Sau sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3, điều lo lắng nhất của chính quyền địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là sinh kế của người trồng rừng. Bão số 3 đi qua để lại ảnh hưởng nghiêm trọng, phá vỡ quy hoạch quốc gia về rừng tại địa phương. Tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan là vấn đề không phải dễ dàng trong giai đoạn này.Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào Raglay có điều kiện làm ăn, vươn lên ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững và làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTSSau sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3, điều lo lắng nhất của chính quyền địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là sinh kế của người trồng rừng. Bão số 3 đi qua để lại ảnh hưởng nghiêm trọng, phá vỡ quy hoạch quốc gia về rừng tại địa phương. Tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan là vấn đề không phải dễ dàng trong giai đoạn này.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 24/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão TRAMI.Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất. Tính đến nay, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố Cao Bằng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS. Qua đó, Đại hội, hội nghị cấp huyện, thành phố cũng đã chọn cử đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024, dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2024.Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Hơn 10 ngày nay, người dân sinh sống ở các đường phố trong khu vực nội thị Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cảm thấy lo lắng, bất an khi tham gia giao thông. Bởi những chiếc xe ben chở đất phục vụ các công trình xây dựng chạy với mật độ dày đặc, náo loạn đường phố, gây bụi đất mù mịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.Một thời gian dài, những hủ tục, tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ người dân ở xã biên giới Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, là rào cản phát triển kinh tế – xã hội và gây mất đoàn kết trong cộng đồng thôn. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những hủ tục, tập tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ, cuộc sống mới nơi vùng biên đang từng ngày khởi sắc.Miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng với đặc quyền xem 5 kênh K+ chất lượng SD và trải nghiệm trên 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xài data thả ga không cần suy nghĩ, là những ưu đãi dành cho khách hàng MobiFone khi gia hạn, nâng cấp hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ từ nay đến hết năm 2024.Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.
Nỗi lo tái nghèo
Đã gần hai tháng sau cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại diện tích và mức độ thiệt hại của rừng, nhưng bước đầu xác nhận khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi. Rừng bị hủy hoại kéo theo sinh kế, cơ nghiệp của hàng chục nghìn hộ trồng rừng ở vùng DTTS ở Quảng Ninh.
Đứng trước cánh rừng keo gần 30ha gãy nát, ông Trịnh Hồng Quyết, xã Tân Dân (Hạ Long) xót xa đến thẫn thờ. Hơn 70% diện tích rừng keo của gia đình ông Quyết sắp đến kỳ khai thác chỉ còn lại những thân cây gãy gập đang dần khô héo. Cố gắng dựng lại những cây bạch đàn mới trồng ven suối, người đàn ông hơn 60 tuổi đau đáu suy nghĩ: “Mất hết rồi, chỉ có nợ ngân hàng là ở lại”…
Bà Trần Thị Vũ, 81 tuổi, người Sán Dìu, xã Đông Hải (Tiên Yên) ngậm ngùi: “Rừng nhà tôi được 3 đến 4 năm bây giờ gãy hết rồi. Giờ chỉ làm củi nên tôi cũng chẳng lên vác được, gãy như người chém. Tái nghèo phải chịu, thiên nhiên mà!”.
Hơn 18.000ha rừng bị thiệt hại trên địa bàn huyện Ba Chẽ cũng là nguồn thu nhập chính của hơn 96% dân số cả huyện. Ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: Trên 18.000ha thì chắc chắn phải trong vòng 2 năm, thì may ra mới trồng lại được. Hiện nay có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, số lượng cây giống chỉ khoảng trên 2 triệu cây, chỉ đảm đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha.
“Đây cũng là một khó khăn cho huyện nên chúng tôi đang báo cáo với tỉnh để phát triển thêm các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn; cũng như là ngoài địa bàn huyện, cố gắng đủ khả năng cung cấp cây giống cho bà con trồng trong 2 năm tới”, Phó Chủ tịch huyện Khiếu Anh Tú bộc bạch.
Bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành nông nghiệp Quảng Ninh với tổng thiệt hại lên tới 25.000 tỷ đồng, bằng một nửa ngân sách của tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Địa phương đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão bằng những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng.
Bài toán tạo sinh khí mới cho rừng
Cục Lâm nghiệp Việt Nam xác định 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc có thiệt hại về rừng sau siêu bão số 3, với khoảng 170.000 ha, trong đó 2/3 diện tích tại Quảng Ninh. Một số công ty lâm nghiệp gần như bị xóa trắng rừng trồng, rừng tự nhiên cũng ảnh hưởng nghiêm trọng; tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh giảm hơn 10%, quay về thời điểm những năm 1990 và cần khoảng 10 năm nữa địa phương mới có thể có nguồn cung gỗ và lâm sản như trước bão.
Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, diện tích rừng cần trồng mới có thể bằng cả nhiệm kỳ cộng lại. Do đó, tỉnh đã có những chỉ đạo, giải pháp đồng bộ để giúp người trồng rừng khôi phục sản xuất, đặc biệt là, trong những lĩnh vực liên quan đến vốn đầu tư; cũng như tiêu thụ những sản phẩm từ rừng hiện nay.
Nêu ý kiến về việc tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan, GS.TS Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và phát triển bền vững, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho rằng, trước tiên địa phương cần nhanh chóng đánh giá, thống kê được số liệu và mức độ thiệt hại của rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ để có biện pháp ứng xử khoa học ngay từ bây giờ. Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt, khả năng phục hồi chậm nhưng có ý nghĩa an sinh lớn nên cần tham khảo một số mô hình tiên tiến trên thế giới để tái thiết trồng rừng.
Từ thực tế cho thấy, nhận diện được những khó khăn, thách thức trong hồi phục kinh tế sau thảm họa thiên nhiên chỉ là bước đầu tiên, nhưng bước tiếp theo cũng vô cùng quan trọng là có những chính sách, cơ chế và sự hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-ninh-noi-lo-tai-ngheo-doi-voi-nguoi-trong-rung-1729756306274.htm