Trang chủKinh tếNông nghiệpQuảng bá Thức uống chính thức tại Hội nghị Paris qua Lễ...

Quảng bá Thức uống chính thức tại Hội nghị Paris qua Lễ hội Trà Đường Hoa năm 2024


Lần đầu Lễ hội Trà Đường Hoa được tổ chức quy mô lớn

Lễ hội Trà Đường Hoa là sự kiện văn hoá, xã hội, du lịch nhằm quảng bá thương hiệu trà Đường Hoa được huyện Hải Hà (Quảng Ninh) tổ chức thường niên kể từ năm 2018. Nhưng đây là lần đầu lễ hội được tổ chức với quy mô lớn.

Theo dự kiến ban đầu, Lễ hội Trà Đường Hoa năm 2024 được diễn ra hai ngày 14 và 15/9 tại cánh đồng chè thôn 8, xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 (7/9) nên huyện đã hoãn thời gian tổ chức.

Thời gian tổ chức được chuyển sang ngày 26 và 27/10 tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà. Lễ hội được tổ chức với 2 phần. Trong đó, phần lễ sẽ có các nghi lễ rước nước đầu nguồn, rước cây chè cổ thụ. Phần hội sẽ gồm nhiều hoạt động như: Giải đua xe đạp khám phá đồi chè và hồ Trúc Bài Sơn (xã Quảng Sơn), khai mạc không gian triển lãm giới thiệu sản phẩm trà và các sản phẩm OCOP ẩm thực của địa phương.

img

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra giải đua xe đạp khám phá đồi chè một số xã trên địa bàn huyện Hải Hà. Ảnh minh hoạ.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp về Hải Hà, đồng diễn dân vũ trên nương chè, trình diễn nghệ thuật pha trà, thi hái chè, trình diễn trang phục áo dài, giải chạy xung quanh đồi chè.

Cũng trong chương trình, huyện Hải Hà còn tổ chức Chung kết Hội thi giọng hát hay huyện Hải Hà lần thứ II – 2024 và nhiều hoạt động thể thao dân gian truyền thống như: Kéo co, đẩy gậy và khai mạc giải bóng chuyền hơi các Câu lạc bộ miền Đông.

img

Hoạt động thi hái chè thu hút nhiều người xem và tham gia. Ảnh: Nguồn huyện Đầm Hà.

Lễ hội được tổ chức nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực. Đây cũng là dịp để nâng cao chất lượng sản phẩm Trà Đường Hoa và các sản phẩm OCOP, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, sinh thái đồi chè, qua đó thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

Từng là thức uống chính thức tại Hội nghị Paris năm 1973

Cây chè Đường Hoa đã có lịch sử phát triển 60 năm tại vùng đất Hải Hà. Theo Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Long, năm 1963, trong nỗ lực tái cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của Nông trường, cây chè trung du lá nhỏ được đưa từ Nông trường Quân Chu (tỉnh Bắc Thái khi đó) về để trồng thử nghiệm. Từ 5.000m2 chè đầu tiên ấy, cây chè chính thức được trồng đại trà trong suốt chục năm sau đó.

Đất trồng chè ở Hải Hà là những chân đồi thấp, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, nắng gió hài hoà, có mạch nước ngầm và lớp mặt tơi xốp, đó là yếu tố để cây chè Đường Hoa có hương vị không lẫn vào đâu được.

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, hàng nghìn tấn chè Đường Hoa được chế biến và giao nộp cho Nhà nước nhằm phục vụ công nhân mỏ, nhân dân và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. 

Năm 1973, sản phẩm chè Đường Hoa của Hải Hà được Bộ Nông trường chọn làm sản phẩm mang đến Hội nghị Paris. Tại hội nghị này, cộng đồng quốc tế biết đến một thức uống của người Việt – chè Đường Hoa, đắng chát mà ngọt thơm, thanh thảo mà đượm vị, rất ôn nhu mà quyết liệt, khác biệt hoàn toàn với đồ uống phương Tây.

img

Đồi chè Đường Hoa xanh mát tốt tươi. Ảnh: Anh Tuấn (Phòng VHTT huyện Hải Hà).

Nổi tiếng là vậy, nhưng vùng chè ấy lại từng có một thời gần như bị xóa sổ. Đó là giai đoạn những năm 2014-2017, khi doanh nghiệp ngừng thu mua, giá chè xuống thấp, bà con đổ chè ra đường, hàng trăm hecta chè bỏ hoang, không ai chăm sóc, thu hái…

Ngoài ra, một số diện tích trồng chè bị người dân phá bỏ để trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích trồng chè toàn huyện Hải Hà lúc bấy giờ.

img

Cây chè Đường Hoa mang lại đời sống khấm khá cho người nông dân Hải Hà. Ảnh: Cấn Đình Loan.

Do đó, để giữ gìn và phát triển thương hiệu chè Đường Hoa, huyện Hải Hà đã triển khai đề án tổng thể phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, huyện Hải Hà hỗ trợ các mô hình đầu tư thâm canh diện tích chè kinh doanh theo quy trình VietGAP; dành nguồn lực cho sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng; chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ chế biến; khuyến khích trồng những giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh như Ngọc Thúy, Hương Bắc Sơn, Kim Tuyên…

Đồng thời, Hải Hà cũng tăng cường sự phối hợp giữa người trồng chè với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các cơ quan quản lý để tạo sản lượng và giá trị ổn định cho cây chè.

img

Việc sản xuất chè ở Hải Hà đã tạo sinh kế ổn định cho 2.000 hộ dân với trên 5.000 lao động ở Hải Hà. Trong ảnh: Các lao động địa phương đang làm việc tại cơ sở sản xuất chè Dũng – Nga. Ảnh: Sông Bùi

Nhờ đó, từ đầu năm 2017, việc tiêu thụ chè của Hải Hà đã có dấu hiệu được cải thiện, các doanh nghiệp đã xuất được số lượng lớn sang các thị trường Nga, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ…

Để tiếp tục nâng cao vị thế cây chè, địa phương tiếp tục triển khai Dự án tái cơ cấu lại ngành chè huyện Hải Hà giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, huyện Hải Hà khuyến khích người dân thâm canh chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến cho chất lượng cao, chú trọng khâu thu hoạch chè búp tươi, hình thành thói quen thu hái chè đạt tiêu chuẩn “1 tôm 2-3 lá”… Đến nay, toàn huyện hiện có gần 40ha chè có chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Huyện cũng có 3 cơ sở sản xuất chế biến chè quy mô lớn, 8 cơ sở vừa và nhỏ, 7 hộ sản xuất theo quy mô gia đình.

Với những nỗ lực từ chính quyền đến người dân và doanh nghiệp, thương hiệu Chè Đường Hoa nức tiếng một thời không chỉ là sản phẩm OCOP chủ lực huyện Hải Hà mà còn là 1 trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Quảng Ninh. Không chỉ xuất khẩu thô, các sản phẩm chè được chế biến tinh cũng đang ngày càng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.





Nguồn: https://danviet.vn/quang-ba-thuc-uong-chinh-thuc-tai-hoi-nghi-paris-qua-le-hoi-tra-duong-hoa-nam-2024-20241019090411051.htm

Cùng chủ đề

Chuyện tình cây và đất

Tây Nguyên nằm ở độ cao từ khoảng 600m đến 1.500m, có khoảng 2 triệu ha đất bazan màu mỡ - loại đất được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Với đặc tính màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, loại đất này tốt cho cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, điều. Cây cà phê xuất...

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng

Nằm ở độ cao 1.400m, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không chỉ được biết đến với khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn là nơi có 500ha chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ông Lường Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cho biết: "Thời gian tới, huyện tiếp tục quản lý, bảo tồn thật tốt những diện tích vùng chè, nguyên liệu chè Shan tuyết hiện có....

Chè Hải Hà thơm ngon, đậm vị nhờ trồng theo hướng hữu cơ

QUẢNG NINH Theo một số đơn vị trồng chè trên địa bàn huyện Hải Hà, nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, chè...

Món chè được bán 2 ngày trong tháng, nổi tiếng vì có tên gọi ‘bốc mùi’ ở TPHCM

Món chè vốn là đặc sản của người Hoa bất ngờ trở nên nổi tiếng, thu hút thực khách gần xa bởi sở hữu hương vị độc đáo cùng tên gọi 'bốc mùi', khó nghe. Tên gọi khó nghe Sáng mùng 1, tiệm chè của chị Nhật Bình ở phía trước chùa Phật Bà Quan Âm (phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM) đông đúc lạ thường. Thực khách đến đây để được thưởng thức món chè nổi tiếng, có cái...

Khai mạc “Lễ hội Trà Đường Hoa” năm 2024

NDO - Ngày 26/10, tại đồi chè ở thôn 8, xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã chính thức diễn ra "Lễ hội Trà Đường Hoa" năm 2024. Lễ hội Trà Đường Hoa 2024 được tổ chức quy mô cấp huyện với nhiều nội dung đặc sắc. Với không gian thiên nhiên xanh mướt của những đồi chè bạt ngàn, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan mà còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh sách mới nhất các trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025, thí sinh lưu ý

Đã có một số điều chỉnh trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025. Báo Dân Việt đăng tải thông tin mới nhất để thi sinh và phụ huynh chuẩn bị. ...

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Thầy cô mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm

Các giáo viên mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm tại nhà để tăng thu nhập chính đáng, thay vì phải 'lén lút', 'dạy chui' như hiện nay. ...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Tàu chở hàng bị chìm tại vùng biển Bình Định, trên tàu được xác định có 17.000 lít dầu diesel, cùng hàng hóa chủ yếu clinke. ...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Cùng chuyên mục

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Tàu chở hàng bị chìm tại vùng biển Bình Định, trên tàu được xác định có 17.000 lít dầu diesel, cùng hàng hóa chủ yếu clinke. ...

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông...

Hoàn thành công trình gần 200m đê bao chống sạt lở ven sông Vàm Cỏ Tây ở Long An

Công trình xử lý khẩn cấp sạt lở đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây, xã Mỹ Thạnh, UBND huyện Thủ Thừa (Long An) đã hoàn thành đưa vào sử dụng sau 3 tháng thi công. ...

Một trưởng làng của Thái Lan đến Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm 20 năm trồng lúa hữu cơ, “sống chung” với sếu

Đoàn nông dân tỉnh Buriam (Thái Lan) vừa có chuyến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhóm nông dân sản xuất lúa hữu cơ, nông nghiệp sinh thái tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). Tại đây, một trưởng làng của Thái Lan đã chia...

Mới nhất

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm. Ngày 21/12, hàng trăm người dân xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) từ các cụ già tới...

Sacombank sẵn sàng bước vào hành trình phát triển mới

Sau hơn ba thập kỷ bứt phá và không ngừng đổi mới sáng tạo, Sacombank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với tiềm năng tăng trưởng ấn tượng, sẵn sàng bước vào tuổi mới với bản lĩnh và vị thế vươn cao. Ngày 20/12/2024, Sacombank tổ chức Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập (21/12/1991 - 21/12/2024), vinh...

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng phát triển tốt hạ tầng để khai thác hiệu quả không gian vũ trụ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đà Nẵng cần phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hanh, xanh, hiện đại vàn thông minh, đặc biệt là để tập trung khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm. ...

Mới nhất