Powered by Techcity

Người có duyên nợ với văn hóa dân gian Quảng Bình


(QBĐT) – Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Hoàng (sinh năm 1942), sinh ra và lớn lên ở quê hương Cảnh Dương (Quảng Trạch). Ông là người có nhiều duyên nợ với văn hóa dân gian Quảng Bình.

 

Kể từ khi công trình đầu tiên của thầy giáo Trần Hoàng và cộng sự được ra mắt bạn đọc là Truyện cổ dân gian Bình Trị Thiên (xuất bản năm 1987), đến hôm nay ông đã có 14 đầu sách liên quan đến văn hóa dân gian Quảng Bình. Đây là một trong những niềm vui và đề tài về Quảng Bình mà ông đã theo đuổi gần trọn đời mình.

 

Thầy giáo Trần Hoàng đã từng giảng dạy ở Khoa Ngữ văn, làm quản lý và giảng dạy ở Khoa Giáo dục tiểu học, Trường đại học Sư phạm Huế. Ông là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 1986, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên-Huế năm 1991, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên-Huế khóa I (1991-1993), Phó Tổng thư ký hội thời kỳ 1993-1997. Là người giảng dạy văn hóa văn học dân gian lâu năm nên ông có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm, nghiên cứu, điền dã văn hóa dân gian và hướng dẫn nhiều sinh viên đi vào con đường văn hóa dân gian đầy khó khăn và thử thách.

 

Lúc còn tỉnh Bình Trị Thiên, các công trình sưu tầm, nghiên cứu của ông và cộng sự, gồm có: Truyện cổ dân gian Bình Trị Thiên (năm 1987), Văn học dân gian Bình Trị Thiên (năm 1987), Ca dao dân ca Bình Trị Thiên (năm 1988). Sau khi tái lập tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, ông lại dành tình cảm, thời gian, cuộc đời của mình cho vùng đất Quảng Bình yêu dấu.

 

Ông từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất Quảng Bình, một miền quê đầy nắng gió và giàu truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Đến tuổi trưởng thành, tôi lại được làm nghề dạy học. Do đặc thù của nghề nghiệp, hơn 50 năm qua, rất nhiều lần tôi có dịp về công tác ở nhiều làng, xã từ Nam đèo Ngang đến TP. Đồng Hới, Hạc Hải, Bàu Sen… Những chuyến đi này đã giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết mới mẻ về quê hương, đất nước, từ thắng cảnh, cuộc sống đến truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương”.

 





Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Hoàng (người đứng giữa).
Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Hoàng (người đứng giữa).

Kết quả của những chuyến đi đó, ông đã làm nên những công trình liên quan đến văn hóa dân gian Quảng Bình rất có giá trị. Trong đó, sách viết chung có các cuốn, như: Quảng Bình di tích danh thắng (tập 1, năm 1990), Cảnh Dương chí lược (năm 1993), Văn học dân gian Quảng Bình (tập 1, năm 1996), Cụ Hồ ở giữa lòng dân (năm 2000), Những bài ca dâng Bác (năm 2010)… Sách viết riêng có: Quảng Bình thắng cảnh và văn hóa (Tìm hiểu và thức nhận) (năm 2007), Tìm về văn hóa-văn học dân gian một miền quê Trung bộ (năm 2000), Sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền làng biển Cảnh Dương (năm 2010), Ẩm thực vùng ven biển Quảng Bình (trước năm 1945) (năm 2011), Văn hóa dân gian Quảng Bình (năm 2014), Văn hóa dân gian các làng ven biển Bình Trị Thiên (năm 2018).

 

Là người con xa quê, ông luôn đau đáu một nỗi nhớ thuở ấu thơ khi còn ở quê nhà và nhớ nhất những câu hò ru em ngọt ngào với điệp khúc: Hò hẻ hò hè/bôồng bôổng bôông bôông như những nhịp võng đưa. Rồi những đêm trăng sáng cùng bạn bè chơi các trò chơi hú dê dê, đánh đáo, đi cà kheo… ở nơi sân đình. Những buổi theo bà, theo chị đi lễ chùa, đi xem bơi trải, nấu cơm thi cơm cần, đánh cờ người… khi mỗi độ Tết đến, xuân sang. Cứ như vậy, ngày một, ngày hai, văn hóa làng biển bên sông Roòn thấm dần vào tâm hồn, trí tuệ của ông.

 

Từ thuở nhỏ còn là cậu học sinh ở trường làng Cảnh Dương, thầy giáo Trần Hoàng đã được biết tới, thụ hưởng biết bao giá trị văn hóa do chính bà con ngư dân tạo nên. Chính vì vậy, khi xa quê lập nghiệp, ông cũng luôn dành khoảng thời gian quý báu để tìm hiểu, nghiên cứu về biển Quảng Bình. Ông thường hay nói, biển quê ông luôn cho quê hương con tôm, con cá, giếng làng quê cho dân bát nước ngọt lành, trường làng, văn hóa làng đã cho ông cái chữ, sự hiểu biết và giáo dục, bồi dưỡng ông cách sống, lối sống của một con người ở một vùng quê nổi tiếng là một trong những làng “Bát danh hương Quảng Bình”.

 

Trong quá trình nghiên cứu, ông vẫn thường nhấn mạnh rằng: “Các làng biển, làng thuần ngư, cũng như làng nông-ngư có một đời sống văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, trong các thành tựu, giá trị văn hóa của làng biển lại ẩn chứa rất nhiều sắc thái riêng, cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Những chuyến điền dã vùng này đã giúp cho tôi có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tư liệu quý về văn hóa các làng biển”.

 

Động lực để ông đến với văn hóa dân gian Quảng Bình là vì sống xa quê nhưng ông vẫn nhớ về quê mẹ với những tình cảm ngọt ngào, sâu lắng. Cứ mỗi lần về thăm quê, được sự khuyến khích, giúp đỡ của các thầy giáo cũ, bè bạn, bà con cô bác, xóm giềng đã tiếp thêm động lực để ông chuyên sâu tìm hiểu và lặng lẽ sưu tầm, ghi chép bao điều tốt đẹp về văn hóa làng quê, từ câu tục ngữ, ca dao, bài vè đến các lễ hội, các món ăn, về kiến trúc nhà, đình, chùa…

 

Mặc dù dạy học ở TP. Huế nhưng ông đã đi điền dã vùng ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế. Đây chính là cơ sở cho ông có thêm nhiều hiểu biết, tri thức mới mẻ về văn hóa dân gian các làng biển. Ví như việc đánh bắt cá tôm, làm muối, làm nước mắm, tục thờ cá Ông, lễ hội cầu ngư, bơi trải, lễ tế cúng khi thuyền xuất hành đầu năm, các câu hò kéo lưới, hò giã ruốc, hò hụi, hò khoan… đã giúp ông ngày càng nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc hơn những đặc điểm nổi bật và sắc thái riêng của dòng văn hóa do chính những người dân suốt đời gắn bó với biển khơi tạo nên và truyền lại cho đến ngày nay.

 

Mặc dù đã về hưu nhưng hàng ngày thầy giáo Trần Hoàng vẫn miệt mài bên bàn làm việc để xử lý tư liệu đã từng đi điền dã mà ông ghi chép ở hàng chục quyển sổ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên cộng tác với VTV8, Đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên-Huế để tham gia phỏng vấn, làm phóng sự, phim tài liệu về chân dung những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian vùng Bình Trị Thiên. Và cứ mỗi lần về thăm quê hương Quảng Bình khi trở lại TP. Huế, ông thường có thêm những câu chuyện kể, những bài ca dao mới sưu tầm được. Tất cả lại trở thành tư liệu quý để ông nghiên cứu, tích góp thêm cho đời, cho quê hương Quảng Bình nhiều công trình văn hóa dân gian có giá trị hơn nữa.

Trần Nguyễn Khánh Phong



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202407/nguoi-co-duyen-no-voi-van-hoa-dan-gian-quang-binh-2219264/

Cùng chủ đề

Khai mạc hội thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh

(QBĐT) - Sáng 5/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức khai mạc hội thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh (9/10/1974-9/10/2024). Đến dự hội thao có đồng chí Trần Quốc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn.  Hội thao đã thu hút trên 100 vận động viên đến từ các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; các Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi...

Hưởng ứng lễ phát động học sinh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

(QBĐT) - Ngày 5/10, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hưởng ứng lễ phát động học sinh, sinh viên (HS, SV) nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) năm học 2024-2025 và hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới-Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối...

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng

(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch đã có nhiều hoạt động thiết thực triển khai thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn, qua đó góp phần đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng. Ông Nguyễn Văn Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Bố Trạch cho biết: Thực hiện CVĐ, ngay từ đầu năm, hầu hết các ngành, đoàn thể và địa phương...

Để phát triển bền vững đàn dúi mốc lớn

(QBĐT) - Trước thực trạng trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt loài dúi mốc lớn-một loài vật làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Tuyên Hóa đã xây dựng mô hình nuôi dúi mốc lớn thương phẩm tại xã Sơn Hóa. Nhân rộng mô hình không những chủ động cung cấp bền vững con giống, nguồn...

Xây dựng thế trận lòng dân trên biên giới

15 năm là hành trình chưa dài nhưng đủ để cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 79, Binh đoàn 15 tạo nên những dấu ấn nổi bật ở địa bàn biên giới Tây Nam tỉnh Quảng Bình. Với sự chung sức của "bộ đội 79", tình hình quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, bản làng "thay da đổi thịt", đời sống nhân dân ổn định và phát triển.   Bản làng no ấm   Ngôi nhà của...

Cùng tác giả

Khai mạc hội thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh

(QBĐT) - Sáng 5/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức khai mạc hội thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh (9/10/1974-9/10/2024). Đến dự hội thao có đồng chí Trần Quốc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn.  Hội thao đã thu hút trên 100 vận động viên đến từ các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; các Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi...

Hưởng ứng lễ phát động học sinh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

(QBĐT) - Ngày 5/10, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hưởng ứng lễ phát động học sinh, sinh viên (HS, SV) nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) năm học 2024-2025 và hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới-Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối...

Đoàn kiểm tra của Tổng cục Khí tượng Thủy văn làm việc với tỉnh Quảng Bình về tình hình thực hiện các quy định...

(Quang Binh Portal) - Chiều ngày 04/10/2024, đoàn kiểm tra của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do đồng chí Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình về tình hình thực hiện pháp luật đối với công tác KTTV trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch...

Những chồi non vươn mình sau bão

TPO – Bão số 3 càn quét qua Quảng Ninh khiến hàng trăm nghìn cây xanh bị gãy, đổ, bật gốc. Lực lượng chức năng phải cắt bỏ cành bị hư hại để trồng lại. Sau 3 tuần, cây xanh trên nhiều tuyến phố ở Hạ Long đang bắt đầu ra chồi non xanh biếc.

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng

(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch đã có nhiều hoạt động thiết thực triển khai thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn, qua đó góp phần đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng. Ông Nguyễn Văn Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Bố Trạch cho biết: Thực hiện CVĐ, ngay từ đầu năm, hầu hết các ngành, đoàn thể và địa phương...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh

(QBĐT) - Sáng 5/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức khai mạc hội thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh (9/10/1974-9/10/2024). Đến dự hội thao có đồng chí Trần Quốc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn.  Hội thao đã thu hút trên 100 vận động viên đến từ các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; các Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi...

Xây dựng thế trận lòng dân trên biên giới

15 năm là hành trình chưa dài nhưng đủ để cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 79, Binh đoàn 15 tạo nên những dấu ấn nổi bật ở địa bàn biên giới Tây Nam tỉnh Quảng Bình. Với sự chung sức của "bộ đội 79", tình hình quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, bản làng "thay da đổi thịt", đời sống nhân dân ổn định và phát triển.   Bản làng no ấm   Ngôi nhà của...

Bế mạc tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ Quân đội nhân dân Lào

(QBĐT) - Chiều 4/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ Quân đội nhân dân Lào.   Sau hơn 1 tháng học tập và rèn luyện, 20 cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Khăm Muồn đã hoàn thành khóa tập huấn với kết quả 100% đạt khá, giỏi, trong đó có hơn 70% cán bộ đạt...

Đổi mới, năng động, sáng tạo, tập trung trí tuệ, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp

(QBĐT) - Tại hội nghị quán triệt các văn bản về chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tổ chức vào ngày 3/10, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có bài phát biểu...

Thông báo nhanh kết quả hội nghị Trung ương 10 và quán triệt các nội dung chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ...

(QBĐT) - Sáng 3/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII); quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch số 173-KH/TU của Tỉnh ủy, Hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại...

Mùa bão – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Đầu tháng chín, một siêu bão đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc của nước ta- cơn bão Yagi. Thường thì mỗi cơn bão sẽ được đặt cho một cái tên rất gợi nhớ như là Haiyan hay bây giờ là Yagi…nhưng có lẽ điều mà người ta nhớ lâu nhất không phải là những cái tên mà là những nỗi đau, những mất mát, thiệt hại to lớn mà những cơn bão để lại. Để thấy...

Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ với TP. Hồ Chí Minh

(QBĐT) - Ngày 2/10, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ giai đoạn 2023-2024. Dự hội nghị, về phía tỉnh Quảng Bình có đồng chí Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó...

Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025: “Dân chủ, công khai, công bằng, đúng luật”

(QBĐT) - Sáng 2/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND) năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025 do đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ Quân sự (HĐNVQS) tỉnh chủ trì. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy:...

Khi bài chòi “gõ cửa” trường học

(QBĐT) - Kể từ khi nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017, bài chòi trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, tạo nhiều điều kiện để lan tỏa đến với người dân, đặc biệt là lớp trẻ. Trong nỗ lực chung đó, bài chòi đã “gõ cửa” trường học như một tín hiệu vui để “tiếp lửa”...

Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” lần thứ VII

(QBĐT) - Sáng 1/10, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029 và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Tham dự đại hội có đồng chí Thiếu tướng Lương Hồng Phong, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; đại diện lãnh đạo Cụm thi đua Cựu chiến binh 6 tỉnh Bắc Trung bộ và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất