Dù đôi tay đã ít nhiều chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, không ít người dân trên địa bàn xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số. Với những nỗ lực ấy, họ không chỉ tự tin viết tên mình trên giấy mà còn biết tính toán và sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh.Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.Trong 10 ngày (từ ngày 25/11 – 4/12), Hội LHPN huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức tập huấn vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giải quyết một số vấn đề cấp thiết mà phụ nữ quan tâm năm 2024, tại các xã Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Đăk Rong, Lơ Ku, Krong và thị trấn Kbang.Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tây Ninh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng Bùi Công Hiếu, Nguyễn Văn Gia Huy, cùng 19 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Tiến, 21 tuổi, ngụ quận 11, TP. Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Minh, 23 tuổi, ngụ TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Với sự nhanh nhẹn thông minh của mình, anh Triệu Văn Phú, sinh năm 1985 Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lũng Slàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tiên phong phát triển du lịch cộng đồng ở bản làng làm gương để đồng bào Dao đỏ nơi đây học hỏi để phát triển kinh tế.Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang chỉ đạo tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến năm 2025”, phấn đấu đến hết quý III/2025, tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Văn Mạnh (SN 1993), trú tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút về các hành vi “Tàng trữ hàng cấm” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; Lê Thanh Vũ (SN 1995), trú TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về hành vi “Tàng trữ hàng cấm” và Phạm Ngọc Nam (SN 1993), trú tỉnh Bình Phước về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê. Nhiều nông dân Bắc Kạn kinh doanh thành công trên nền tảng số. Người trẻ giữ hồn văn hóa Chu Ru. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thông tin tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca xét nghiệm dương tính với sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi (TP. HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong).Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.Dù đôi tay đã ít nhiều chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, không ít người dân trên địa bàn xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số. Với những nỗ lực ấy, họ không chỉ tự tin viết tên mình trên giấy mà còn biết tính toán và sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh.Suốt 7 năm qua, chàng trai dân tộc Mông Sùng A Cải (32 tuổi) tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã kiên trì trên hành trình phủ xanh quê hương. Với mong muốn biến những mảnh đất, quả đồi trống, trơ trọi thành màu xanh của rừng cây, anh đang hiện thực hóa ước mơ “triệu cây xanh” để bảo vệ môi trường và thay đổi cuộc sống của đồng bào mình.Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Gọi tắt là Chỉ thị 40-CT/TW), tại tỉnh Đồng Nai, hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, góp phần tích cực cùng các cấp, ngành thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững.
Là xã vùng cao của thành phố Hạ Long, Đồng Lâm có 728 hộ dân với 2.775 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm đến 98,2%. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao. Đặc biệt, trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng người dân mù chữ hoặc tái mù.
Trước thực tế đó, Trung tâm học tập cộng đồng xã Đồng Lâm đã chủ động thành lập tổ, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, giáo viên đến tận thôn bản để thực hiện tuyên truyền, vận động người dân học lớp xóa mù chữ. Tuy nhiên, hầu hết học viên đều trong độ tuổi từ 18 đến 60 và là lực lượng lao động chính trong gia đình. Do đó, thời gian học tập cho lớp xóa mù chữ thường được các thầy cô, trung tâm sắp xếp vào buổi tối, từ khoảng 18 giờ 30 đến 21 giờ 30.
Ngoài ra, trong kỳ nghỉ hè, các giáo viên còn tranh thủ những ngày mưa khi học viên không thể đi làm để huy động tham gia lớp học đầy đủ.
Chị Triệu Thị Thanh, thôn Đồng Quặng, học viên của lớp xóa mù chữ tổ chức tại xã Đồng Lâm cho biết, trước đây vì gia đình quá khó khăn nên chị không có điều kiện để đi học. Do không biết chữ nên cuộc sống của chị gặp không ít khó khăn.
“Nhờ có cô giáo giúp đỡ, giờ tôi đã biết đọc, viết chữ và tính toán một số phép tính cơ bản. Các cô còn còn hướng dẫn sử dụng học trên điện thoại, tìm kiếm thông tin trên Internet nên thuận lợi hơn rất nhiều trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống”, chị Thanh trải lòng.
Nhiều học viên khác chia sẻ, sau khi học chữ, họ có thể hiểu thông tin cá nhân như giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế. Họ đã tự đọc được tên phòng ở bệnh viện và hiểu rõ quyền lợi khi nhận tiền chế độ. Vốn tiếng Việt phong phú giúp họ tiếp cận thông tin tuyên truyền và kiến thức khoa học dễ dàng hơn. Đặc biệt, những người phụ nữ biết chữ có thể dạy con cái kỹ năng sống, bảo vệ bản thân trong các độ tuổi hay diễn ra tình trạng tảo hôn hoặc nghỉ học giữa chừng.
Cô giáo Vũ Thị Thơm, giáo viên trường Tiểu học và THCS Đồng Lâm 1 chia sẻ: Việc dạy học đối với các học viên lớp xóa mù chữ không giống với dạy học cho học sinh khi ở trường. Các học viên ở lớp xóa mù chữ hầu hết đều lớn tuổi quanh năm chỉ quen với đồng áng và nói tiếng dân tộc nên việc tiếp thu với con chữ khá chậm so với các em học sinh. Vì thế, giáo viên đứng lớp phải thật tỉ mỉ, kiên trì thì các học viên mới nắm được con chữ, đánh vần, ghép chữ được. Điều thuận lợi khi dạy các học viên ở lớp xóa mù chữ là các học viên đều rất nghiêm túc, hăng say trong việc học.
“Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, ngoài việc dạy đánh vần, đọc, viết chữ và tính các phép tính cơ bản, chúng tôi để học viên tiếp cận dần công nghệ thông tin: hướng dẫn học viên tự rèn thêm cách đọc chữ trên You Tube, học toán ngoài biết tính trên giấy thì biết dùng máy tính, tính trên điện thoại nữa… Như vậy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều!”.
Ông Vũ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm cho biết: Trong những năm gần đây, việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho đồng bào vùng cao đang được ngành giáo dục và chính quyền các cấp tập trung triển khai. Tại xã Đồng Lâm từ năm 2022 đến năm 2024, tổng số đã mở 9 lớp xóa mù gồm 318 học viên. Cụ thể, năm 2022 (4 lớp với 175 học viên), năm 2023 (3 lớp với 48 học viên) và năm 2024 (2 lớp với 95 học viên).
Theo Chủ tịch xã Vũ Thanh Tuấn, nhìn lại quá trình tổ chức các lớp xóa mù chữ ở địa phương cũng không hề dễ dàng, bởi đa phần các học viên là những lao động chính trong gia đình, ban ngày vất vả mưu sinh trên nương ngô, tối về chăm sóc gia đình nên ai cũng ngại đi học. Sau khi rà soát số người chưa biết chữ, UBND xã đã chỉ đạo Trung tâm giáo dục cộng đồng phối hợp với phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, các trường học trên địa bàn, trưởng các thôn để mở các lớp xóa mù chữ cho người dân.
Xã cũng đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể đến từng hộ, gặp từng người tuyên truyền, vận động; phân công công chức phụ trách từng nhóm dân chưa biết chữ để vận động, giúp đỡ các đối tượng hoàn thành chương trình của lớp xóa mù.
Nhằm nâng cao chất lượng xóa mù chữ, Trung tâm giáo dục cộng đồng cũng đã phối hợp với các trường, lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm, hiểu phong tục tập quán, biết tiếng dân tộc, nhiệt tình tham gia giảng dạy. Nhờ đó, những học viên lớn tuổi mỗi khi đến trường không còn mặc cảm, tự ti, khắc phục khó khăn đến lớp theo học chữ.
Việc hoàn thành khóa học ở các lớp học xóa mù chữ giúp người dân xã vùng cao Đồng Lâm thuận lợi hơn trong giao tiếp và tự tin tham gia vào các hoạt động của thôn xóm; cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể thấy, từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ các thầy cô giáo trong việc tổ chức, triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ về công tác xóa mù chữ. Qua những lớp học đặc biệt mà thầy cô miệt mài gieo chữ đã và đang giúp nhiều người dân xã Đồng Lâm đọc thông, viết thạo, thắp lên cơ hội thay đổi cuộc sống mới.
“Đồng Lâm đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành 100% người dân trên địa bàn biết chữ từ mức độ 2 trở lên trong năm 2024”, ông Vũ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm khẳng định.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-ninh-hieu-qua-tu-cac-lop-xoa-mu-chu-o-xa-vung-cao-dong-lam-1732800436473.htm