Powered by Techcity

Láng giềng gần – Báo Quảng Bình điện tử


(QBĐT) – Vào một ngày cuối xuân năm 1968, bà nội và ba tôi có việc đi vắng. Tôi ở nhà tha thẩn chơi bên mẹ. Mẹ tôi ngồi may nón trước cửa ngôi nhà hầm, kiểu nhà nền đào chìm dưới đất để tránh bom đạn Mỹ. Bỗng mẹ tôi ôm bụng đau quằn quại. Dù là một đứa trẻ, nhưng tôi nhận thức được mẹ đang chuyển dạ.

 

Bà tôi hay nói, mẹ khi sinh tôi nhanh lắm. Quả đúng vậy, mẹ tôi vừa ôm bụng mặt xanh tái, vừa nhìn tôi chỉ sang nhà bác láng giềng ở cách một cái hố bom. Tôi chạy chưa kịp đến cái hố bom thì đã nghe tiếng khóc oa oa. Tôi ngã sấp bên miệng hố bom, khóc thét. Bác gái láng giềng đang nuôi chồng ốm, vội chạy ra. Tôi vừa khóc vừa nói, mẹ cháu đẻ em! Một vụ “đỡ đẻ” bất đắc dĩ đã xảy ra, với “bà đỡ” là người đàn bà còm nhom, trên tay chỉ có cái kéo dụng cụ nghề nón và cuộn chỉ. Nhưng cuối cùng vẫn: “Mẹ tròn, con vuông”.

 

Bà tôi về, ôm lấy bác láng giềng vừa khóc vừa nói, đúng là: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần không có chị thì nhà tôi nguy khốn”. Tôi lần đầu tiên hiểu “trực quan” về câu tục ngữ này. Bởi bà tôi, dù mù chữ nhưng là cái “kho” của ca dao, tục ngữ hàng ngày.

 

Lại một câu chuyện khác. Năm 1971, nhà tôi đã chuyển về ở xóm Chùa. Ngôi nhà ba tôi mua lại vốn gốc nhà giàu, nên nền đất cao lắm. Trong khi láng giềng xung quanh nền rất thấp. Năm ấy mưa lớn, nhà nào cũng bị ngập lụt. Đặc biệt, có nhà một thầy giáo làng thấp nhất, nước đã lút chân giường. Trong khi vợ thầy đang ở cữ. Thầy cứ ra đứng bên hồi nhà, nước ngang thắt lưng, nhìn sang nhà tôi mắt ngấn lệ, miệng muốn nói điều gì đó…

 

Ba tôi hiểu ý, nhưng quay lại nhìn bà tôi ái ngại. Phong tục quê tôi, cho người khác ở cữ trong nhà là một điều đại cấm kị. Người càng cổ xưa càng kiêng cữ mạnh, nên bà tôi là một trở ngại. Rất đột ngột, bà tôi chỉ vào ba tôi nói lớn: “Láng giềng không cứu lúc ni thì cứu lúc mô? Mi không lo chạy sang còn đứng đó chi nữa?”. Ba mẹ tôi mừng lắm. Thế là ông thầy cõng vợ con, ba mẹ tôi chuyển nồi đất, than lửa sang. Ông thầy cứ ôm lấy bà tôi khóc. Bà lại bỏm bẻm nhai trầu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần, tui có việc chi không nhờ thầy trước thì nhờ ai? Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau mà!”.





Minh họa: Minh Quý
Minh họa: Minh Quý

Bà tôi với con cháu thì rất khắt khe, lễ giáo. Nhưng với láng giềng bà thường rất dễ dãi, luôn sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện không vừa ý. Một ông láng giềng có thói quen hay đào bụi, lấn đất, mẹ tôi bực bội lắm. Bà tôi trấn an, có lấn cả đời cũng chỉ nửa đường bừa là cùng. Đó là thói quen xấu, nhưng ông ấy có điểm tốt là nhiệt tình. Nhà mình neo người, họ hàng ở xa, lỡ khi cháy nhà, ốm đau, không nhờ ông ấy thì nhờ ai? Tình làng nghĩa xóm luôn là một thứ tình cảm rất thiêng liêng, họ là những người ở ngay cạnh chúng ta, dù có chuyện vui, buồn hay những lúc trắc trở thì họ cũng là người giúp đỡ chúng ta nhanh nhất.

 

Không chỉ những lời giáo huấn hàng ngày như vậy, mà cả “kho tàng” tục ngữ ca dao mà bà đọc, hát ru cũng ngấm sâu vào tâm trí anh em chúng tôi. Những câu nói về sự cần thiết phải gìn giữ tình cảm láng giềng: Bán anh em xa mua láng giềng gần; nước xa không cứu được lửa gần; hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau; dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng; nghe con, lon xon mắng láng giềng; cơm ăn chẳng hết thì treo/Việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng; đôi bên là kẻ thuộc quen/Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau…

 

Tuy nhiên, cũng có những câu ca dao nói lên việc khi tình cảm láng giềng bất ổn: Trăng lên khỏi núi trăng nghiêng/Ta muốn vui chung với bạn, sợ láng giềng mỉa mai; miệng lằn, lưỡi mối nào yên/Xa nhau cũng bởi láng giềng dèm pha; gà béo thì bán bên Ngô/Gà khô bán bên láng giềng…

 

Nhưng nào phải chỉ người Việt ta coi trọng quan hệ láng giềng. Nhờ đọc sách, tôi mới hiểu người nước ngoài cũng không kém: Một người láng giềng tốt là người mỉm cười với bạn qua hàng rào, nhưng không trèo qua nó-Arthur Baer; không có người nào đủ giàu có để sống mà không cần đến láng giềng của mình-tục ngữ Đan Mạch; đừng cười lúc nhà láng giềng của bạn đang cháy-tục ngữ Litva…

 

Còn nhớ cách đây 30 năm, tôi phá cái “lều” của mình để xây nhà cấp bốn. Thật bất ngờ, cả nhà bác láng giềng tự động chạy sang giúp. Thì ra phong tục ở quê bác ấy là vậy. Cứ hễ nhà nào có làm nhà là hàng xóm tự nguyện đến giúp, xong ai về ăn cơm nhà ấy. Săn được con thú, cả xóm đều được ăn.

 

Ngày nay, vùng tôi ở đã thành khu phố, nhà cửa sát nhau, ai cũng kín cổng cao tường. Nhà bác ấy tuy vẫn sống tình cảm láng giềng, nhưng cũng đã “giữ kẽ”, không gần gũi như xưa nữa.

 

Sống trong thành phố, đô thị ngày nay, có lẽ không phải ai cũng hiểu được, đúng nghĩa về cụm từ “tình làng nghĩa xóm” mà người Việt trước đây vẫn hay nhắc đến. Làng xóm đối với người Việt Nam là nơi sinh ra, lớn lên, có quan hệ đến việc hình thành tính cách của mỗi con người. Nói đến làng xóm là nói đến tình nghĩa, là để chỉ sự gắn kết, đùm bọc, chia sẻ với nhau, không chỉ trong quan hệ họ hàng, dòng tộc, mà cao hơn, là sự gắn kết cộng đồng. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã dần làm phai nhạt đi cái tình, cái nghĩa trong mối quan hệ hàng xóm với nhau.

 

Đó là những trăn trở khi tôi ngồi viết những dòng tản văn này.

Đỗ Thành Đồng



Nguồn

Cùng chủ đề

Ba vị tướng… những ân tình!

(QBĐT) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tướng Hoàng Sâm, ông nhận được rất nhiều tình cảm quý trọng, bao bọc, chở che của đồng chí, đồng đội và nhân dân. Ngoài tình cảm rất đặc biệt Bác Hồ dành cho tướng Hoàng Sâm thì giữa tướng Hoàng Sâm với Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và vị “tướng” tình báo Mười Hương cũng có những ân tình khó diễn tả hết bằng lời. Hai...

Lực lượng vũ trang học tập, noi gương người cộng sản kiên trung, mẫu mực

(QBĐT) - Quảng Bình được ví là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước, cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Theo thống kê của cơ quan Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, đến thời điểm này, tỉnh ta có 68 vị tướng Quân đội, Công an. Ở từng lĩnh vực khác nhau, các vị tướng của quê hương Quảng Bình đã đóng góp...

Nhớ Thiếu tướng Hoàng Sâm

(QBĐT) - Khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng đang phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Thiếu tướng Hoàng Sâm-Người Cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy quân sự tài năng, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình” thì ở xã Văn Hóa (Tuyên Hóa), người dân cùng bà con nội tộc cũng bồi hồi nhớ về người con ưu tú của quê hương… Họ Trần...

Tuyên truyền tấm gương đạo đức của Thiếu tướng Hoàng Sâm ở Quảng Bình

(QBĐT) - Thiếu tướng Hoàng Sâm thuộc thế hệ các nhà lãnh đạo tiền bối của cách mạng Việt Nam; là vị tướng đức độ, tài năng, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hoàng Sâm là bản hùng ca về tinh thần yêu nước, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý...

Ký ức mưa – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Những cơn mưa xối xả như trút hết nỗi niềm của trời đất. Mưa đuổi nhau rầm rộ như một cuộc hẹn hò, tụ họp lâu ngày. Mưa thăng hoa, ầm ĩ... Nước theo mưa lẫn vào đất cũng có cung có bậc. Có nơi ầm ào như thác lũ, có nơi tràn ứ rồi căng lên như một nỗi oan khuất mà ai đó phải gánh chịu. Có khi nghe mưa vào đất như một sự ấm...

Cùng tác giả

Các địa phương vùng cao chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng và xuất khẩu gỗ

Theo ông Lê Đức Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có trên 66.000ha diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ bản đã được giao cho người dân và chủ rừng. Để bảo vệ rừng, huyện Sơn Động giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cắm mốc ranh giới từng loại rừng, xử lý nghiêm vi phạm, duy trì hỗ trợ khoán...

Ba vị tướng… những ân tình!

(QBĐT) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tướng Hoàng Sâm, ông nhận được rất nhiều tình cảm quý trọng, bao bọc, chở che của đồng chí, đồng đội và nhân dân. Ngoài tình cảm rất đặc biệt Bác Hồ dành cho tướng Hoàng Sâm thì giữa tướng Hoàng Sâm với Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và vị “tướng” tình báo Mười Hương cũng có những ân tình khó diễn tả hết bằng lời. Hai...

Lực lượng vũ trang học tập, noi gương người cộng sản kiên trung, mẫu mực

(QBĐT) - Quảng Bình được ví là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước, cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Theo thống kê của cơ quan Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, đến thời điểm này, tỉnh ta có 68 vị tướng Quân đội, Công an. Ở từng lĩnh vực khác nhau, các vị tướng của quê hương Quảng Bình đã đóng góp...

Nhớ Thiếu tướng Hoàng Sâm

(QBĐT) - Khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng đang phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Thiếu tướng Hoàng Sâm-Người Cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy quân sự tài năng, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình” thì ở xã Văn Hóa (Tuyên Hóa), người dân cùng bà con nội tộc cũng bồi hồi nhớ về người con ưu tú của quê hương… Họ Trần...

Tuyên truyền tấm gương đạo đức của Thiếu tướng Hoàng Sâm ở Quảng Bình

(QBĐT) - Thiếu tướng Hoàng Sâm thuộc thế hệ các nhà lãnh đạo tiền bối của cách mạng Việt Nam; là vị tướng đức độ, tài năng, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hoàng Sâm là bản hùng ca về tinh thần yêu nước, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý...

Cùng chuyên mục

Nhớ Thiếu tướng Hoàng Sâm

(QBĐT) - Khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng đang phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Thiếu tướng Hoàng Sâm-Người Cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy quân sự tài năng, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình” thì ở xã Văn Hóa (Tuyên Hóa), người dân cùng bà con nội tộc cũng bồi hồi nhớ về người con ưu tú của quê hương… Họ Trần...

Ngược dòng sông Gianh – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Đọc “Ngược dòng Linh giang” (Tập Nghiên cứu, phê bình văn học-Nhà xuất bản Hội nhà văn của Trần Đình). Nói Linh Giang, không nhiều người am hiểu. Nhưng, nhắc tới sông Gianh, cả nước tỏ tường, nhiều người trên thế giới biết, mặc dù bản đồ 160km chiều dài con sông này không được trình lên ở Giơ-ne-vơ như sông Hiền Lương. Sông Gianh trầm mặc, mạnh mẽ và đau thương. Sông Gianh chảy nghiêng nghiêng giữa một...

Vũ điệu khỏe đẹp trên vùng cao

(QBĐT) - Để có thân hình khỏe đẹp, năm 2023, một nhóm phụ nữ ở thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa) đã thành lập nhóm nhảy dân vũ thể thao (DVTT) và đến tháng 5/2024, nhóm đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Shuffle dance Đồng Lê. Từ đó, vũ điệu khỏe đẹp ngày càng thu hút nhiều chị em vùng cao tham gia tập luyện… Ngày 2 buổi, từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút và...

“Người trong cõi nhớ” – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà biên kịch Lưu Quang Vũ từng viết: “Con người tồn tại ở ba cõi. Đó là thế giới của những người đang sống và cõi lặng im. Cõi thứ ba: Cõi của những người đang sống trong trí nhớ của người khác, những người không bị lãng quên…”. Có những người dẫu không còn hiện diện trên cõi đời thì vẫn luôn ở đó-trong cõi nhớ vô biên của những người đang sống.  Khi còn nhỏ, chỉ...

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

Ông cha ta đánh giặc: Nữ dân quân phục kích hạ máy bay địch

Ngày 10/11/1967, phân đội nữ dân quân xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh được trang bị 3 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, do Xã đội phó Phạm Thị Phú chỉ huy đã tổ chức trận phục kích tiêu diệt máy bay Mỹ, bảo vệ phà Quán Hàu và các đoàn xe của Quân giải phóng qua địa bàn xã Võ Ninh chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.   Sau khi nhận được thông báo của trên và...

Mang nặng ân nghĩa Quảng Bình

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân(QBĐT) - Cựu chiến binh, đại tá Hà Văn Sỹ quê ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông vốn là người lính Trường Sơn năm xưa, chiến đấu và trưởng thành trên đất Quảng Bình khói lửa. Ông là tấm gương về liêm chính, bền bỉ với những việc nghĩa ở cuộc đời. Ông thường tự...

Đẩy mạnh truyền thông, nhân rộng mô hình

(QBĐT) - Gia đình, với vai trò là tế bào của xã hội, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi. Nhận thức sâu sắc về điều này, tỉnh Quảng Bình đã xác định công tác gia đình là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược xây dựng đời sống văn hóa và phát triển xã hội bền vững. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn gặp phải không ít...

Chuyện làng – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - “Hồi đó đi học về là ra vườn chăm chút cải ngò, hành, tỏi, ngày ngày cần mẫn đo coi cây lớn được từng nào. Rồi mong chờ đến chủ nhật được nghỉ học sẽ theo mẹ đi chợ. Chợ làng nằm bên bến sông, có cây đa rất to quanh năm tỏa bóng. “Hàng hóa” mang theo là rau củ xanh mướt trong chiếc rổ tre, trong khi mẹ dạo chợ thì mình bày dưới gốc...

Cỏ lau miền nhớ – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Những ngày chạm đông. Heo may về se sắt, từng cơn gió thổi ngược như hắt thêm vào nỗi nhớ những người con xa quê bao nhiêu ngày xa cách. Tôi trở về làng, nơi rơm rạ bùn ruộng nuôi tôi từ tấm bé. Quê đón tôi bằng con đường men theo triền đồi bạt ngàn hoa lá. Tôi đưa mắt kiếm tìm những gì thân thuộc mà bao nhiêu năm qua mình xa cách, rồi vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất