Trang chủChính trịNgoại giaoQuản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu...

Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK

Trong 31 chỉ số đánh giá PEFA, Việt Nam đạt 4 điểm A, 8 điểm B và B+, 8 điểm C+, 11 điểm D và D+. So với các quốc gia trong khu vực tham gia đánh giá theo Khung PEFA 2016, Việt Nam có số điểm A và điểm B+ ở mức cao.

Quản lý tài chính công tại Việt Nam
Hội nghị công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) của Việt Nam.

Ngày 24/6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) của Việt Nam.

Báo cáo PEFA là khung đo lường hiệu quả hoạt động quản lý tài chính công, hỗ trợ quốc gia phát triển bền vững.

Đây là lần thứ 2 Bộ Tài chính Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và một số địa phương thực hiện báo cáo này, với sự giúp đỡ, đồng hành về kỹ thuật và tài chính của Ban Thư ký PEFA, Chính phủ Thụy Sỹ, Chính phủ Canada và Ngân hàng thế giới, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam.

Báo cáo PEFA lần đầu được thực hiện vào năm 2011 và công bố vào tháng 7/2013. Từ những vấn đề phát hiện và khuyến nghị cải cách nêu tại báo cáo PEFA 2011, hoạt động cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là về cải cách thể chế, với việc ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quản lý tài chính công; quy trình quản lý tài chính công ngày càng công khai, minh bạch; cơ sở dữ liệu, thông tin về tài chính – NSNN cũng kịp thời và đầy đủ hơn.

Báo cáo PEFA lần này bắt đầu được triển khai từ tháng 2/2021 và hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2024, dựa theo tiêu chuẩn đánh giá PEFA 2016. Kết quả đánh giá đã được các chuyên gia quốc tế từ Phái đoàn Liên minh châu Âu – EU, Tổng cục kinh tế nhà nước Thụy Sỹ – SECO, Ngân hàng thế giới (WB) thẩm định và được Ban Thư ký PEFA cấp chứng nhận “PEFA CHECK(đáp ứng các yêu cầu chất lượng của PEFA). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép công bố Báo cáo này.

Trong 31 chỉ số đánh giá PEFA, Việt Nam đạt 4 điểm A, 8 điểm B và B+, 8 điểm C+, 11 điểm D và D+. So với các quốc gia trong khu vực tham gia đánh giá theo Khung PEFA 2016, Việt Nam có số điểm A và điểm B+ ở mức cao (11/31 chỉ số), xếp sau Mông Cổ (16/31 chỉ số), Indonesia và Philippines (14/31 chỉ số), xếp hạng trước Myanmar, Campuchia, Đông Timor và Lào.

Kết quả đánh giá cho thấy, thời gian qua Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công và đạt nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện, đáng chú ý là: phạm vi ngân sách được xác định đầy đủ theo thông lệ quốc tế; kỷ cương kỷ luật tài khóa được tăng cường, nợ công giảm, quản lý ngân quỹ có tiến bộ, khả năng tiếp cận thông tin tài khóa của các tổ chức, người dân được cải thiện; hiệu quả sử dụng ngân sách từng bước được nâng cao…..

Mặc dù vậy, theo Báo cáo, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài chính công hiện nay cũng còn một số điểm yếu, cần có giải pháp xử lý phù hợp, trong đó phải chú trọng cải thiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm để đảm bảo tính tin cậy và khả năng tiên liệu của dự toán ngân sách; tăng cường minh bạch về tài chính công theo hướng cung cấp các thông tin tài khóa theo chuẩn mực Thống kê tài chính Chính phủ (GFS); báo cáo quản lý rủi ro tài khóa cần được cập nhật hằng năm và sử dụng để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính – NSNN trung hạn cũng như dự toán NSNN năm,…

Từ những điểm mạnh, điểm yếu và những khuyến nghị rút ra qua Báo cáo PEFA lần này; trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý tài chính công hiệu quả, minh bạch đã đề ra trong Chiến lược tài chính quốc gia đến năm 2030; thời gian tới Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tạn, hạn chế trong công tác quản lý tài chính công để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính – NSNN, đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.





Nguồn: https://baoquocte.vn/quan-ly-tai-chinh-cong-tai-viet-nam-dap-ung-cac-yeu-cau-chat-luong-chinh-thuc-duoc-cap-chung-nhan-pefa-check-276145.html

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính,...

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý Chi tiết bảng lương cơ sở của công chức, viên chức từ 1/7/2024 Lo ngại tăng giá trước cả tăng lương Chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương; tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành; tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu...

Giá xăng dầu được dự báo tăng 400-500 đồng/lít trong phiên điều hành tới

Ngay phiên giao dịch đầu tiên tuần qua, giá dầu tăng gần 2 USD lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Giá dầu leo dốc hơn 1% ở phiên giao dịch thứ 2 trước rủi ro địa chính trị leo thang ở châu Âu và Trung Đông.Giá dầu gần như đi ngang ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần. Phiên giao dịch cuối tuần, dầu trượt dốc khoảng 1%. Chốt tuần, giá dầu WTI đạt 80,59...

Ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị

Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét...

Xây dựng cơ chế đột phá cho dòng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị ban soạn thảo cho ý kiến dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, để thay thế luật số 69 năm 2014. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Nội vụ cảnh báo nguy cơ bạo lực, Tổng thống Macron gửi gắm “niềm hy vọng cuối cùng”

Ngày 24/6, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cảnh báo, nước này có thể chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự và bạo lực liên quan cuộc bầu cử của quốc gia Tây Âu.

Thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước. Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn...

TP. Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên năm 2024

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên và lớp 10 tích hợp năm 2024.

EU ‘chốt hạ’ sử dụng tài sản Nga; chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 14, thêm 116 cá nhân và tổ chức...

Ngày 24/6, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib tuyên bố, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc sử dụng thu nhập từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Chi tiết điểm chuẩn xét tuyển sớm của Đại học Đà Nẵng năm 2024

Ngày 24/6, Đại học Đà Nẵng công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT đợt 1 năm 2024 vào các trường thành viên.

Bài đọc nhiều

Sầu riêng Việt có thêm đối thủ mạnh; Anh tăng mua hạt điều nhờ lực đẩy UKVFTA

Sầu riêng Việt có thêm đối thủ mạnh cạnh tranh, Anh tăng mua hạt điều nhờ lực đẩy UKVFTA, Việt Nam lọt top 14 quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao nhất thế giới... là những tin xuất khẩu nổi bật từ 17-23/6.

Tại sao giá vàng miếng SJC đứng yên, chờ vàng nhẫn “đuổi sát nút”, thị trường tuần này sẽ có bất ngờ?

Giá vàng hôm nay 24/6/2024: Giá vàng trong nước dần ổn định, giá vàng nhẫn chỉ còn chênh với giá vàng miếng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Thị trường thế giới ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp kim loại quý đi lên. Các chuyên gia dự báo gì về giá vàng tuần này?

Ai bị thiệt nhiều nhất?

Theo chuyên gia Josep Maria Gomes, nhà phát triển kinh doanh quốc tế tại Phòng Thương mại Barcelona (Tây Ban Nha), người tiêu dùng vẫn là đối tượng bị tổn hại nặng nề.

Nhất trí tổ chức tham vấn về thuế quan, Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán

Ngày 22/6, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào và Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis nhất trí tổ chức tham vấn về thuế quan của khối đối với xe điện nhập khẩu do quốc gia Đông Bắc Á sản xuất.

Đầu tuần giảm nhẹ, liệu giá dầu có lập lại đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 24/6, đầu giờ sáng, giá dầu Brent và WTI đều giảm nhẹ. Tuần này, một loạt các dữ liệu kinh tế sẽ tác động đến sự tăng, giảm của giá dầu.

Cùng chuyên mục

EU ‘chốt hạ’ sử dụng tài sản Nga; chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 14, thêm 116 cá nhân và tổ chức...

Ngày 24/6, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib tuyên bố, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc sử dụng thu nhập từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Đầu tuần giảm nhẹ, liệu giá dầu có lập lại đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 24/6, đầu giờ sáng, giá dầu Brent và WTI đều giảm nhẹ. Tuần này, một loạt các dữ liệu kinh tế sẽ tác động đến sự tăng, giảm của giá dầu.

Thắt chặt đoàn kết và tinh thần cộng đồng

Ngày Gia đình ASEAN 2024 tại New York để lại nhiều ấn tượng đẹp, góp phần thiết thực củng cố hình ảnh và nâng cao nhận thức về Cộng đồng ASEAN.

EU quyết tâm bịt “lỗ hổng”, tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể “xoay mình” sang châu Á

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua vòng trừng phạt mới đối với Nga, lần đầu tiên nhắm vào ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) béo bở của nước này.

Giá tiêu hôm nay 24/6/2024, khan hiếm nguồn cung, giá trong nước có thể vượt đỉnh chu kỳ, đạt mốc cao nhất mọi thời...

Giá tiêu hôm nay 24/6/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 161.000 đồng/kg.

Mới nhất

Thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước. Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người,...

Ngắm đường Âu Cơ – Nghi Tàm sắp thông xe

Đối với đoạn từ chợ hoa Quảng An đến cuối tuyến, Ban QLDA Đầu tư các công trình giao thông Hà Nội cho biết: Trước 30/6, đội ngũ thi công sẽ thảm thô và rút cừ biện pháp 200m đầu tuyến (Hồng Hà, phía chợ hoa) và 200m cuối tuyến (Thuận An, giáp nút Lạc Long Quân).Công tác...

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phấn đấu giai đoạn 2024-2029 thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đạt 62 triệu đồng/người/năm

Đến năm 2029, Giồng Riềng phấn đấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng giá trị sản xuất của huyện huyện bình quân hàng năm đạt 6,5%; Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS 62 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5-1%/năm (trừ đối tượng bảo trợ xã hội), không còn nhà ở dột nát,...

Kỳ họp giữa năm của HĐND TP Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 1/7-4/7

Tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét, thông qua kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; công tác chỉ đạo điều hành của UBND TP 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm...

Mới nhất