Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPQuảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

NDO – Sau gần 5 triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện chặt chẽ, công khai đã tạo được uy tín với người tiêu dùng.

Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi từng bước nâng tầm, tạo được uy tín với người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi từng bước nâng tầm, tạo được uy tín với người tiêu dùng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 187 sản phẩm đạt 3 sao; 128 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP, trong đó có 21 doanh nghiệp với 22 sản phẩm, 33 hợp tác xã với 50 sản phẩm, 74 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh với 132 sản phẩm; đã xây dựng 13 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 6 điểm; xã hội hóa 7 điểm.

Hình thành sản phẩm đặc trưng địa phương

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, điểm nhấn của chương trình OCOP ở Quảng Ngãi là bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương như: hành tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng, rượu cần Ba Tơ, làng rèn Tịnh Minh, chổi đót Phổ Phong, trái cây Nghĩa Hành. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có chủ trương ưu tiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh làm tặng phẩm cho du khách, làm quà tặng trong các dịp lễ, tết, hội nghị, hội thảo; làm quà tặng cho đoàn viên công đoàn, bạn bè, người thân nên mang lại hiệu ứng tốt, giúp chủ thể bán được hàng hóa nhiều hơn.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 1

Hành, tỏi Lý Sơn, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Quảng Ngãi.

Cùng với đó, các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất kinh doanh đã thấy được lợi ích của chương trình OCOP nên rất hăng hái tham gia, từ đó sản phẩm OCOP Quảng Ngãi có chiều hướng tăng lên.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, 100% sản phẩm OCOP được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mã số mã vạch; 100% các sản phẩm OCOP 4 sao được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận thông thường hoặc được các tổ chức cho phép sử dụng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý như tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng. Ngoài ra, một số sản phẩm OCOP đã áp dụng thực hiện quy trình sản xuất VietGAP, chế biến và chế biến sâu đạt chứng nhận 5S, HACCP, ISO 22000, HALAL.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 2

Sản phẩm OCOP Quảng Ngãi đa dạng mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để mở rộng thị trường và tiếp cận người tiêu dùng, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ đưa 130 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi hoặc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm như tham gia các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, tiktok shop), mạng xã hội như Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp.

Điểm nghẽn của OCOP

Theo ông Nguyễn Thanh Hiên, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh, nhưng việc xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần sớm khơi thông.

Phân tích “điểm nghẽn” của chương trình OCOP, ông Nguyễn Thanh Hiên cho rằng, các cấp, các ngành có nhiều chính sách hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP nhưng nhiều chủ thể không tham gia, vì vậy sản phẩm sau khi công nhận OCOP chưa được thị trường tiêu thụ biết đến.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 3

Chương trình OCOP Quảng Ngãi còn nhiều “điểm nghẽn” cần sớm được khơi thông.

 

Quy mô, năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia chương trình còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm còn hạn chế. Nhiều chủ thể chưa đầu tư, mạnh dạn bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và trên các nền tảng ứng dụng khác.

Nhiều hợp tác xã, đặc biệt là những hợp tác xã nhỏ, gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để triển khai các công nghệ số. Hạ tầng công nghệ ở các vùng nông thôn đặc biệt các huyện miền núi còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng triển khai các giải pháp số.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào OCOP

Để tháo gỡ những điểm nghẽn nêu trên, theo ông Nguyễn Thanh Hiên cần phải nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ vào chương trình OCOP. Cụ thể, áp dụng công nghệ mã Qr code và các hệ thống quản lý thông tin để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng, minh bạch quá trình sản xuất, và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

Triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp giúp cải thiện giống cây trồng, vật nuôi và xử lý các loại chế phẩm sinh học để giảm thiểu sử dụng hóa chất. Các sản phẩm nông nghiệp như rau củ, trái cây, và các sản phẩm thủ công từ dược liệu địa phương cũng được cải thiện về chất lượng và năng suất nhờ công nghệ này.

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP ảnh 4

Ứng dụng khoa học công nghệ là ưu tiên hàng đầu của chương trình OCOP Quảng Ngãi.

Áp dụng công nghệ sấy khô, hút chân không, hoặc chiếu xạ để bảo quản thực phẩm lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ chế biến còn giúp tạo ra các sản phẩm phong phú hơn từ nông sản địa phương, từ đó gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP. Xây dựng thương hiệu và sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội và website để mở rộng thị trường và tiếp cận người tiêu dùng mới. Công nghệ marketing số cũng được triển khai để hỗ trợ quảng bá các sản phẩm OCOP, giúp các sản phẩm địa phương dễ dàng tiếp cận thị trường lớn hơn.

Đào tạo và nâng cao năng lực công nghệ chủ thể OCOP nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ, quản lý và tiếp thị đồng thời giúp họ làm quen với các công nghệ mới và tăng cường kỹ năng vận hành. Đồng thời, Nhà nước và các cơ quan quản lý hỗ trợ vốn, vay vốn ưu đãi cho các hợp tác xã đầu tư vào hạ tầng công nghệ và các giải pháp số. Điều này giúp giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện cho các hợp tác xã có thể tiếp cận các công nghệ mới.

“Bên cạnh ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, có lợi thế của từng vùng miền, tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có tiềm năng, các địa phương cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chương trình OCOP. Từ đó, góp phần tôn vinh các giá trị đích thực tốt đẹp của chương trình OCOP tới người dân; chia sẻ về cách làm hay, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa địa phương”, ông Nguyễn Thanh Hiên nhấn mạnh.

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Quảng Ngãi giám sát bến cá tư nhân, bốc dỡ hải sản trên biển

Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại Quảng Ngãi. Kiểm tra việc bốc dỡ thủy sản trên biểnCác...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Sáng 14/12, tại Hội VHNT tỉnh Quảng Ngãi, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029. NSNA Huỳnh Anh, Uỷ viên BCH phụ trách khu vực Nam Trung bộ...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 15/12, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng mừng giáng sinh và năm mới 2025

NDO - Cây thông ánh sáng – hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025  (Da nang X'mas - New Year Festival 2025)  – đã được thắp sáng tối 16/12, bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Cây thông ánh sáng cao 20m là một...

Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024

NDO - Năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định. Với tổng số lượt khách tham quan, du lịch ước đạt 9.200.000 lượt (tăng 83,9% so với năm 2023), Bình Định đã ghi nhận những con số ấn tượng, khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Định, năm 2024, lượng khách quốc tế...

An Giang cần xây dựng đề án phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh An Giang đón gần 9 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Trong năm 2025, tỉnh phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú ước đạt hơn 1 triệu lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch, trong đó, khuyến khích,...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất