Trang chủNewsThế giớiQuan niệm không cần điều hòa của người châu Âu dần lỗi...

Quan niệm không cần điều hòa của người châu Âu dần lỗi thời


Người châu Âu từng tin rằng không cần lắp điều hòa do khí hậu ôn đới, nhưng quan niệm này dần thay đổi khi châu lục hứng chịu nắng nóng ngày càng gay gắt.

Khi Anh ghi nhận mức nhiệt cao nhất mọi thời đại hồi tháng 7 năm ngoái, một số người dân nước này vẫn sử dụng những cách giải nhiệt “cổ điển” như quạt giấy, khăn ướt và sử dụng nhiều đá lạnh.

Số còn lại cho rằng đã đến lúc nước Anh cần thay đổi. Giữa nắng nóng kỷ lục, họ sẵn sàng lắp điều hòa, thứ mà nhiều người châu Âu từ lâu coi là xa xỉ phẩm, không thiết yếu và đe đọa tới môi trường ở xứ ôn đới.

Công ty bán lẻ Sainsbury ở Anh hồi tháng 7/2022 ghi nhận doanh số bán điều hòa tăng 2.420% trong một tuần nắng nóng. Nhu cầu điều hòa cũng tăng mạnh ở London, đến mức danh sách chờ của các đơn vị lắp đặt kéo dài đến mùa thu.





Một phụ nữ sử dụng quạt giấy khi di chuyển bằng tàu điện ngầm ở London trong ngày nắng nóng 17/7/2022. Ảnh: Reuters

Một phụ nữ sử dụng quạt giấy khi di chuyển bằng tàu điện ngầm ở London trong ngày nắng nóng 17/7/2022. Ảnh: Reuters

Điều hòa phổ biến tại các văn phòng châu Âu, nhưng lại cực kỳ hiếm thấy ở nhà dân. Trong khi đó, 90% nhà dân ở Mỹ lắp các loại điều hòa khác nhau, theo dữ liệu điều tra dân số Mỹ. Giới chuyên gia, lãnh đạo châu Âu nhiều thập kỷ qua đã coi sự phụ thuộc vào điều hòa của Mỹ như “một ví dụ về thói tiêu xài hoang phí”.

“Nghiện điều hòa là căn bệnh phổ biến nhất và ít được chú ý nhất ở nước Mỹ hiện đại”, nhà kinh tế học Gwyn Prins ở Đại học Cambridge, Anh, từng cảnh báo trong một nghiên cứu năm 1992.

Theo khảo sát của tập đoàn điều hòa Inaba Denko, Nhật Bản, chỉ 3% hộ gia đình Đức có điều hòa, còn tỷ lệ ở Pháp và Đức là dưới 5%. Một lý do khác khiến mức độ sử dụng điều hòa ở châu Âu thấp là do khu vực này trong hàng chục năm qua hiếm khi trải qua những đợt nắng nóng khốc liệt và kéo dài như một số vùng của Mỹ.

Ngay cả trong những ngày nhiệt độ nhất, khí hậu ở Rome cũng không nóng ẩm như Seoul, Tokyo hay Washington. Ở Anh, nơi ngày mưa nhiều hơn ngày nắng, các ngôi nhà thường được xây để giữ ấm hơn là làm mát.





Một người phụ nữ che chắn dưới nắng nóng ở cầu Millennium, London, Anh hôm 18/7/2022. Ảnh: Reuters

Một phụ nữ trùm áo che đầu dưới nắng nóng ở cầu Millennium, London, Anh hôm 18/7/2022. Ảnh: Reuters

Nhưng trong hai thập kỷ qua, châu Âu trải qua những mùa hè ngày càng nóng, khi tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn. Những đợt nắng nóng dữ dội hơn, kéo dài và xuất hiện thường xuyên hơn khiến người dân, giới chức châu Âu trở nên cởi mở hơn với điều hòa, đặc biệt là khu vực phía nam.

Năm 2018, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ghi nhận số gia đình lắp điều hòa tăng vọt ở Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp cũng như khu vực miền nam nước Pháp. IEA khi đó dự đoán lượng điều hòa ở châu Âu tăng hơn gấp đôi, từ 110 triệu máy năm 2019 lên 275 triệu máy năm 2020.

Người châu Âu cũng dần chấp nhận thực tế rằng từ một sản phẩm bị coi là xa xỉ, điều hòa giờ đây có thể “cứu mạng người”. Năm 2003, đợt nắng nóng quét qua nước Pháp đã khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng, chủ yếu là người cao tuổi. Điều hòa sau đó được lắp đặt tại nhiều viện dưỡng lão để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương nhất.

“Mọi người bắt đầu nghĩ mùa hè sẽ nóng thường xuyên hơn, nên đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp lâu dài cho tương lai”, Mark Salmon, quản lý bán lẻ của Sainsbury, Anh, cho biết trong đợt cao điểm nắng nóng hồi năm ngoái, thêm rằng công ty đã nhận khoảng 300 cuộc gọi yêu cầu tư vấn mỗi ngày, so với 20 cuộc/ngày trong “mùa hè bình thường”.

Ông Salmon cho hay điều hòa khó lắp đặt ở các căn hộ thiên về giữ ấm ở Anh, nhưng không phải là bất khả thi. Các căn nhà ở Anh vẫn có thể lắp điều hòa tổng “với độ ồn tối thiểu”. Tuy nhiên, nếu căn hộ nằm trong khu vực “cần bảo tồn” hoặc nhà chung cư, chủ nhà sẽ phải xin rất nhiều loại giấy phép để có thể lắp điều hòa.

Trước khi lắp điều hòa ở những căn hộ kiểu này, chủ nhà phải xin giấy phép quy hoạch từ chính quyền địa phương. Giới chức sẽ phê duyệt tùy vào vị trí căn hộ và kích thước của điều hòa, cũng như xem xét về nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực đông dân cư.

Sau khi lắp đặt, điều hòa cũng thường xuyên được giới chức kiểm tra về mức độ tiết kiệm năng lượng, khả năng vận hành và khuyến cáo của nhà chức trách. Nếu chủ nhà không xuất trình được biên bản kiểm tra khi có yêu cầu, họ có thể đối mặt mức phạt 300 bảng (375 USD).

Tuy nhiên, việc người dân châu Âu lắp ngày càng nhiều điều hòa cũng đặt ra những câu hỏi về tính bền vững.





Một số căn hộ ở Madrid, thủ đô Tây Ban Nha bắt đầu xuất hiện điều hòa, năm 2022. Ảnh: Reuters

Điều hòa được lắp tại một số căn hộ ở Madrid, Tây Ban Nha năm 2022. Ảnh: Reuters

IEA đã cảnh báo về “cuộc khủng hoảng giải nhiệt” tiềm ẩn khi nhu cầu điều hòa vượt khả năng đáp ứng của lưới điện và các nguồn cung năng lượng khác. Trong đợt nắng nóng ở châu Âu năm ngoái, giới chức các nước đã yêu cầu người dân sử dụng ít năng lượng hơn do lo ngại về nguồn cung khí đốt từ Nga.

Điều hòa có thể tạo áp lực lên lưới điện bởi chúng có xu hướng được bật đồng loạt vào cùng một thời điểm, như lúc nóng nhất trong ngày. 10% lượng điện tiêu thụ toàn cầu đến từ các thiết bị làm mát như điều hòa, phần lớn điện năng này đến từ nhiên liệu hóa thạch.

“Điều hòa mang tiếng xấu vì lý do này”, Kevin Lane, chuyên gia phân tích năng lượng ở IEA, cho biết.

Có những lựa chọn mới hiệu quả và tiết kiệm năng lượng thay thế điều hòa, như máy bơm nhiệt. Ở các khu vực khí hậu mát mẻ, sóng nhiệt ngắn, những biện pháp như dùng mái nhà phản chiếu ánh nắng, cải thiện hệ thống thông gió có thể giảm nhu cầu dùng điều hòa.

Tuy nhiên, điều hòa được dự báo vẫn là một phần trong tương lai ở châu Âu. Cox, cư dân Pháp, cho rằng không thể đổ lỗi cho người châu Âu vì đổ xô mua sắm điều hòa khi nắng nóng. “Nhiều người nói đợt nắng nóng khủng khiếp năm 2003 chỉ xảy ra một lần trong vài thế kỷ. Nhưng 19 năm sau, nó đã quay lại”, cô nói.

Đức Trung (Theo Washington Post, Technology Review)




Source link

Cùng chủ đề

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. Ngày 14-11, Ủy ban châu Âu tuyên bố phạt...

Giới trẻ chụp ảnh, check-in với tòa nhà Pháp cổ đẹp như châu Âu ở Hà Nội

(Dân trí) - Lần đầu mở cửa đón khách tham quan, tòa nhà Đại học Khoa học Tự nhiên (trước là Đại học Tổng hợp) gây ấn tượng bởi lối kiến trúc Pháp độc đáo. Tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông (Hà Nội), tòa nhà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, là một trong những không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo tại Lễ hội thiết kế...

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Li Băng thiệt hại hơn 8 tỉ USD do xung đột

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 14.11 ước tính Li Băng đã thiệt hại hơn 8 tỉ USD về cơ sở vật chất và hoạt động kinh tế. ...

Israel bác cáo buộc của HRW về “tội ác chiến tranh” trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Bộ Ngoại giao Israel ngày 14/11 đã bác bỏ cáo buộc của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) rằng lực lượng Israel đã cưỡng bức di dời người dân Gaza và hành động đó bị xếp vào "tội ác chống lại loài người".

Ông Trump chọn ông Kennedy làm Bộ trưởng Y tế

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo đã chọn ông Robert Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. ...

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) vừa có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên, với phần lớn nguồn cung cấp được ưu tiên dành cho Ukraine.

Mới nhất

Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải...

“Công việc của Bộ hiệu quả chính phủ sẽ kết thúc chậm nhất vào ngày 2/7/2026 – Kết quả là một chính phủ tinh gọn hơn, hiệu quả hơn và ít quan liêu hơn - sẽ là món quà hoàn hảo tặng nước Mỹ vào đúng dịp Kỷ niệm 250 năm Ngày Độc lập. Tôi tin tưởng họ sẽ thành công!”, Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu trong một sự kiện.

Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán nếu ông Trump khởi xướng

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói Matxcơva sẵn sàng đàm phán chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine nếu ông Trump khởi xướng, nhưng kèm theo điều kiện. Ông Trump đã tuyên bố có thể chấm dứt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine trong 24 giờ - Ảnh: AFP Ngày 14-11, Đại sứ Nga tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ-APEC

Chủ tịch nước đánh giá hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng mở rộng và phát triển vượt bậc sau gần 3 thập niên bình thường hóa quan hệ và hơn 1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Chủ tịch nước chỉ rõ...

Nhóm của ông Trump lên danh sách “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc?

(Dân trí) - Các nguồn tin cho biết đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lập danh sách các sĩ quan quân đội sẽ bị sa thải. Ông Pete Hegseth (trái) được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Ảnh: Getty). Hãng tin Reuters ngày 14/11 dẫn 2 nguồn tin...

Mới nhất