Powered by Techcity

Giám đốc các sở, ngành trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII:


(QBĐT) – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Nguyễn Thị Bích Thủy trả lời các nội dung chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII vào chiều ngày 10/12.





a
Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao, Nguyễn Thị Bích Thủy trả lời các nội dung chất vấn của đại biểu HĐND  tỉnh

Về hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh

* Đại biểu Nguyễn Xuân Hoàn chất vấn: Đề nghị đồng chí Giám đốc sở cho biết kết quả thực hiện Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND, ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định mức hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025? Những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để tiếp tục thực hiện hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao trong thời gian tới?





b
Đại biểu Nguyễn Xuân Hoàn chất vấn về vấn đề hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thôn, bản, tổ dân phố

*Trả lời:

Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND Sở VH-TT đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện nghị quyết. Đồng thời đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về sở để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh. Có 7/8 địa phương đã ban hành nghị quyết HĐND huyện quy định mức hỗ trợ ngân sách cấp huyện để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa (NVH)-khu thể thao (KTT) thôn, bản, tổ dân phố (TDP) trên địa bàn.

Cụ thể, TP. Đồng Hới hỗ trợ xây mới 500 triệu đồng và hỗ trợ 100 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị/NVH. Huyện Bố Trạch hỗ trợ xây mới hỗ trợ 500 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 185 triệu đồng (đối với NVH bản); hỗ trợ xây mới 200 triệu đồng, cải tạo, sửa chữa 70 triệu đồng (đối với NVH thôn); hỗ trợ xây mới 175 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 50 triệu đồng (đối với NVH TDP).

Huyện Quảng Ninh hỗ trợ xây mới 300 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 115 triệu đồng (đối với NVH bản); hỗ trợ xây mới 145 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 70 triệu đồng (đối với NVH thôn); hỗ trợ xây mới 100 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 50 triệu đồng (đối với NVH TDP).

Huyện Lệ Thủy hỗ trợ xây mới 500 triệu đồng, cải tạo sửa chữa 100 triệu đồng/NVH. TX. Ba Đồn hỗ trợ xây mới 200 triệu đồng/NVH. Huyện Quảng Trạch hỗ trợ xây mới 200 triệu đồng/NVH.

Huyện Tuyên Hóa hỗ trợ xây mới 145 triệu đồng; hỗ trợ cải tạo, sửa chữa 70 triệu đồng/NVH. Huyện Minh Hóa không cân đối được nguồn lực nên không ban hành được nghị quyết của HĐND huyện về hỗ trợ xây dựng NVH thôn, bản, TDP.

Trên cơ sở nghị quyết HĐND tỉnh, sở đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phân bổ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ xây dựng NVH thôn, bản, TDP, với số tiền 80 tỷ đồng (năm 2023, 2024).

Trong 2 năm 2023, 2024, các địa phương đã cố gắng bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm và kêu gọi xã hội hóa nhất là sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn để xây dựng, sửa chữa NVH. Trong đó, TP. Đồng Hới đã bố trí 34,395 tỷ đồng; Lệ Thủy 15,4 tỷ đồng; Quảng Ninh 5,3 tỷ đồng; Ba Đồn 3,8 tỷ đồng; Bố Trạch 8,238 tỷ đồng; Quảng Trạch 2,7 tỷ đồng; Tuyên Hóa 1,245 tỷ đồng; Minh Hóa không bố trí nguồn ngân sách của huyện để hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa mà lòng ghép sử dụng 100% nguồn kinh phí của tỉnh cấp kết hợp với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để xây dựng mới, cải tạo sửa chữa NVH trên địa bàn.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.110/1.123 thôn, bản, TDP có NVH (đạt 98,8%), trong đó có 205 NVH thôn, bản, TDP được xây mới và 84 NVH đang cải tạo, sửa chữa theo Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND; tổng số NVH đạt chuẩn 737 nhà, đạt 70,1%.





d
Nhà văn hóa các tổ dân phố trên địa bàn TP. Đồng Hới đều được đầu tư xây dựng khang trang

Về khó khăn, vướng mắc: Một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện nghị quyết hoặc đã ban hành nghị quyết của HĐND huyện nhưng không cân đối được nguồn lực để triển khai thực hiện. Việc huy động nguồn lực xã hội hóa, nhất là huy động từ đóng góp của nhân dân ở một số địa phương, nhất là vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nên nhiều địa phương không đủ nguồn lực để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa NVH-KTT.

Do sáp nhập, chưa quy hoạch đất NVH-KTT theo quy định nên một số địa phương không có quỹ đất để quy hoạch đất NVH-KTT bảo đảm đúng quy định, nên chưa triển khai được việc thực hiện xây mới NVH thôn, bản, TDP.


Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025: 100% thôn, bản, TDP có NVH, trong đó có 80% đạt chuẩn và Nghị quyết 39/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, phấn đấu đến tháng 6/2025: 100% thôn, bản, TDP có NVH thôn và đạt chuẩn, Sở VH-TT đề nghị các địa phương cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:   

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết. Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của người dân về tầm quan trọng của văn hóa, thể thao đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; quan tâm bố trí ngân sách trong dự toán năm 2025 của địa phương để hỗ trợ cho việc xây dựng NVH thôn, bản, TDP.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nhất là tuyên truyền, vận động, huy động nguồn đóng góp của nhân dân để xây dựng NVH; chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho các địa phương trong việc giải quyết các vướng mắc về quy hoạch đất dành cho NVH thôn, bản, TDP trong việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ xây dựng NVH-KTT theo đúng quy định.

Đề nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh nghiên cứu tăng mức hỗ trợ từ của ngân sách tỉnh để xây dựng NVH-KTT cho các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Về tình hình quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh





c
Đại biểu Nguyễn Xuân Tuyến chất vấn về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa.

*Đại biểu Nguyễn Xuân Tuyến chất vấn: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 147 di tích được xếp hạng. Qua khảo sát cho thấy, có nhiều di tích chưa được tu bổ, một số di tích đã xuống cấp. Đề nghị Giám đốc sở cho biết thêm về tình hình quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn? Những khó khăn, vướng mắc gì? Và giải pháp trong thời gian tới để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn?

*Trả lời: Hiện nay, Quảng Bình có 147 di tích đã được xếp hạng gồm 56 di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt và 91 di tích cấp tỉnh. Hầu hết các di tích được phân cấp cho địa phương trực tiếp quản lý theo các quyết định của UBND tỉnh. Sau khi triển khai công tác phân cấp quản lý, UBND các cấp, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan đã cơ bản xác định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Nhờ đó, các di tích được bảo vệ chặt chẽ hơn; tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất di tích cơ bản được ngăn chặn kịp thời:  công tác trùng tu, tôn tạo, cắm mốc di tích được quan tâm hơn.

Từ nguồn vốn của Nhà nước cấp cho hệ thống di tích, bao gồm di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, về cơ bản đã được đầu tư chống xuống cấp, bảo tồn, tôn tạo để tương xứng với ý nghĩa, giá trị của di tích (như di tích Thành Đồng Hới, di tích lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, hang Lèn Hà…). Một số di tích được trùng tu với kinh phí lớn từ nguồn xã hội hóa (như di tích chùa Hoằng Phúc với hơn 60 tỷ đồng; di tích đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh với hơn 30 tỷ đồng; Km 16,5 và trọng điểm ATP đường 20 Quyết Thắng…). Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách khi đến với Quảng Bình, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích hiện gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Mặc dù, các di tích đã được phân cấp quản lý, tuy nhiên UBND các huyện, thị xã, thành phố vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, có một số địa phương chưa ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các địa phương, tổ chức trực tiếp quản lý, bảo vệ… Sự hỗ trợ về vật chất cho người trông coi, bảo vệ hầu như chưa có, chỉ có một số ít các di tích được UBND xã, huyện quan tâm hỗ trợ, như: Di tích hang Lèn Hà (2 triệu đồng/người/tháng), đền thờ Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Hào, mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm (5 triệu đồng/năm), núi Thần Đinh (15 triệu đồng/năm), nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh (12 triệu đồng/năm), đình Phan Long (2 triệu/người/tháng), chùa An Xá, miếu Thành hoàng Mỹ Thổ-Trung Lực, lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Hòa Ninh, đình Lũ Phong, đình Minh Lệ, đình Tượng Sơn…

Một số địa phương gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ hoặc cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý di tích còn hạn chế về năng lực và trình độ, nhất là cán bộ văn hóa-xã hội các xã, phường hoạt động kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trong tình hình mới.

Một số di tích, đặc biệt là di tích danh thắng được xếp hạng trước năm 2000, hồ sơ pháp lý về xếp hạng di tích chưa cụ thể, như: Không xác định được tọa độ các điểm di tích; bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích không chính xác, diện tích mang tính ước lệ. Hầu hết, các di tích trên địa bàn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên cũng gây khó khăn cho công tác quản lý… Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nên nhiều di tích đã bị xây dựng chồng lấn, gây khó khăn, bất cập trong quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Trong số 147 di tích được xếp hạng, có 52 di tích chưa được đầu tư tôn tạo từ khi xếp hạng; 51 di tích xuống cấp hoặc không được đầu tư đồng bộ, do nguồn kinh phí đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp di tích còn quá ít (từ năm 2022 đến nay ngân sách tỉnh bố trí 6 tỷ đồng/năm), nên đa số các di tích chưa được đầu tư tu bổ, tôn tạo hoặc có đầu tư nhưng với quy mô nhỏ, chưa  bảo đảm hoàn thiện các hạng mục.

Nhiều địa phương còn có tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào ngân sách của cấp trên, chưa quan tâm bố trí nguồn lực địa phương trong việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích. Việc vận động xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo chỉ thực hiện được với một số ít các di tích tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, mà đa số di tích được xếp hạng ở địa bàn tỉnh thuộc loại hình di tích lịch sử.

Theo Giám đốc Sở VH-TT, để tháo gỡ khó khăn, bất cập trong việc quản lý di tích, bảo tồn và phát huy giá trị di tích thời gian tới, cần có những giải pháp cụ thể sau: Đánh giá hiệu quả của việc phân cấp quản lý di tích theo Quyết định số 2683/QĐ-UBND, ngày 17/10/2008 và Quyết định số 4248/QĐ-UBND, ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình và những di tích được xếp hạng từ năm 2020 đến nay chưa phân cấp quản lý để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung việc phân cấp quản lý cho phù hợp nhằm phát huy tốt giá trị của di tích.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các di tích trên địa bàn tỉnh. Đề xuất trích đo, xác định lại tọa độ cụ thể các di tích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; rút gọn khu vực bảo vệ các di tích có diện tích quá rộng không còn phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương, cắm mốc giới, biển chỉ dẫn di tích trên tổng thể quy hoạch, bảo đảm di tích được bảo vệ theo Luật Di sản Văn hóa.

Cần có sự phối chặt chẽ giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước  và nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện tốt công tác trùng tu, tôn tạo xứng đáng với giá trị của di tích-danh thắng; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong việc phát triển du lịch.

Để di sản văn hóa thực sự được bảo tồn, phát huy giá trị, đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm bố trí nguồn lực, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh; HĐND tỉnh kiến nghị Quốc hội cần có cơ chế, chính sách để tư nhân hóa trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Về một số dự án thuộc lĩnh vực VH-TT đạt tỷ lệ giải ngân thấp theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh





d
Đại biểu Phan Trần Nam chất vấn về một số dự án thuộc lĩnh vực văn hóa-thể thao đạt tỷ lệ giải ngân thấp.

*Đại biểu Phan Trần Nam chất vấn: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, tính đến 31/10/2024, một số dự án thuộc lĩnh vực VH-TT tiếp tục có tỷ lệ giải ngân thấp. Đề nghị đồng chí Giám đốc sở cho biết nguyên nhân và giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tăng tỷ lệ giải ngân vốn trong thời gian tới?

*Trả lời:

-Về dự án Trung tâm Thể dục Thể thao (TT-TT) tỉnh Quảng Bình:

Tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh 130 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 210 tỷ đồng. Hiện nay, diện tích mặt bằng đã bàn giao cho nhà thầu thi công là 13,51/13,6ha, đạt 99,33%. Dự án gồm 2 gói thầu: Gói thầu xây lắp hạ tầng kỹ thuật và gói thầu xây lắp hạng mục dân dụng (nhà thi đấu). Gói thầu xây lắp hạ tầng kỹ thuật dự kiến hoàn thành tháng 6/2025, gói thầu thực hiện đạt 75% giá trị hợp đồng, chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Gói thầu xây lắp hạng mục dân dụng (nhà thi đấu), theo kế hoạch, gói thầu hoàn thành vào tháng 12/2025 (theo cam kết nhà thầu thi công, sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành trước 30/6/2025). Gói thầu thực hiện đạt 50% giá trị hợp đồng, cơ bản đạt tiến độ.

Kế hoạch vốn giao năm 2024: 81.297 triệu đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách Trung ương  8,175 tỷ đồng; giải ngân đến 9/12/2024 là 7,442 tỷ đồng (đạt 91% kế hoạch vốn (KHV); nguồn ngân sách địa phương 73,122 tỷ đồng; giải ngân đến 9/12/2024 là 17,387 tỷ đồng (đạt 24,8%KHV); dự kiến giải ngân đến 31/12/2024 là 60 tỷ đồng (đạt 82% KHV).

Lý do giải ngân chậm là do công tác giải phóng mặt bằng nhiều đợt, nên việc tổ chức thi công không đồng bộ; trong giải phóng mặt bằng có việc còn vướng mắc. Quá trình thực hiện dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư, nên một số hạng mục phải tạm dừng thi công để điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, điều chỉnh thiết kế sau thiết kế cơ sở và điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trong quá trình điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, phần khối lượng thiết bị rất nhiều chủng loại phải thực hiện việc thẩm định giá, tuy nhiên khi chủ đầu tư gửi thư mời rất nhiều đơn vị thẩm định giá từ chối nên mất nhiều thời gian để lựa chọn đơn vị thẩm định giá và quá trình thẩm định qua nhiều quy trình, thủ tục trong công tác khảo sát giá nên ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án.

Sở VH-TT đã có Tờ trình số 2296/TTr-SVHTT, ngày 27/11/2024 về việc đề nghị UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Trung tâm TD-TT tỉnh (bổ sung tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 122/NQ-HĐND, ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh), đến nay Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, nên chưa có cơ sở để triển khai thực hiện dự án.

Vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trong quá trình kiểm tra PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH có yêu cầu điều chỉnh thiết kế về PCCC so với hồ sơ thẩm duyệt ban đầu nên thời gian điều chỉnh và trình thẩm định kéo dài.

Để tiếp tục triển khai gói thầu hạ tầng kỹ thuật và đẩy nhanh công tác giải ngân vốn, đề nghị Sở Kế hoạch-Đầu tư sớm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Trung tâm TD-TT tỉnh.

– Dự án tuyến đường dạo, cây xanh, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước thải vòng ngoài Hồ Thành Đồng Hới:

Kế hoạch vốn cấp năm 2024 ngân sách địa phương 12,165 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân đến 9/12/2024 được 584,205 triệu đồng (đạt 0,5%). Hiện nay, dự án đang tạm dừng thi công do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khi ngày 9/12/2024 UBND TP. Đồng Hới mới ban hành thông báo thu hồi đất để GPMB đợt 1 cho các hộ dân ở phường Đồng Phú; vướng đất trụ sở Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thuộc đất quốc phòng-an ninh.

Để công tác GPMB hoàn thành thi công thực hiện dự án, sở đề nghị UBND tỉnh tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ Công an về công tác thu hồi đất an ninh; HĐND, UBND tỉnh cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sang năm 2025 và kéo dài nguồn vốn giải ngân sang năm 2025 với số tiền 11,581 tỷ đồng.

– Dự án bảo tồn, giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường cho di tích khảo cổ Bàu Tró:

Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 60/NQ-HĐND, ngày 27/5/2022 của HĐND tỉnh với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn cấp năm 2024 là 3,586 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân đến ngày 9/12/2024 được 899,408 triệu đồng (đạt 25% KHV), dự kiến giải ngân đến 31/12/2024 được 1,5 tỷ đồng (đạt 41% KHV).

Lý do giải ngân không đạt kế hoạch đề ra do đến ngày 14/6/2024 dự án mới được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 sau khi UBND tỉnh có quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Đồng Hới và vùng phụ cận năm 2045, tỷ lệ 1/10.000. Mặc khác, đây là di tích khảo cổ, nên phải thực hiện khảo sát, thăm dò khảo cổ hoàn thành mới thực hiện được các bước tiếp theo. Vì vậy, ngày 4/11/2024 đơn vị tư vấn (Viện Khảo cổ Việt Nam) mới hoàn thành được công tác khảo sát, thăm dò, khảo cổ.

Hiện nay dự án đã hoàn thành việc trích đo địa chính; đang tiến hành khảo sát địa chất, địa hình, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, điều tra, khảo sát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp và đánh giá tác động môi trường để trình phê duyệt dự án.

                                       Bùi Thành (thực hiện)



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202412/giam-doc-cac-so-nganh-tra-loi-chat-van-cua-dai-bieu-tai-ky-hop-thu-19-hdnd-tinh-khoa-xviii-2222939/

Cùng chủ đề

Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới Quảng Bình-Khăm Muồn

(QBĐT) - Chiều 12/12, tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch) hai tỉnh Quảng Bình-Khăm Muồn tổ chức lễ ký kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) và cụm bản Noỏng Mạ (huyện Bua-Lạ-Pha). Dự lễ, về phía tỉnh Khăm Muồn có đồng chí Văn-xay Phong-sạ-vẳn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành và huyện Bua-Lạ-Pha. Về phía tỉnh Quảng Bình, có các đồng...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

(QBĐT) - Chiều 12/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố và triển khai nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.    Các đồng chí: Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham...

Đại hội Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình

(QBĐT) - Chiều ngày 12/12, Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình tổ chức đại hội đại biểu khóa I, nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và 45 hội viên. Ngày 20/9/2024 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2685/QĐ-UBND-NCVX về việc cho phép thành lập Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình.   Hiệp hội là tổ chức xã...

Nhiều hoạt động nổi bật trong chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới

(QBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) và cụm bản Noỏng Mạ, huyện Bua-Lạ-Pha, tỉnh Khăm Muồn (nước CHDCND Lào), sáng 12/12, tại xã Thượng Trạch và cụm bản Noỏng Mạ, đoàn đại biểu hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn tổ chức lễ khánh thành, bàn giao các công trình dân sinh, tặng quà cho bà con cùng nhiều hoạt...

Tăng cường theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “bí ẩn” tại Cộng hòa Dân chủ Congo

(QBĐT) - Sáng nay, 12/12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chỉ đạo CDC các tỉnh theo dõi, bám sát thông tin diễn...

Cùng tác giả

Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới Quảng Bình-Khăm Muồn

(QBĐT) - Chiều 12/12, tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch) hai tỉnh Quảng Bình-Khăm Muồn tổ chức lễ ký kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) và cụm bản Noỏng Mạ (huyện Bua-Lạ-Pha). Dự lễ, về phía tỉnh Khăm Muồn có đồng chí Văn-xay Phong-sạ-vẳn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành và huyện Bua-Lạ-Pha. Về phía tỉnh Quảng Bình, có các đồng...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

(QBĐT) - Chiều 12/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố và triển khai nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.    Các đồng chí: Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham...

Đại hội Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình

(QBĐT) - Chiều ngày 12/12, Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình tổ chức đại hội đại biểu khóa I, nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và 45 hội viên. Ngày 20/9/2024 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2685/QĐ-UBND-NCVX về việc cho phép thành lập Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Quảng Bình.   Hiệp hội là tổ chức xã...

Nhiều hoạt động nổi bật trong chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới

(QBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) và cụm bản Noỏng Mạ, huyện Bua-Lạ-Pha, tỉnh Khăm Muồn (nước CHDCND Lào), sáng 12/12, tại xã Thượng Trạch và cụm bản Noỏng Mạ, đoàn đại biểu hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn tổ chức lễ khánh thành, bàn giao các công trình dân sinh, tặng quà cho bà con cùng nhiều hoạt...

Tăng cường theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “bí ẩn” tại Cộng hòa Dân chủ Congo

(QBĐT) - Sáng nay, 12/12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chỉ đạo CDC các tỉnh theo dõi, bám sát thông tin diễn...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

(QBĐT) - Chiều 12/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố và triển khai nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.    Các đồng chí: Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham...

Tăng cường theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “bí ẩn” tại Cộng hòa Dân chủ Congo

(QBĐT) - Sáng nay, 12/12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chỉ đạo CDC các tỉnh theo dõi, bám sát thông tin diễn...

Ý kiến cử tri về kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số * Ông Đinh Minh Trí, xã Hóa Sơn (Minh Hóa) Qua theo dõi kỳ họp lần này, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của các cấp, ngành trong việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng quê hương phát triển nhanh, bền vững, nhất là những ý kiến được các đại biểu đưa ra thảo luận, chất vấn sát với...

Tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số

(QBĐT) - Thời gian qua, toàn tỉnh tập trung nhiều giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thông tin thuê bao di động, đặc biệt là việc chấm dứt bán SIM kích hoạt sẵn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng triển khai kịp thời, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) về lộ trình dừng công nghệ di động 2G và phổ cập điện thoại thông minh. Tăng cường giám sát Từ...

Nghị quyết về việc miễn nhiệm, xác nhận kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh

(QBĐT) - Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua các nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch và xác nhận kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh.  Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Bạn đọc xem chi tiết TẠI ĐÂY Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức...

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch

Giám đốc các sở, ngành trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII:(QBĐT) - Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Ngọc Quý trả lời nội dung chất vấn của đại biểu HĐND  tỉnh tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII vào chiều ngày 10/12 với việc đưa ra 7 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch. *Đại biểu Phan Thị Lệ Hằng chất vấn: Hoạt động du...

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

(QBĐT) - Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiều đại biểu chất vấn về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp đơn vị hành chính, cán bộ, công chức dôi dư. Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh, gọn, mạnh là vấn đề rất quan trọng, được cử tri đặc biệt quan tâm, ủng hộ mạnh...

Xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp

(QBĐT) - Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chuyên môn cho công tác khám, chữa bệnh (KCB), thời gian qua, ngành Y tế đã chú trọng xây dựng hệ thống các cơ sở y tế (CSYT) xanh-sạch-đẹp hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Phong trào “Xây dựng CSYT xanh-sạch-đẹp”, gọn gàng và tổ chức thực hiện mô hình “5S: Sàng lọc-sắp xếp-sạch sẽ-săn sóc-sẵn sàng” đã được ngành Y tế phát...

Xem xét nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Tham dự có đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.   Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu nhấn mạnh, kỳ họp đánh giá khách quan và toàn diện những kết...

Hướng tới di sản liên biên giới

(QBĐT) - Tháng 6/1998, Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Khu. bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH) Quốc gia Hin Nậm Nô (nay là VQG Hin Nậm Nô, Khăm Muồn), đã đặt quan hệ hợp tác chính thức bằng bản tuyên bố chung về BTĐDSH liên biên giới. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển, gắn bó giữa hai đất nước, hai tỉnh, hoạt động hợp tác giữa VQG Phong Nha-Kẻ Bàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất