Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 – 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, hoạt động gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc, thả giống… để tái phục hồi sau bão số 3 diễn ra rất sôi động. Đặc biệt, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng đang “chạy đua” với thời gian để cấp phép mặt nước, các chính sách hỗ trợ cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp khi ủng hộ phao, giống thủy sản…“Tỉnh Trà Vinh cần nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…”. Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 29/11.Sáng 28/11, tại thành phố Hòa Bình, Ủy ban Dân tộc tổ chức Diễn đàn Điều phối lần 2 với chủ đề “Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 – 2030″. Ông Y Thông – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì diễn đàn.Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,11% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,53% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộCông an tỉnh Quảng Ngãi kết luận, không tìm thấy chất ma túy thường gặp trong 3.017 viên nén dạt vào bờ biển Quảng Ngãi.Từ 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê. Nhiều nông dân Bắc Kạn kinh doanh thành công trên nền tảng số. Người trẻ giữ hồn văn hóa Chu Ru. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 – 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Cùng tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị và Văn phòng thuộc Ủy ban Dân tộc.
Giai đoạn 2021 – 2025, Quảng Nam dự kiến bố trí 160 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng mô hình thôn NTM kiểu mẫu đối với 320 thôn. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách tỉnh là 500 triệu đồng/thôn. Ngoài ra, ngân sách cấp huyện và cấp xã đối ứng ít nhất 200 triệu đồng/thôn.
Từ năm 2022 – 2024, tỉnh đã phân bổ 138,5 tỷ đồng cho 320 thôn, đạt tỷ lệ 85% kế hoạch vốn của giai đoạn 2021 – 2025. Đến nay, cấp huyện cũng đã bố trí đối ứng hơn 56 tỷ đồng cho xây dựng thôn NTM kiểu mẫu.
Thời điểm này, Quảng Nam đã có 287 thôn trong tổng số 663 thôn phát động xây dựng thôn NTM kiểu mẫu được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 43,3%. Trong đó có nhiều thôn ở miền núi đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Điển hình như thôn Arâng, xã A Xan, huyện tây Giang. Đến nay thôn Arâng đã hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, trong đó các tiêu chí về đường giao thông, điện, nhà ở, môi trường, văn hóa – y tế – giáo dục, quốc phòng an ninh đạt tỷ lệ rất cao.
Nhờ xây dựng NTM kiểu mẫu, diện mạo Arâng đang đổi thay từng ngày. Những căn nhà tạm đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố trên mặt bằng thoáng rộng. Đường giao thông đã bê tông hóa, dẫn đến các khu dân cư, khu sản xuất. Cảnh quan môi trường thoáng sạch, cây xanh trồng dọc lối đi, không còn tình trạng gia súc thả rông, rác thải vứt bừa bãi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đánh giá cao những kết quả đạt được của các địa phương trong việc xây dựng mô hình thôn NTM kiểu mẫu. Đồng thời đề nghị ngành liên quan và chính quyền các cấp thời gian tới cần tập trung đánh giá lại thực chất quá trình xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Xây dựng kế hoạch phù hợp và linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện mô hình này. “Xây dựng thôn NTM kiểu mẫu phải có nét riêng, nổi bật của mỗi địa phương, vùng miền. Các cấp chính quyền phải tập trung hỗ trợ nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả, từ đó giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống…”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-nam-co-287-thon-dat-chuan-thon-nong-thon-moi-kieu-mau-1732868564179.htm