư, anh đã thực hiện rất nhiều chuyến đi trong và ngoài nước. Những công trình của anh luôn được đánh giá cao về sự thân thiện với môi trường, anh đang hướng tới lối kiến trúc xanh.

Câu chuyện dẫn dắt họ đến dưới cội mai từ lúc nào không hay.

“Hãy cùng làm đi!” Đoan đề nghị và chỉ cho cô cách trẩy lá mai. Tay luồn khéo xuống dưới cuống lá và nghe “tách” một cái là được. Phải trẩy hết sức cẩn thận để không đụng nhầm vào những nụ mai tí ti đang ẩn nấp trong nách lá, không làm trầy xước lớp vỏ lụa bên ngoài nụ. Trẩy lá mai, nhìn thế đấy nhưng tâm cần phải tĩnh mới làm việc hiệu quả được.

– Năm nay trời có vẻ không lạnh mấy, nên dừng tưới nước và bón phân, để hãm lại sự phát tiết của mai. Giữa chạp nếu trời lạnh thì tưới cho nó chút nước ấm, quây nilon hoặc treo bóng đèn… làm vậy thì hoa sẽ cho ra đúng dịp Tết.

– Em cực kỳ thích hoa, nhưng chưa từng ngắt chúng.

– Vậy à, có những đau đớn là để hồi sinh…

Câu nói của Đoan đã chạm vào tâm can Thỷ như một hạt mầm vừa tách vỏ. Một thoáng xấu hổ khi cô tự thấy mình nông cạn. Ừm, đau đớn là để hồi sinh, như phượng hoàng trong lửa, như côn trùng lột xác, như cây xanh tróc vỏ… và tất cả chúng đã lớn lên.

– Anh rất thích mai rừng miền Trung, sức chịu đựng của nó rất khỏe, anh dự tính sẽ trồng thêm vài gốc nữa, chỉ mấy năm thôi là sẽ có một vườn mai rực rỡ.

Từng nắm lá trên tay Đoan thả xuống tạo thành một lớp thảm xanh rì. Màu xanh lấp đầy mắt cô, những ngọn đồi phủ xanh keo tràm, hồ nước biếc và đường chân trời xanh thẳm. Một thứ dung dịch lỏng xanh sóng sánh bao lấy và dẫn dắt. Mất lối. Cô đang ở tận cùng tuyệt vọng hay trên cùng của sự ngông cuồng kiêu hãnh? Đây là đâu? Sao như ở vùng cực quang trên sa mạc, hay dòng tam muội đang tuồn từ trên đỉnh đầu xuống và bò dọc theo cột sống lưng. Quẩy đạp. Vẫy vùng. Ngộp thở. Cô muốn hét nhưng miệng đông cứng lại. Cô cảm nhận mình đang trôi nổi bồng bềnh, không trọng lượng giữa dung môi lỏng xanh. Và một lúc sau bằng một sức mạnh nào đó đã đánh bật cô trở về trên đỉnh đồi lộng gió, một sự thư thái khó diễn tả khi ngắm nhìn những con dúi lao đi như một mũi tên trên mặt nước.

Trên đồi cây mai trút lá từng đợt, những chiếc lá tự già đi và rơi rụng một cách tự nhiên. Việc mai nở sớm hay nở muộn đều khiến cho Thỷ vô cùng thích thú bởi sự bất quy tắc này. Vậy mà dưới cội mai này đã cất giấu bí mật của riêng cô. Một giọt buồn lơ lửng màu ruby hóa thành hình hài len lỏi vào giấc mơ của cô. Giọt nước mắt xanh trên từng phiến lá và nụ cười trên từng cánh mai vàng. Hạnh phúc, đau khổ đan xen.

“Đi ngay đi” túi quần áo được đẩy ra sân. “Nào nghĩ thông thì hẵng về” lời cha Thỷ vẫn còn cắt cứa trong tim và vang dậy mỗi đêm. Hơn tháng nữa là tròn hai năm Thỷ rời ngôi nhà nhỏ. Cô không ân hận trước những quyết định của mình. Ngọn đồi Thỷ mướn đã e ấp những nụ mai dáng tim sen. Sẽ nhanh thôi, cây mai này sẽ khoe sắc vàng rực cả ngọn đồi. Và hoa cải nữa. Sắc vàng ngút mắt. Vàng hơn nắng. Ấm áp. Thơm nồng.

Dưới chân đồi, gia đình Thỷ đang lên, họ đã đầu hàng bởi sự nhớ nhung con gái.

Bỗng từ đâu trên chiếc xe Win, Đoan lao tới nhấn ga lấy đà rồi vụt thẳng lên đồi. Những chiếc lá mai rớt lại trên con dốc. Ra Tết hết hợp đồng cô sẽ rời đi, nhưng chẳng ngờ Đoan là người đã mua lại ngọn đồi từ lúc nào. Anh dự tính sẽ vẽ vời nơi này thành một homestay nghỉ dưỡng ở bên hồ nước.

“Hãy cùng làm nhé”?!

Thỷ ngắm nhìn vầng trán đọng lại những giọt mồ hôi, một đuôi tóc buộc ở sau đúng chất “nghệ”. Và nụ cười nữa, rất đáng lưu tâm. Thật sự ấm áp.

Thỷ giúp anh vùi tiếp mớ đất còn lại xuống cội mai vừa trồng. Xong xuôi cả hai cùng nhìn ra phía cụm hoa bên hồ nước, nơi có đôi chim họng nâu đang thè chiếc lưỡi dài và mỏng say sưa hút mật.

 Truyện ngắn của Trác Diễm

 

 



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202502/cho-mot-mua-hoa-2224154/

Cùng chủ đề

Độc đáo lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn

(QBĐT) - Ngày 4/2, phường Quảng Long (TX. Ba Đồn) tổ chức lễ hội khai hạ đầu xuân Ất Tỵ 2025, với nhiều nghi thức, trò chơi truyền thống được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua, nhằm cầu mong “Quốc thái dân khang”, cuộc sống bình yên, thịnh vượng.   Lễ hội Khai hạ làng Tượng Sơn có từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và nổi tiếng khắp hai bờ Bắc, Nam sông Gianh, nên, mỗi dịp Tết đến xuân về...

Nghị quyết số 80: “Lợi đơn, lợi kép”-Bài 1: Nỗ lực vì tương lai bản làng

(QBĐT) - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII tổ chức vào tháng 12/2024, HĐND tỉnh Quảng Bình đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ tăng thêm tiền ăn cho học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên, học sinh là người dân tộc thiểu số trên...

Xin mời ghé lại quê mình Quảng Kim

(QBĐT) - Câu ca dao “Ai ra miền Bắc Quảng Bình/Xin mời ghé lại quê mình Quảng Kim” đã thôi thúc tôi trong hành trình nghiên cứu, khám phá về vùng đất và con người xã Quảng Kim (Quảng Trạch), một trong những địa phương có nhiều nét văn hóa đặc sắc của xứ Roòn và Bắc Quảng Bình.   Quảng Kim ở vào thế trước sông, sau núi. Dãy Hoành Sơn, tức núi Phượng như một bức trường thành hùng...

Tuổi trẻ đồng hành cùng hàng Việt

(QBĐT) - Thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ưu tiên, sử dụng hàng Việt Nam, đồng thời khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm đoàn viên, người lao động

(QBĐT) - Sáng 4/2, đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm, tặng quà động viên đoàn viên công đoàn và người lao động ở các đơn vị: Công ty CP Năng lượng sinh học (NLSH) Vĩnh Ninh, Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao (CNC) Việt Nam-Chi nhánh 2 tại Quảng Bình. Cùng đi có các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng đoàn...

Cùng tác giả

Độc đáo lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn

(QBĐT) - Ngày 4/2, phường Quảng Long (TX. Ba Đồn) tổ chức lễ hội khai hạ đầu xuân Ất Tỵ 2025, với nhiều nghi thức, trò chơi truyền thống được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua, nhằm cầu mong “Quốc thái dân khang”, cuộc sống bình yên, thịnh vượng.   Lễ hội Khai hạ làng Tượng Sơn có từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và nổi tiếng khắp hai bờ Bắc, Nam sông Gianh, nên, mỗi dịp Tết đến xuân về...

Nghị quyết số 80: “Lợi đơn, lợi kép”-Bài 1: Nỗ lực vì tương lai bản làng

(QBĐT) - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII tổ chức vào tháng 12/2024, HĐND tỉnh Quảng Bình đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ tăng thêm tiền ăn cho học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên, học sinh là người dân tộc thiểu số trên...

Xin mời ghé lại quê mình Quảng Kim

(QBĐT) - Câu ca dao “Ai ra miền Bắc Quảng Bình/Xin mời ghé lại quê mình Quảng Kim” đã thôi thúc tôi trong hành trình nghiên cứu, khám phá về vùng đất và con người xã Quảng Kim (Quảng Trạch), một trong những địa phương có nhiều nét văn hóa đặc sắc của xứ Roòn và Bắc Quảng Bình.   Quảng Kim ở vào thế trước sông, sau núi. Dãy Hoành Sơn, tức núi Phượng như một bức trường thành hùng...

Tuổi trẻ đồng hành cùng hàng Việt

(QBĐT) - Thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ưu tiên, sử dụng hàng Việt Nam, đồng thời khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu...

Tăng cường phối hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2025

(Quang Binh Portal) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 và Tết Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào sáng ngày 04/02/2025. Tham dự phiên họp có đồng chí Lê Vĩnh Thế, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.   Phiên...

Cùng chuyên mục

Độc đáo lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn

(QBĐT) - Ngày 4/2, phường Quảng Long (TX. Ba Đồn) tổ chức lễ hội khai hạ đầu xuân Ất Tỵ 2025, với nhiều nghi thức, trò chơi truyền thống được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua, nhằm cầu mong “Quốc thái dân khang”, cuộc sống bình yên, thịnh vượng.   Lễ hội Khai hạ làng Tượng Sơn có từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và nổi tiếng khắp hai bờ Bắc, Nam sông Gianh, nên, mỗi dịp Tết đến xuân về...

Tăng cường phối hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2025

(Quang Binh Portal) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 và Tết Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào sáng ngày 04/02/2025. Tham dự phiên họp có đồng chí Lê Vĩnh Thế, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.   Phiên...

Tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(QBĐT) - Sáng 4/2, đồng chí Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh đánh giá tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH) tháng 1 và Tết Ất Tỵ 2025.    Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đại tá Đoàn Sinh Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại tá Nguyễn...

Lượng khách du lịch tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tăng 10,5%

(Quang Binh Portal) - Theo thông tin từ Sở Du lịch cho biết, dịp nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 kéo dài trong 09 ngày, điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, thu hút số lượng lớn du khách.  Cụ thể, từ ngày 25/01 đến 02/02/2025, lượng khách du lịch đạt khoảng 163.400 lượt khách, tăng 10,5% so tết Giáp Thìn...

Độc đáo lễ cúng Giang Sơn của người Chứt

(QBĐT) - Lễ cúng Giang Sơn là nét văn hóa đặc trưng truyền đời của người Chứt, ẩn chứa những sắc thái rất riêng, mang nét bí ẩn chưa được khám phá. Với họ, đó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh chứa đựng các giá trị về nguồn cội mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục các thế hệ con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Dân tộc Chứt (gồm...

Lan tỏa yêu thương – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Bằng tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu, Mặt trận và các tổ chức thành viên trong tỉnh luôn nỗ lực kết nối, khơi dậy và lan tỏa truyền thống cao đẹp về lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam, thôi thúc mỗi người dân cùng hành động vì người nghèo, cộng đồng nghèo. Ước nguyện về cuộc sống đầm ấm hơn đã trở thành hiện thực sau những công trình, phần việc ý nghĩa và...

Như đóa hoa ngát hương giữa đời

(QBĐT) - Đến với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP. Hồ Chí Minh), bước chân của bạn khẽ dừng lại trước những bức ảnh ấn tượng về một cô gái Quảng Bình bé nhỏ mang trên mình chiếc lưng cong vẹo-di chứng của chất độc da cam (CĐDC) quái ác-nhưng nụ cười vẫn luôn tỏa nắng, miệt mài trên hành trình khẳng định bản thân, mang lại hy vọng cho những người cùng cảnh ngộ. Đó chính là...

Trăm năm chợ cá Cảnh Dương

(QBĐT) - Hình thành từ những ngày mới lập làng, chợ cá Cảnh Dương (Quảng Trạch) không chỉ là nơi giao thương mà còn là biểu tượng sống động về truyền thống sản xuất ngư nghiệp của người làng biển. Cùng với những di sản văn hóa đặc sắc, riêng có của làng biển Cảnh Dương, chợ cá đã trở thành điểm khám phá hấp dẫn của du khách thập phương khi đến với ngôi làng “văn hóa du...

Trở lại Tân Trào… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Tôi đã đến Tân Trào (Tuyên Quang) nhiều lần, nhưng lần này đặc biệt: Bên thềm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam... Trên bước chân lữ hành, có dấu chân người xưa-những người đã làm nên lịch sử hiện đại Việt Nam. Bồi hồi lần giở từng trang lịch sử trong ký ức... Cuối năm 1946, trong một lần sau phiên họp Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi đồng...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong thăm hỏi, động viên các đơn vị làm nhiệm vụ trong đêm Giao thừa tết Nguyên đán Ất...

(Quang Binh Portal) - Tối 28/01/2025 (tức 29 tết Nguyên đán Ất Tỵ), đồng chí Trần Phong, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, người lao động một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong đêm Giao thừa. Cùng đi có Đại tá Nguyễn Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh và đại diện một số ban, ngành, đơn vị, địa phương.  ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất