Trang chủPolitical ActivitiesQuản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động...

Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học

(Chinhphu.vn) – Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học.
Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần đa dạng hoá các hình thức tôn vinh, quảng bá tác phẩm có giá trị, huy động sự tham gia của các hội văn học để xây dựng thể lệ, tiêu chí bắt nhịp được với thế giới – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, văn học Việt Nam trong nhiều năm qua đã phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; đồng thời, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Nhiều thế hệ nhà văn đã tạo ra các tác phẩm mang sứ mệnh gắn liền từng giai đoạn lịch sử, tiến trình phát triển của dân tộc; thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, con người Việt Nam.

Văn học Việt Nam hiện nay đã đạt được sự đa dạng về đội ngũ sáng tác và đề tài, cũng như phương thức sáng tác, đúng định hướng chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước đối với nền văn học nước nhà, khơi dậy và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đấu trang chống tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch.

Vai trò của lý luận, phê bình văn học đã được phát huy, tác động nhiều mặt tới hoạt động sáng tác, định hướng thị hiếu và nâng cao trình độ thẩm mỹ của công chúng. Công tác nghiên cứu có nhiều đổi mới, khoa học, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nền tảng lý thuyết, kinh nghiệm của thế giới.

Các trại sáng tác văn học, giải thưởng văn học đã góp phần kiến tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, tôn vinh những tác phẩm có giá trị.

Trong khoảng mười năm trở lại đây, các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn học đã đạt có những bước phát triển tích cực ở cả trong nước và ngoài nước; đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu văn học Việt Nam, văn hóa Việt Nam của bạn bè quốc tế, góp phần hoàn thiện bức tranh văn học rộng lớn của nhân loại.

Các tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Việt ngày càng phong phú về thể loại và đề tài, giúp người đọc Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn, sâu sắc hơn với văn học thể giới, đồng thời tạo điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới.

Đáng chú ý, không gian mạng đã tạo ra một phương thức công bố tác phẩm văn học mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ dàng tiếp cận, tăng cường quan hệ giao lưu giữa nhà văn, giới lý luận, phê bình và độc giả.

Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trao đổi về những chính sách quan ttrong trong phát triển hoạt động văn học – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ứng xử, quản lý hoạt động văn học phải đặc biệt tinh tế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về văn học còn bất cập, đặc biệt ở cở sở. Nhận thức về vai trò của văn học ở nhiều cấp lãnh đạo, quản lý còn chưa đầy đủ dẫn tới hiệu quả đầu tư cho văn học còn thấp.

Hoạt động văn học đang được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, như: Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện, Luật An ninh mạng, nhưng vẫn còn những hoạt động văn học chưa được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng, như: Giao nhiệm vụ, tài trợ cho sáng tác văn học, dịch tác phẩm văn học, giới thiệu, quảng bá văn học, cuộc thi, trại sáng tác văn học, cơ chế trưng cầu chuyên gia trong việc thẩm định các vấn đề phát sinh trong đời sống văn học, cụ thể hóa những hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn học…

Một số lĩnh vực trong sáng tác về các đề tài mang tính chính luận, công cuộc đổi mới, lịch sử và chiến tranh cách mạng chưa đạt được yêu cầu, kì vọng; thiếu những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật, có tầm vóc lớn phản ánh lịch sử và hiện tại của đất nước.

Các hoạt động phê bình, lý luận lĩnh vực văn học, tổ chức trại sáng tác văn hoá, công tác quảng bá văn học, dịch văn học, phổ biến văn học trên không gian mạng… còn không ít bất cập, tồn tại.

Đáng chú ý, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nêu thực tế từ nhiều năm nay chưa có một cơ quản lý nhà nước về văn học, nhất là trong phát hiện, xử lý, đấu tranh với các quan điểm sai trái trong văn học.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Nghị định về hoạt động văn học (Nghị định) nhằm tập trung một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy văn học phát triển: Cơ chế giao nhiệm vụ sáng tác văn học, lý luận, phê bình văn học; trại sáng tác văn hoạc; tổ chức cuộc thi, giải thưởng văn học; giới thiệu, quảng bá văn học; dịch văn học; phổ biến văn học đến công chúng, phát huy giá trị văn học Việt Nam.

Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học- Ảnh 3.

TS. Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tại cuộc họp, các ý kiến đã tập trung làm rõ cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, sự cần thiết ban hành Nghị định.

TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao việc soạn thảo Nghị định sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, toàn diện cho sự phát triển văn học nghệ thuật.

“Văn học là một lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, nên cách ứng xử, quản lý cũng phải đặc biệt tinh tế, dựa trên quan điểm xây dựng nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, ông Bùi Hoài Sơn trao đổi và cho rằng cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến phê bình, phổ biến, phát triển công chúng.

Bên cạnh đó, Nghị định cần tính đến những vấn đề mới liên quan đến hoạt động văn học, như: Văn học trên mạng, bảo đảm mọi người dân có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn học, nhất là những nhóm đối tượng yếu thế, sự xuất hiện của tác phẩm văn học do trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo…

Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Nghị định cần làm rõ trách nhiệm, tổ chức quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương trong hoạt động văn học – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tạo không gian thúc đẩy sáng tạo, phát triển văn học

Đánh giá cao quá trình soạn thảo Nghị định, Phó Thủ tướng cho rằng, trong quá trình xây dựng cần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn học; chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đang đặt ra với văn hóa nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Từ đó, Bộ VHTT&DL trao đổi với các cơ quan chuyên môn để xác định phạm vi điều chỉnh toàn diện các vấn đề về sáng tác, bảo vệ bản quyền tác giả, phê bình, lý luận; quản lý chuyển đổi số trong lĩnh vực văn học; các hình thức quảng bá văn học trên không gian mạng….

Về các nhóm chính sách, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định phải tạo không gian thúc đẩy sáng tạo, phát triển văn học, tạo cảm hứng cho các tác giả, trên cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị, giữ gìn giá trị văn hoá, thuần phong mỹ tục, gắn với sự phát triển của đất nước.

Đối với quy định tổ chức cuộc thi, giải thưởng, Phó Thủ tướng cho rằng cần đa dạng hoá các hình thức tôn vinh, quảng bá tác phẩm có giá trị, huy động sự tham gia của các hội văn học để xây dựng thể lệ, tiêu chí bắt nhịp được với thế giới, kết hợp bảo vệ bản quyền tác giả, như bảo vệ phát minh, sáng chế, bao gồm cả không gian mạng.

Bên cạnh hình thức trại sáng tác văn học, Phó Thủ tướng gợi mở những hình thức khuyến khích, hỗ trợ khác đối với tác giả văn học thông qua các hoạt động thông tin, đào tạo, tập huấn về lý luận chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

“Nghị định cần làm rõ trách nhiệm, tổ chức quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương trong hoạt động văn học”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị “đặt hàng” Hội Nhà văn Việt Nam để triển khai các hoạt động thúc đẩy lĩnh vực văn học; đồng thời có giải pháp thúc đẩy văn hoá đọc.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương làm rõ trình tự thủ tục xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020).

Bộ VHTT&DL cân nhắc tên gọi của Nghị định, phải bảo đảm tính bao quát nội dung, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể nhằm quản lý và phát triển văn học.

Minh Khôi – Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Hội An, Mỹ Sơn là di sản thế giới

(NLĐO) – Nhân kỷ niệm 25 năm được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, Hội An và Mỹ Sơn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Lan tỏa văn hóa sẻ chia

Làn sóng ủng hộ nghệ sĩ trong nước của giới trẻ đang bùng nổ, thể hiện qua các hoạt động bài bản, quy mô ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam qua ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(Tổ Quốc) - Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm "Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh" từ ngày 7-11/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nghị quyết 76/NQ-CP bổ sung làm rõ đối tượng tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ như...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phân khu chức năng cũng rõ ràng, bố cục chặt chẽ, đăng đối. Mặt bằng các...

Cùng chuyên mục

MobiFone được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024” với 5 thương hiệu sản phẩm xuất sắc

(Dân trí) - MobiFone vừa được vinh danh tại lễ công bố sản phẩm đạt "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam" lần thứ 9 với 5 thương hiệu sản phẩm nổi bật bao gồm: dịch vụ viễn thông, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone. Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), lễ công bố sản phẩm đạt "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024" đã diễn ra với chủ đề "Vươn mình tiến...

Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các...

(Bqp.vn) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương năm 2024. Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1...

Quý 3/2024, Tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024, Tập đoàn Manulife toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng khi Doanh thu phí bảo hiểm quy năm (APE) tăng 40%, Lợi nhuận cận biên từ hợp đồng bán mới (New Business CSM) tăng...

Mùa săn mây đẹp nhất trên đỉnh Fansipan

Từ tháng 11 là thời điểm săn mây tuyệt nhất trên đỉnh núi thiêng Fansipan với những luồng mây bồng bềnh, ảo diệu như chốn tiên cảnh. Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m so với mặt nước biển, đỉnh Fansipan - còn được mệnh danh "nóc nhà Đông Dương" - là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước khi sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của...

Mới nhất

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển...

Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8

Hơn 60 diễn giả hội tụ tại VSMCamp & CSMOSummit 2024, định hướng chiến lược bền vững cho cộng đồng Sales & Marketing Việt Nam. Ngày 22-23/11/2024, trường Đại học VinUni, Hà Nội hứa hẹn trở thành tâm điểm của cộng đồng Sales & Marketing khi Đại hội Sales & Marketing toàn quốc (VSMCamp) cùng Hội nghị cấp cao các...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt...

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế