Tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt Đề án phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 – 2025.Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mớiĐến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là “vàng xanh” giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ GTVT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.Trong 3 ngày (từ 17 – 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 và kiểm tra công tác chuẩn bị.Năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỷ đồng.Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 – 2025.UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn (Bình Định) với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.
Theo Đề án từ năm 2025 – 2030, tỉnh Quảng Trị đầu tư gần 180 tỷ đồng để phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; trong đó, năm 2025 tỉnh đầu tư trên 16 tỷ đồng để phát triển thêm 684 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 1.000 ha. Từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.
Theo đó, diện tích đã được rà soát, quy hoạch để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ thuộc địa bàn các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 179,7 tỉ đồng; trong đó kinh phí trung ương và tỉnh trên 74,8 tỉ đồng, kinh phí huyện gần 12,9 tỉ đồng, kinh phí doanh nghiệp và Nhân dân đối ứng trên 92,06 tỉ đồng.
Đề án cũng xác định rõ nội dung và các nhóm giải pháp thực hiện, bao gồm nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ gồm tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, cải tạo chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng đường giao thông nội đồng, xây dựng kiên cố hóa kênh mương.
Tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư hình thành các vùng sản xuất tập trung để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ; phát triển các hình thức liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp với nông dân; ưu tiên các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu lúa gạo; tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cải tạo đất; nghiên cứu chọn ra giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cao, kháng sâu bệnh và chống chịu với biến đổi khí hậu.
Thông qua đề án, các địa phương tập trung chỉnh trang đồng ruộng, hình thành các cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân ít nhất từ 1,2 – 1,5 lần so với sản xuất truyền thống.
Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, hướng tới mở rộng diện tích không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người mà còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời sẽ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững.
Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của đề án nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp mở rộng diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ.
Tính đến cuối năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên diện tích chứng nhận mới chỉ đạt 316,7 ha (đạt 31,7% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra); diện tích gieo trồng lúa hữu cơ chưa được chứng nhận 264,77 ha; diện tích gieo trồng theo hướng hữu cơ 724,53 ha.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-tri-phan-dau-den-nam-2030-toan-tinh-co-2000-ha-san-xuat-lua-huu-co-1734421274578.htm