Ngày 08/8/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án: phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với quan điểm phục hồi và phát triển du lịch Quảng Ninh nhanh, mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định vị thế của ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
Đô thị Quảng Ninh ngày càng hiện đại và thân thiện với môi trường (Ảnh: Internet)
Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch thực sự chuyên nghiệp, hiện đại, chú trọng chiều sâu, chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế, đóng vai trò vừa là điểm đến hấp dẫn, khẳng định thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao.
Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, hình thành nhiều sản phẩm du lịch đẳng cấp, khác biệt và độc đáo, có sức cuốn hút mạnh mẽ dựa trên các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các tài nguyên du lịch nổi bật khác; chú trọng phát triển du lịch quốc tế đồng thời với đẩy mạnh khai thác có hiệu quả du lịch nội địa; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và với các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội để phát triển du lịch.
Vịnh Hạ Long (Ảnh: Internet)
Theo đó mục tiêu là phục hồi nhanh và đẩy mạnh phát triển du lịch, xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và quốc tế, địa bàn trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, trung tâm nghỉ dưỡng giải trí cao cấp, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng đẳng cấp, thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao, liên kết hiệu quả với các hãng hàng không, tàu biển, các tập đoàn du lịch hàng đầu quốc tế; du lịch Quảng Ninh tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững và góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh.
Cụ thể đến năm 2024 du lịch Quảng Ninh phục hồi hoàn toàn, đón được ít nhất 16 triệu lượt khách du lịch, trong đó có ít nhất 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế. đến năm 2025 chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đón được khoảng 17,5 triệu lượt khách, trong đó có ít nhất 4,5 triệu lượt khách quốc tế.
Năm 2030 phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững, khẳng định vai trò là một trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu của quốc gia, phấn đấu đón được ít nhất 25,5 – 26 triệu lượt khách du lịch, trong đó có ít nhất 8,6 – 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế; tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2025 – 2030 đạt 10 – 11%/năm.
Về đóng góp của du lịch trong GRDP năm 2024, du lịch đóng góp trực tiếp 10 % – 11% vào GRDP, đến năm 2025, du lịch đóng góp trực tiếp 11% – 12% vào GRDP năm 2030, du lịch đóng góp trực tiếp 15% vào GRDP. Về xã hội năm 2024 phát triển du lịch tạo ra việc làm cho 195.000 – 200.000 lao động, trong đó có 65.000 – 70.000 lao động trực tiếp năm 2025 phát triển du lịch tạo ra việc làm cho 210.000 – 230.000 lao động, trong đó có 70.000 – 80.000 lao động trực tiếp năm 2030 phát triển du lịch tạo ra việc làm cho 405.000 – 410.000 lao động, trong đó có 130.000 – 140.000 lao động trực tiếp.
Về môi trường tôn trọng và bảo vệ, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy về quốc phòng, an ninh du lịch phát triển góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội./.
Dân Hùng