Powered by Techcity

Bờ biển bị xâm thực, sạt lở khiến người dân bất an


Cả tuyến bờ biển đoạn qua xã Thanh Trạch (Bố Trạch) dài hơn 2km, chạy qua 3 thôn bị ảnh hưởng lớn từ sạt lở do bờ biển bị xâm thực, ăn sâu vào đất liền khoảng hơn 150m.

 

Tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển đoạn qua xã Thanh Trạch (Bố Trạch) diễn ra đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và khiến người dân địa phương rất lo lắng.

 

Dẫn phóng viên ra vùng bờ biển bị sạt lở, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết cả tuyến bờ biển đoạn qua xã dài hơn 2km, chạy qua 3 thôn Thanh Xuân, Thanh Hải và Thanh Gianh đều bị ảnh hưởng lớn từ sạt lở.

 

Riêng tại thôn Thanh Xuân bị nghiêm trọng nhất khi có 450 hộ dân với khoảng 1.800 nhân khẩu nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng.





Nhiều diện tích hồ nuôi tôm của người dân xã Thanh Trạch bị xâm thực, sạt lở không thể sản xuất. (Ảnh: Tá Chuyên/ TTXVN)
Nhiều diện tích hồ nuôi tôm của người dân xã Thanh Trạch bị xâm thực, sạt lở không thể sản xuất. (Ảnh: Tá Chuyên/ TTXVN)

Đặc biệt, có 6 hộ đầu tư hồ nuôi tôm, mỗi hồ trên dưới 2 tỷ đồng, đưa vào sản xuất chưa lãi được bao nhiêu đành chấp nhận bỏ cho sóng cuốn trôi.

 

Hiện những dãy nhà xây làm nơi ở cho người trông coi hồ tôm, nơi để dụng cụ, máy móc, thức ăn đang bỏ dở, hoang phế. Hàng cây phi lao chắn sóng, trồng được 7-8 năm tuổi, bảo vệ các hồ tôm, nay cũng bị sóng đánh tan hoang, chỉ còn trơ trọi một ít gốc.

 

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, hiện tượng biển xâm thực vào đất liền diễn ra trong vòng 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, trong và sau ảnh hưởng của cơn bão số 6 vào tháng 10/2024, vùng ven biển ở 3 thôn của xã Thanh Trạch bị sạt lở nghiêm trọng hơn.

 

Xâm thực, xói lở đã ăn sâu vào đất liền khoảng hơn 150m, chiều dài trên 1km.

 

Đi trên mặt đê các hồ tôm đã bị sóng đánh tan, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Thanh Xuân (xã Thanh Trạch) cho biết các hồ nuôi tôm tại đây được đầu tư xây dựng từ trước năm 2020, khi đó chưa xuất hiện tình trạng sạt lở như hiện nay.

 

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm sản xuất, biển đã lấn dần vào, hàng cây phi lao chắn sóng đều bị sóng đánh bật gốc và cuốn trôi.

 

Các hộ nuôi dùng bao cát đắp làm đê bao chắn sóng, ngăn sạt lở để bảo vệ hồ nuôi tôm, song không thể chống chịu được sóng lớn vào những ngày biển động.

 

Tình trạng biển xâm thực cũng khiến nhiều hộ dân sống cạnh biển lo lắng.

 

Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Tình (xã Thanh Trạch) mở hướng nhìn ra biển qua con đường bê tông liên thôn. Ông cho biết mỗi ngày nhìn sóng biển cao đánh vào bờ cát, thấy lòng không khỏi bất an. Nếu không sớm có biện pháp, tình trạng biển xâm thực, sạt lở sẽ uy hiếp cả con đường đổ bê tông liên thôn của xã và khu nghĩa trang của người dân địa phương.





Tình trạng xâm thực và sạt lở ảnh hưởng đến khu vực rừng phòng hộ của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
Tình trạng xâm thực và sạt lở ảnh hưởng đến khu vực rừng phòng hộ của xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Ông Nguyễn Văn Tình cho biết thêm nhiều năm trước, bà con vùng biển trong xã đã góp công, góp sức xây dựng lại khu đền thờ cá Ông khá bề thế. Đây cũng là nơi diễn ra Lễ hội cầu Ngư đầu năm, trước khi vào vụ đánh bắt thủy sản của bà con địa phương.

 

Hiện tình trạng biển xâm thực đã ăn sâu vào tận hàng cây phi lao trước sân đền khiến người dân rất lo lắng, bất an.

 

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết vùng biển xã Thanh Trạch bị sạt lở là tình trạng đáng báo động do tác động của biến đổi khí hậu.

 

Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh có những giải pháp tình thế như vận động người dân không sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại khu vực này để tránh thiệt hại; chỉ đạo xã tổ chức trồng cây phi lao để khôi phục rừng phòng hộ chắn sóng, nhằm hạn chế sạt lở sâu thêm vào đất liền.

 

Tuy nhiên, về lâu dài, do kinh phí có hạn nên tỉnh Quảng Bình kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí để địa phương xây dựng hệ thống kè biển tại khu vực sạt lở, gia cố lại các vị trí, nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống cho bà con nhân dân.

Theo TTXVN/Vietnam+



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi/202412/bo-bien-bi-xam-thuc-sat-lo-khien-nguoi-dan-bat-an-2223248/

Cùng chủ đề

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Công tác dân vận góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

(QBĐT) - Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" (gọi tắt là Đề án 2036).   Tham dự có đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 2036 Quân khu 4, Ban...

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào Chứt-Bài 2: Hành trình từ vỏ cây đến… sắc vải

(QBĐT) - Với mỗi dân tộc, trang phục truyền thống chính là “tấm căn cước tộc người”, ghi đậm bản sắc văn hóa, phản ánh phong tục, tín ngưỡng, cũng như những tri thức về thiên nhiên và xã hội của từng cộng đồng. Riêng đối với đồng bào dân tộc Chứt, việc thiếu trang phục đặc trưng không chỉ khiến họ mờ nhạt hơn trong bức tranh đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam và làm...

Quyết tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(QBĐT) - Chiều 24/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp để cho ý kiến vào dự thảo báo cáo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và một số nội dung quan trọng khác. Đồng...

Hiệp đồng chặt chẽ trong công tác tuyển quân năm 2025

(QBĐT) - Chiều 24/12, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển quân năm 2025, do đồng chí đại tá Đoàn Sinh Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo Quân khu 4, các sở, ban, ngành, địa phương. Năm 2024, công tác tuyển quân được cấp ủy, chính quyền...

Cùng tác giả

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Công tác dân vận góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

(QBĐT) - Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" (gọi tắt là Đề án 2036).   Tham dự có đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 2036 Quân khu 4, Ban...

Ký kết Biên bản Hiệp đồng tuyển quân năm 2025

(Quang Binh Portal) - Chiều ngày 24/12/2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển quân năm 2025 do Đại tá Đoàn Sinh Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo Quân khu 4, các sở, ban, ngành, địa phương. Toàn cảnh...

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào Chứt-Bài 2: Hành trình từ vỏ cây đến… sắc vải

(QBĐT) - Với mỗi dân tộc, trang phục truyền thống chính là “tấm căn cước tộc người”, ghi đậm bản sắc văn hóa, phản ánh phong tục, tín ngưỡng, cũng như những tri thức về thiên nhiên và xã hội của từng cộng đồng. Riêng đối với đồng bào dân tộc Chứt, việc thiếu trang phục đặc trưng không chỉ khiến họ mờ nhạt hơn trong bức tranh đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam và làm...

Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long

Ngày 24.12, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa thông tin cho báo chí liên quan đến nội dung Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ với địa điểm này. Theo đó, Cục Di sản Văn hóa cho biết, trong số 56 Di sản thế giới đang nằm trong Danh sách Di sản Thế...

Cùng chuyên mục

Tập huấn về công tác trẻ em cho thành viên ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã

(QBĐT) - Sáng 25/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng dự án Plan tại Quảng Bình tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Nhân rộng cho thành viên Ban bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào vào cộng đồng cấp huyện, xã các nội dung cốt lõi về quản lý ca, cơ chế điều phối, hỗ trợ nạn nhân làm trung tâm và thực hành quản lý ca”.   Tham gia lớp tập huấn là...

Công tác dân vận góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

(QBĐT) - Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" (gọi tắt là Đề án 2036).   Tham dự có đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 2036 Quân khu 4, Ban...

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào Chứt-Bài 2: Hành trình từ vỏ cây đến… sắc vải

(QBĐT) - Với mỗi dân tộc, trang phục truyền thống chính là “tấm căn cước tộc người”, ghi đậm bản sắc văn hóa, phản ánh phong tục, tín ngưỡng, cũng như những tri thức về thiên nhiên và xã hội của từng cộng đồng. Riêng đối với đồng bào dân tộc Chứt, việc thiếu trang phục đặc trưng không chỉ khiến họ mờ nhạt hơn trong bức tranh đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam và làm...

Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng

(QBĐT) - Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành. Qua 5 năm thực hiện Luật...

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

(QBĐT) - Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đánh dấu sự ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ ngày ấy có 29 chiến sĩ người dân tộc thiểu số và 5 người kinh. Ngoài đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Quảng Bình có thêm hai...

Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp thứ 19

(QBĐT) - Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh. Báo Quảng Bình đăng tải các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp này.    - Nghị quyết thông qua quy chế quản lý kiến trúc TX. Ba Đồn. Bạn đọc xem nội dung chi...

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh

(QBĐT) - Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, sáng 23/12, đồng chí Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Trong không khí ấm áp của Giáng sinh 2024, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Tân tặng hoa và gửi...

Tăng cường niềm tin của nhân dân

(QBĐT) - Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC), thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với...

Để dân tộc Chứt có trang phục riêng

(QBĐT) - Nhằm giúp dân tộc Chứt có trang phục riêng, ngày 22/12, Viện Dân tộc học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình”. Dân tộc Chứt có dân số dưới 10.000 người, sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người Chứt có 5 nhóm địa phương, bao gồm: Sách, Mày, Mã Liềng, Rục và A Rem....

Khánh thành công trình thanh niên

(QBĐT) - Sáng 22/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình và Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức lễ khánh thành công trình trồng cây chống sạt lở đất tại Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng- ATP tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch). Công trình trồng cây chống sạt lở đất, tạo cảnh quan tại khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất