Trang chủNewsThời sựQuảng Nam: Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình...

Quảng Nam: Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp?


Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa có đợt làm việc với các huyện miền núi về việc phân bổ vốn và tình hình giải ngân vốn các Chương trình MTQG. Qua làm việc, đại diện lãnh đạo tỉnh yêu cầu các địa phương phải có sự linh hoạt trong quá trình giải ngân vốn, bởi hiện nay một số địa phương có  tỷ lệ giải ngân để thực hiện các dự án, các tiểu dự án còn khá khiêm tốn.

Hạ tầng các huyện miền núi Quảng Nam được đầu tư nhờ nguồn vốn các Chương trình MTQG
Hạ tầng các huyện miền núi Quảng Nam được đầu tư nhờ nguồn vốn các Chương trình MTQG

Theo báo cáo mới đây của tỉnh Quảng Nam, năm 2024, tổng kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là gần 3.646 tỷ đồng. Trong đó, vốn năm 2022 – 2023 chuyển sang năm 2024 hơn 1.423 tỷ đồng và vốn bố trí năm 2024 gần 2.223 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế trong quý I, tỷ lệ giải ngân vốn của các chương trình chỉ đạt bình quân 5%, trong đó vốn đầu tư giải ngân đạt 6% và vốn sự nghiệp giải ngân đạt 4%.

Đơn cử như tại huyện miền núi Đông Giang, năm 2024, tổng nguồn vốn đã phân bổ thực hiện các Chương trình MTQG hơn 361 tỷ đồng/gần 370 tỷ đồng (vốn năm 2022 và 2023 chuyển sang gần 157 tỷ đồng đồng; vốn năm 2024 hơn 204 tỷ đồng), đạt 97,6% kế hoạch vốn. 

Tuy nhiên, tính đến gần cuối tháng 5/2024, tổng vốn đã giải ngân chỉ đạt 42 tỷ đồng/gần 370 tỷ đồng, đạt 11,44%. Trong đó, vốn đầu tư đã giải ngân gần 30 tỷ đồng/gần 192 tỷ đồng, đạt 15,61% kế hoạch vốn giao; vốn sự nghiệp đã giải ngân hơn 14,6 tỷ đồng/hơn 169 tỷ đồng, đạt 8,7% kế hoạch vốn giao.

Theo lãnh đạo UBND huyện Đông Giang, trong quá trình thực hiện phân bổ vốn và giải ngân, địa phương gặp một số khó khăn. Cụ thể, vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG không được phân bổ theo giai đoạn 2021-2025 mà phân theo từng năm, mức giao không ổn định nên khó cho việc chủ động tham mưu đề xuất kế hoạch các nội dung theo giai đoạn. Hơn nữa, mỗi năm phải trình các cấp nên tốn thời gian và thiếu tính liên kết dẫn đến tiến độ thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Nhiều mô hình kinh tế được triển khai từ nguồn vốn Chương trình MTQG ở Đông Giang
Nhiều mô hình kinh tế được triển khai từ nguồn vốn Chương trình MTQG ở Đông Giang

Đối với việc hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG về Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng gặp một số khó khăn. Nhiều dự án, nội dung các Chương trình MTQG có sự trùng lắp nội dung, đối tượng giữa các chương trình, chưa sát với yêu cầu thực tế dẫn đến vốn giao nhiều nhưng không thể thực hiện do không có đối tượng hoặc có đối tượng nhưng không đảm bảo điều kiện để hỗ trợ.

Còn tại Tây Giang, tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình MTQG đến nay chỉ đạt gần 21%. Cụ thể, năm 2024 tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc các chương trình (bao gồm kế hoạch vốn năm 2022 – 2023 chuyển sang) hơn 195,5 tỷ đồng. 

Tính đến ngày 20/5, địa phương đã phân bổ hơn 106 tỷ đồng, nhưng giải ngân chỉ được gần 31 tỷ đồng, đạt gần 16% kế hoạch vốn giao. Riêng nguồn sự nghiệp, tổng vốn được giao thực hiện các chương trình gần 119 tỷ đồng (trong đó hơn 51,5 tỷ đồng từ nguồn vốn kéo dài năm 2022 và 2023 chuyển sang) và chỉ mới giải ngân được gần 5%.

Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Mạc Như Phương, cho biết: Vốn kế hoạch năm 2024 chưa phân bổ còn khá lớn, khoảng hơn 89 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do vướng đất rừng hoặc quy hoạch đất rừng, một số dự án trong quá trình thẩm định chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở phân bổ vốn. Mặt khác, một số dự án mới được bổ sung nên cần thời gian khảo sát, lập hồ sơ dẫn đến tiến độ phân bổ vốn chậm.

“Về tỷ lệ giải ngân vốn thấp, nguyên nhân chính là không thể đấu thầu; một số nhà đầu tư, chủ thầu chậm hoàn thiện hồ sơ thanh toán khối lượng, thu hồi tạm ứng dẫn đến việc giải ngân thực tế thấp. Riêng với vốn sự nghiệp, hiện nay việc phân bổ vốn gặp khó khăn vì qua khảo sát, đánh giá một số mô hình hỗ trợ sản xuất đã triển khai chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Do đó cần thời gian đánh giá, rà soát cụ thể trước khi phân bổ để triển khai mô hình phù hợp”, ông Phương cho biết thêm.

Quảng Nam yêu cầu các huyện đẩy mạnh giải ngân vốn các Chương trình MTQG
Quảng Nam yêu cầu các huyện đẩy mạnh giải ngân vốn các Chương trình MTQG

Cũng tương tự, tại huyện Nam Trà My, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 thuộc Chương trình MTQG trên địa bàn huyện gần 158,5 tỷ đồng, đến nay giải ngân hơn 28,8 tỷ đồng (18,2%). Trong khi đó, kế hoạch vốn sự nghiệp năm 2024 hơn 137 tỷ đồng, đến nay giải ngân gần 3,4 tỷ đồng (2,47%).

Còn tại huyện Bắc Trà My, tổng các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các Chương trình MTQG năm 2024 trên địa bàn huyện gần 493 tỷ đồng. Tính đến 25/5, địa phương đã phân bổ các nguồn vốn gần 144 tỷ đồng, giải ngân được gần 46 tỷ đồng, đạt 9% (trong đó vốn đầu tư 12% và vốn sự nghiệp 5%).

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình MTQG thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện những phần việc, dự án và giải ngân vốn của các Chương trình. 

“Yêu cầu đặt ra đối với các địa phương là cuối tháng 6/2024 phải giải ngân hết nguồn vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023; cuối tháng 8/2024 giải ngân hết nguồn vốn của năm 2023; cuối tháng 12/2024 giải ngân hết nguồn vốn của năm 2024. Trong đó, ưu tiên tập trung giải ngân dứt điểm vốn ngân sách Trung ương, sau đó đến ngân sách tỉnh và tiếp theo là vốn đối ứng của ngân sách địa phương”, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Quảng Nam: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia





Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-nam-vi-sao-ty-le-giai-ngan-von-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-con-thap-1718078679504.htm

Cùng chủ đề

Quảng Nam điều chỉnh tiến độ Dự án Khu đô thị Trung Nam

UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị Trung Nam tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn để phát huy hiệu quả đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị Trung Nam tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc...

Hai bảo vật quốc gia ở xứ Quảng

Quảng Nam được xem như là cái nôi của nền văn hóa Champa với Kinh đô Trà Kiệu, khu đến tháp Mỹ Sơn, Phật Viện Đồng Dương, tháp Bằng An, khu tháp Chiên Đàn, khu tháp Khương Mỹ và hàng chục phế tích nằm rải rác ở các địa phương. Mãnh đất này luôn ẩn chứa trong lòng nó những món cổ vật giá trị thuộc văn hóa Champa. Bằng chứng là trong số 92 hiện vật được Thủ tướng...

Xã Quế An của tỉnh Quảng Nam hoàn thành 19/19 xã nông thôn mới

Có cuộc sống ổn định, người dân đã đóng góp công sức xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi diện mạo nông thôn, từ đó từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).Làng quê khang trangÔng Nguyễn Tuấn Hiền –...

Sau khu vui chơi cho bệnh nhi, hoa hậu Thùy Tiên tiếp tục mang điện đến vùng cao

Thùy Tiên chia sẻ: "Hy vọng sau khi có nguồn năng lượng mới, các em nhỏ sẽ có thêm hành trang vững chắc hơn trong tương lai"."Hiện tại dự án mới bắt đầu ở hai điểm trường tại Nam Trà My vì Tiên biết rõ tình hình địa phương và nhu cầu ở đây. Khi có điều kiện và nếu có địa...

Sức sống mãnh liệt nơi đại ngàn Trường Sơn

Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Pa Cô/Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú. Trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ Phóng sự - Duy Chí - Vũ Mừng - 21:52, 12/06/2024 Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách...

Các dân tộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững

Đại hội đã bầu Đoàn Đại biểu gồm 14 người đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024.Nhân dịp này, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tặng Giấy khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân; UBND huyện Tu Mơ Rông tặng Giấy khen cho 10 tập thể, 31 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện Chương trình hành động và Quyết...

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Thoát khỏi huyện nghèo trước hẹn

Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm này, UBND huyện A Lưới đã phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Kể từ khi triển khai, phong trào đã phát huy vai trò của Người có uy tín, trưởng thôn, trưởng Ban công tác Mặt trận trong công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ...

Cao Lộc (Lạng Sơn): Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV gồm 17 đại biểu và thông qua dự thảo Quyết tâm thư Đại hội, giai đoạn 2024 - 2029.Tại Đại hội, các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh, của Chủ tịch UBND huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác...

Cao Lộc (Lạng Sơn): Tổ chức hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV gồm 17 đại biểu và thông qua dự thảo Quyết tâm thư Đại hội, giai đoạn 2024 - 2029.Tại Đại hội, các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh, của Chủ tịch UBND huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác...

Bài đọc nhiều

Cục Thông tin đối ngoại: 16 năm một chặng đường vinh quang

Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) là đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), được thành lập ngày 13/6/2008, trải qua 16 năm hình thành và phát triển, Cục Thông tin đối ngoại đã không ngừng lớn mạnh và có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng và lĩnh vực thông tin đối ngoại của đất nước nói chung. Năm 2008, tình hình thế giới và...

Chưa có căn cứ khẳng định hồ tiêu, cà phê bị rút ruột tại cảng Cát Lái

Trước việc Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) gửi...

Hamas bác bỏ kế hoạch hòa bình Gaza của Mỹ

Ai Cập và Qatar cho biết họ đã nhận được phản hồi của Hamas về đề xuất do Tổng thống Mỹ Joe Biden vạch ra hôm 31/5, nhưng không tiết lộ nội dung. Trong khi đó, Israel cho biết phản ứng của Hamas tương đương với sự từ chối. ...

TPHCM tính dùng tàu cao tốc đưa khách đến sân bay Long Thành

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa cập nhật dự thảo báo cáo để lấy ý kiến các đơn vị liên quan về đề xuất 3 phương án kết nối đường thủy từ TPHCM đến Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).  Việc này nhằm tăng kết nối đến sân bay Long Thành (Đồng Nai) với TPHCM khi sân bay này này hoàn thành năm 2026. Phương án 1: Sử dụng tàu cao tốc để...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor Leste

Sáng 13.6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor - Leste. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ cùng nghị viện các nước ASEAN tham gia và đóng góp hiệu quả vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Tham dự...

Chính phủ họp chuyên đề pháp luật, thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Theo chương trình, phiên họp dự kiến xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 6 nội dung, trong đó có 3 dự án luật: Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; 3 đề nghị xây dựng luật, gồm: Luật Dữ liệu, Luật Phòng bệnh, Luật sửa đổi, bổ sung...

Cục Thông tin đối ngoại: 16 năm một chặng đường vinh quang

Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) là đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), được thành lập ngày 13/6/2008, trải qua 16 năm hình thành và phát triển, Cục Thông tin đối ngoại đã không ngừng lớn mạnh và có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng và lĩnh vực thông tin đối ngoại của đất nước nói chung. Năm 2008, tình hình thế giới và...

Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2024 sẽ diễn ra tại TP.HCM

Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM không chỉ là nơi đăng cai sự kiện Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2024, mà sẽ hưởng lợi từ các tri thức, thông tin mới về kinh tế xanh.     Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi tiếp ông Diminik Meichle - chủ tịch EuroCham - Ảnh: N.BÌNH Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chiều 11-6, ông Dominik Meichle, chủ tịch...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor – Leste

Tham dự cuộc tiếp về phía Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - ASEAN; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà...

Mới nhất

Một chú gà trống độc, lạ, quý được trả tới 14 tỷ đồng nhưng cô chủ xinh đẹp vẫn lắc đầu, vì sao?

Thông tin trên Bangkokpost, chị Bussarin Choeybanditthakul - người nuôi gà chọi ở Bang Phli, (Samut Prakan, Thái...

Tổng kết, trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 24

(Bqp.vn) -  Sáng 11/6, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng kết, trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 24. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.Các đại biểu tham dự buổi...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về các chương trình mục tiêu quốc gia

(MPI) – Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thiết lập Hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia”. ...

Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2024 sẽ diễn ra tại TP.HCM

Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM không chỉ là nơi đăng cai sự kiện Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2024, mà sẽ hưởng lợi từ các tri thức, thông tin mới về kinh tế xanh.     Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi tiếp ông Diminik Meichle - chủ tịch EuroCham -...

Khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch hồ Trị An

Ngày 11/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa...

Mới nhất