Powered by Techcity

Tin ở người trẻ – Báo Quảng Bình điện tử


(QBĐT) – Quảng Bình, mảnh đất thấm đẫm truyền thống văn hóa nghệ thuật, nổi danh với nhiều loại hình sân khấu biểu diễn độc đáo và đậm bản sắc. Tuy nhiên, Quảng Bình cũng đang đối mặt với thách thức lớn trong việc đào tạo và phát triển thế hệ nghệ sĩ trẻ-những người được kỳ vọng sẽ kế thừa và tiếp nối dòng chảy văn hóa. Trong bối cảnh hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một trước sức ép của sự đổi thay, việc nuôi dưỡng đam mê và phát triển thế hệ kế cận không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là lời cam kết với tương lai của nghệ thuật dân tộc.

 

“Sáng” sân khấu bằng sức trẻ

 

Là một trong những nghệ sĩ trẻ đầy tài năng của Đoàn Nghệ thuật truyền thống Quảng Bình, nghệ sĩ Trương Thị Oai (nghệ danh Thanh Oai) luôn mang trong mình niềm đam mê mãnh liệt với các loại hình dân ca truyền thống, đặc biệt là ca trù. Những tháng ngày miệt mài dưới ánh đèn sân khấu đã mang về cho chị nhiều giải thưởng lớn tại các hội diễn. Tại hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc toàn quốc năm 2024 ở Quảng Ngãi, chị đã xuất sắc giành huy chương vàng với tiết mục “Xẩm huê tình”. Đối với chị, thế hệ nghệ sĩ trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu, bảo tồn và phát triển các loại hình dân ca truyền thống. “Nhận thức được trách nhiệm nặng nề ấy, bản thân tôi luôn nỗ lực học hỏi và trau dồi để không chỉ giữ gìn mà còn phát huy những giá trị văn hóa cha ông để lại”, chị chia sẻ.





Nghệ sĩ Thanh Oai với niềm đam mê nghệ thuật truyền thống.
Nghệ sĩ Thanh Oai với niềm đam mê nghệ thuật truyền thống.

Gần như cả cuộc đời gắn bó với hát ru Cảnh Dương, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Lê Thành Lộc (Cảnh Dương, Quảng Trạch) luôn canh cánh trong lòng nỗi trăn trở và đặt nhiều kỳ vọng vào việc đào tạo thế hệ kế cận. Với anh Lộc, trách nhiệm truyền dạy hát ru Cảnh Dương không chỉ là công việc, mà còn là một sứ mệnh cao cả, một hành trình miệt mài, bền bỉ trong việc chỉ dẫn và truyền lửa cho nhiều thế hệ con cháu tại địa phương.

 

Suốt hơn 8 năm qua, Câu lạc bộ (CLB) dân ca Cảnh Dương do anh làm chủ nhiệm đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng tình yêu dân ca cho các thế hệ trẻ, với gần 40 thành viên, trong đó hơn 60% là người trẻ và trung niên. Đặc biệt, nhiều em nhỏ từ 7-12 tuổi cũng tham gia, tạo nên một lợi thế lớn cho CLB khi tham dự các hội diễn và chương trình nghệ thuật. Anh Lộc nhận thấy rằng, các bạn trẻ không chỉ có khả năng tiếp thu nhanh mà còn mang trong mình những ý tưởng sáng tạo đầy mới mẻ. “Hát ru Cảnh Dương và các loại hình nghệ thuật dân gian đòi hỏi nhiều kỹ năng diễn xướng, điều này rất phù hợp với giới trẻ và cũng vì thế nên thu hút được các bạn trẻ tại địa phương”, anh Lộc chia sẻ.

 

Phân hội Sân khấu biểu diễn (Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh) hiện có hơn 20 hội viên, 2/3 trong số đó là những nghệ sĩ trẻ, hoạt động ở 2 lĩnh vực: Múa và sân khấu dân gian. Theo NSƯT Lê Kiều Anh, Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu biểu diễn, thời gian qua, các nghệ sĩ trẻ đã tỏa sáng trên sân khấu biểu diễn bằng tài năng, nhiệt huyết và sự sáng tạo của mình. Không riêng lĩnh vực múa mà ở lĩnh vực trình diễn dân ca cũng xuất hiện nhiều nghệ sĩ trẻ có niềm đam mê đặc biệt với các loại hình dân ca truyền thống, như: Ca trù, hò khoan Lệ Thủy, hát ru Cảnh Dương… Chính sức trẻ và sự năng động của các nghệ sĩ đã góp phần làm sân khấu trở nên rực rỡ và tiệm cận hơn với đời sống của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

 

Đứng trước nhiều thách thức

 

Có nhiều đóng góp đáng khích lệ nhưng các nghệ sĩ trẻ cũng đối diện với nhiều thách thức trên con đường giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Các làn điệu dân gian như hò khoan, hát ru, hay ca trù… đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ có tài năng mà còn phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa địa phương và dân tộc.

 

Ở Quảng Bình, cơ sở vật chất và nguồn tài trợ cho việc đào tạo nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống vẫn còn rất hạn chế. Nhưng thách thức lớn nhất chính là sự thiếu vắng niềm đam mê dành cho dòng nghệ thuật này, khi mà người trẻ đang dần ít quan tâm. Trong khi đó, những nghệ nhân lớn tuổi-những người gìn giữ các bí kíp và kinh nghiệm diễn xướng độc đáo-lại đang dần vắng bóng. Họ ra đi khi không kịp truyền thụ lại kiến thức và kỹ năng cho thế hệ sau sẽ để lại khoảng trống lớn trong nghệ thuật truyền thống.





Nhiều tác phẩm được kết hợp giữa yếu tố truyền thống và đương đại.
Nhiều tác phẩm được kết hợp giữa yếu tố truyền thống và đương đại.

Dù đã được quan tâm đầu tư nhưng công tác đào tạo thế hệ kế cận vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực sân khấu dân gian. Thêm vào đó, điều kiện kinh phí hạn hẹp cũng cản trở các hoạt động đào tạo, khiến việc bảo tồn và phát triển các loại hình sân khấu ngày càng trở nên khó khăn hơn.

 

NSƯT Lê Kiều Anh bày tỏ: “Chúng tôi-những người đã gắn bó hàng chục năm với sân khấu dân gian-luôn canh cánh trong lòng nỗi lo làm sao đào tạo được một thế hệ kế cận đủ tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Nhưng nỗi lo vẫn chỉ là nỗi lo, sự trăn trở vẫn chỉ là sự trăn trở, bởi chúng tôi đang đối diện với quá nhiều khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt kinh phí để duy trì và phát triển hoạt động. Nếu có đủ nguồn lực, chúng tôi sẽ trực tiếp biên đạo và dàn dựng các tác phẩm dân gian, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và đương đại, để nghệ thuật dân gian không chỉ được bảo tồn mà còn tiếp tục sống động và phát triển trong thời đại mới”.

 

Tạo cơ hội cho người trẻ 

 

Thời gian qua, các CLB và lớp học truyền thống về hò khoan Lệ Thủy, hát ru Cảnh Dương và nhiều loại hình dân ca khác đã được thành lập tại các trường học, địa phương nhằm đào tạo thế hệ trẻ, những người yêu thích và mong muốn học hỏi. Các lớp học này không chỉ là nơi rèn luyện kỹ năng biểu diễn mà còn là môi trường để các nghệ sĩ trẻ học hỏi về văn hóa, phong tục và lịch sử địa phương. Tuy nhiên, nghệ sĩ Thanh Oai khẳng định, muốn đi xa hơn, những người trẻ cần được đào tạo chuyên sâu hơn các loại hình dân ca truyền thống. Đồng thời, phải được tạo điều kiện để rèn giũa, khẳng định mình trên nhiều sân khấu lớn hơn.







“Nếu cha ông và thế hệ chúng tôi được coi là những người gìn giữ di sản, thì với tư duy đổi mới, sáng tạo, những người trẻ chính là thế hệ tiếp nối, phát triển di sản. Hãy tin tưởng ở họ và ở tương lai của văn hóa truyền thống”, NNƯT Lê Thành Lộc khẳng định với niềm tin vững chắc, tựa như ngọn lửa truyền thống được trao tay cho thế hệ kế tiếp, để rồi sẽ sẵn sàng sáng lên và tỏa lan thêm trong dòng chảy của cuộc sống đương đại.

Trước sức hấp dẫn của các loại hình văn hóa và giải trí đương đại, nghệ thuật truyền thống dường như đang dần bị lu mờ, đối diện với nguy cơ mai một khi không còn nhận được sự quan tâm rộng rãi từ thế hệ trẻ. Thế nhưng, NNƯT Lê Thành Lộc vẫn giữ vững niềm lạc quan. Anh tin rằng, những di sản văn hóa quý báu mà cha ông để lại sẽ không dễ dàng biến mất, bởi thế hệ trẻ sẽ tiếp nhận chúng từ một góc nhìn mới mẻ, mang hơi thở thời đại để tiếp tục phát triển trên nền tảng sẵn có.

 

Nói cách khác, để nghệ thuật truyền thống không bị lãng quên, các nghệ sĩ trẻ cần được khuyến khích sáng tạo và đổi mới trên nền tảng các giá trị cốt lõi. Những sáng tạo này có thể bao gồm việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sử dụng công nghệ số trong việc biểu diễn và quảng bá nghệ thuật. Điều này không chỉ giúp nghệ thuật dân gian trở nên gần gũi hơn với giới trẻ, mà còn bảo đảm tính bền vững trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc.

 



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202409/tin-o-nguoi-tre-2220959/

Cùng chủ đề

Lửa đèn – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Mái nhà tranh. Bếp lửa. Ngọn đèn. Đó là những gì tôi nhớ nhất về làng quê và gia đình thời xa xôi. Tôi tin nhiều người cũng mang trong mình nỗi nhớ như thế. Mái tranh đấy chính là quê hương. Diễn đạt như thơ của Trần Đăng Khoa thì Mái gianh ơi hỡi mái gianh/Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương. Tuy nhiên, quê hương còn có rất nhiều cái rộng lớn đi vào...

Nắm bắt để vươn xa

(QBĐT) - Trong quá trình phát triển của du lịch Quảng Bình, chuyển đổi số (CĐS) là chiến lược tất yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Marketing và thanh toán số là hai lĩnh vực then chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với khách hàng, tăng cường trải nghiệm du lịch và tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh. Mới đây, một hội thảo về CĐS trong marketing và...

Trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh cứu người đuối nước

(QBĐT) - Sáng nay, 12/11, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Đinh Trung Hiếu trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh vì hành động dũng cảm, quên mình cứu bạn bị đuối nước. Theo đó, Trung ương Đoàn quyết định trao tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Bố Trạch, gồm: Đinh Phương (lớp...

Hạnh phúc trọn vẹn nơi biên giới Việt-Lào

(QBĐT) - Đi theo tiếng gọi của tình yêu, nhiều công dân Lào đã theo chồng (vợ) về Việt Nam sinh sống ở xã thuộc địa bàn biên giới tỉnh Quảng Bình. Vậy nhưng, đằng sau những mối tình “xuyên quốc gia” này là vô vàn khó khăn khi họ chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Bởi vậy, việc được nhập quốc tịch Việt Nam đã mang lại niềm hạnh phúc trọn vẹn cho...

“Ngân hàng” máu trên chiến trường

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024)Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ hiện vật là bản danh sách những cán bộ, chiến sĩ của Binh trạm 12, Đoàn 559 hiến máu cho Đội điều trị 14 của Binh trạm cứu chữa thương binh trên chiến trường.   Đội điều trị 14 thành lập năm 1966, chốt tại miền Tây...

Cùng tác giả

Lửa đèn – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Mái nhà tranh. Bếp lửa. Ngọn đèn. Đó là những gì tôi nhớ nhất về làng quê và gia đình thời xa xôi. Tôi tin nhiều người cũng mang trong mình nỗi nhớ như thế. Mái tranh đấy chính là quê hương. Diễn đạt như thơ của Trần Đăng Khoa thì Mái gianh ơi hỡi mái gianh/Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương. Tuy nhiên, quê hương còn có rất nhiều cái rộng lớn đi vào...

Nắm bắt để vươn xa

(QBĐT) - Trong quá trình phát triển của du lịch Quảng Bình, chuyển đổi số (CĐS) là chiến lược tất yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Marketing và thanh toán số là hai lĩnh vực then chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với khách hàng, tăng cường trải nghiệm du lịch và tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh. Mới đây, một hội thảo về CĐS trong marketing và...

Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Vân Đồn

Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Vân ĐồnKhu vực đảo Trà Bản, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có chức năng là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, dân cư, dịch vụ công cộng; khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu bảo tồn đa dạng hệ sinh thái. Cụ thể hóa định hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao Trong 10/10 Dự án và 12/14 Tiểu dự án trong Chương trình MTQG 1719 mà Quảng Bình đã triển khai, nguồn vốn đầu tư phát triển ở tất cả các dự án đều có tỷ lệ giải ngân cao. Trong đó, có những dự án nguồn vốn đầu tư phát triển đã giải ngân được trên 70% kế hoạch như: Dự án 2: 89,9%; Dự án 4: 79,7%; Dự án 5: 87,8%....

Cùng chuyên mục

Lửa đèn – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Mái nhà tranh. Bếp lửa. Ngọn đèn. Đó là những gì tôi nhớ nhất về làng quê và gia đình thời xa xôi. Tôi tin nhiều người cũng mang trong mình nỗi nhớ như thế. Mái tranh đấy chính là quê hương. Diễn đạt như thơ của Trần Đăng Khoa thì Mái gianh ơi hỡi mái gianh/Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương. Tuy nhiên, quê hương còn có rất nhiều cái rộng lớn đi vào...

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024: Quảng Bình có 1 nhà giáo đoạt giải ba

(QBĐT) - Sau gần 1 tuần đua tài sôi nổi, ngày 10/11, hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 do tỉnh Quảng Ninh đăng cai phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội tổ chức đã bế mạc.  Hội giảng được tổ chức từ ngày 4-10/11, với số lượng nhà giáo trình giảng và số đoàn tham dự lớn nhất từ trước đến nay, thu hút khoảng 3.000 người với 462 nhà giáo trình giảng,...

Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh “ngó lơ”

(QBĐT) - Qua công tác kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh lao động (VSLĐ) và phòng, chống bệnh nghề nghiệp (BNN) trên địa bàn tỉnh cho thấy, việc thực hiện công tác này của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX, KD) chủ yếu mang tính đối phó khi có đoàn kiểm tra, giám sát. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động (NLĐ),...

UBND xã Quảng Xuân “né tránh” nội dung công dân kiến nghị?

(QBĐT) - Liên quan đến vụ việc công dân phản ánh UBND xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) tổ chức đưa phương tiện ra san lấp, phá dỡ toàn bộ phần tài sản trên đất của công dân mà không hề có một văn bản nào gửi cho công dân mà Báo Quảng Bình đã phản ánh, mới đây, UBND xã Quảng Xuân đã có văn bản trả lời. Tuy nhiên, nguyên đơn cho rằng UBND xã Quảng Xuân đã...

Đề xuất giải pháp đổi mới chương trình đào tạo

(QBĐT) - Ngày 8/11, Trường đại học Quảng Bình (ĐHQB) tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng và đổi mới chương trình, giáo trình các ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay”. Tham dự có đại diện các sở, ngành và một số trường đại học trong cả nước. Hội thảo tập hợp 25 bài nghiên cứu của các giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại...

Cải cách hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

(QBĐT) - Trong 10 tháng năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Năm 2024, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch CCHC với chủ đề “Sắp xếp, tổ chức toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động...

Kết nối, phát triển thị trường khoa học và công nghệ

(QBĐT) - Sáng 7/11, tại TP. Đồng Hới, Hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP. Đà Nẵng tổ chức gặp mặt, kết nối phát triển thị trường KH-CN giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và Hội Doanh nghiệp Quảng Bình. Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Phó Giám đốc trung tâm Võ Đức Anh cho biết: Đà Nẵng và Quảng...

Quảng Bình có 1 giáo viên đạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương

(QBĐT) - Sáng 7/11, Trung ương Đoàn công bố danh sách 100 giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác Đoàn nhận giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024. Trong đó, tỉnh Quảng Bình vinh dự có 1 giáo viên nhận giải thưởng này. Đó là cô giáo Hoàng Thu Trang (SN 1989) là Bí thư Đoàn Trường THPT...

Hành trình bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng bản địa-Bài 2: Lối đi nào để nguồn gen quý không mai một?

(QBĐT) - Bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng bản địa đã khó, phát huy, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, thực sự là sinh kế bền vững cho người nông dân lại khó gấp nhiều lần. Bên cạnh tăng cường liên kết chặt chẽ giữa 3 “nhà” (Nhà nước-nhà nông-doanh nghiệp), vẫn rất cần những “đầu tàu” mạnh dạn, táo bạo đi trước thử nghiệm và các chính sách hỗ trợ dài hơi, có trọng tâm, trọng...

Hội thảo khoa học Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập IV, giai đoạn 2000-2020

(QBĐT) - Sáng 6/11, Ban Chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập IV, giai đoạn 2000-2020 tổ chức hội thảo khoa học bản thảo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập IV, giai đoạn 2000-2020.    Các đồng chí: Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Cao Văn Định, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất