Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng, cấm việc dạy thêm trong một số trường hợp…

Quản lý dạy thêm: Phải trị bệnh tại căn - Ảnh 1.

Học sinh đi học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Tuy nhiên những biện pháp này dường như chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, chứ chưa thực sự đi vào phần gốc rễ.

Để thực sự giảm thiểu những tác động tiêu cực của dạy thêm, cần một tư duy mang tính hệ thống, thay đổi cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục thay vì chỉ đơn thuần quản lý hiện tượng này.

Nhiều hệ lụy dạy thêm, học thêm

Dạy thêm và học thêm là một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt tại Đông Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế dạy thêm và học thêm mang lại một số tác động tích cực như nâng cao thành tích thi cử của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập bổ sung của một số đối tượng và tạo nguồn thu nhập thêm cho nhiều giáo viên.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó, dạy thêm và học thêm cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực như gia tăng bất bình đẳng giáo dục, gây áp lực tài chính lên các gia đình nghèo, tạo sức ép tâm lý lên học sinh, và biến nhà trường thành “đấu trường” trong cuộc đua thành tích nặng về “học để thi” hơn là xây dựng năng lực tư duy và sự phát triển toàn diện.

Như Albert Einstein nói đại ý: “Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề với cùng một suy nghĩ mà chúng ta đã sử dụng để tạo ra chúng”, vấn đề dạy thêm không chỉ là câu chuyện về việc học thêm ngoài giờ, mà còn là biểu hiện của những vấn đề sâu xa trong hệ thống giáo dục hiện tại.

Dạy thêm tồn tại và phát triển mạnh mẽ vì nó đáp ứng một nhu cầu thiết yếu mà hệ thống giáo dục chính quy chưa giải quyết được.

Một hệ thống giáo dục dựa quá nhiều vào thành tích thi cử, đặt nặng các kỳ thi quyết định như thi vào lớp 10 công lập hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, vô tình tạo ra áp lực cho học sinh và phụ huynh, khiến học thêm như một cứu cánh.

Việc này càng trầm trọng hơn trong bối cảnh số lượng trường lớp công lập ở thành phố không đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh, trường tư học phí cao, còn hệ thống trường nghề lại chưa đủ sức hút để trở thành con đường thay thế hấp dẫn.

Xã hội cần nhìn nhận rằng mỗi học sinh có một con đường phát triển riêng, bằng tốt nghiệp cấp trung học đều có giá trị sử dụng và có giá trị tương đương để học liên thông và thành công không chỉ nằm ở việc vào đại học hay đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Thay đổi cách thiết kế hệ thống giáo dục

Một giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề dạy thêm phải bắt đầu từ việc đặt câu hỏi: Tại sao học sinh lại cần học thêm? Câu trả lời thường xoay quanh áp lực thi cử, sự thiếu tự tin vào hệ thống giáo dục chính quy, và kỳ vọng xã hội về việc đạt điểm cao hoặc vào các trường danh tiếng.

Như vậy trọng tâm của giải pháp không phải chỉ nằm ở việc kiểm soát dạy thêm, mà cần thay đổi cách thiết kế hệ thống giáo dục để giảm thiểu áp lực này – trách nhiệm này thuộc ngành giáo dục cấp trung ương và địa phương. Trong đó cần tập trung cải cách các kỳ thi, chuyển đổi cách đánh giá học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học.

Để thay đổi, ngoài việc phải mở rộng quy mô, số lượng trường THPT công lập và tư thục còn cần xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện hơn, không chỉ dựa vào các bài kiểm tra kiến thức mà còn đánh giá kỹ năng mềm, khả năng tư duy và thành tích trong các hoạt động thực tế.

Các kỳ thi sáng tạo, bài kiểm tra dự án, hoặc đánh giá năng lực theo quá trình có thể là những bước tiến quan trọng để giảm bớt áp lực từ các kỳ thi truyền thống. Đặc biệt cải tiến cách đánh giá xét tuyển vào đại học.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào hệ thống giáo dục nghề và các lựa chọn thay thế cho con đường học vấn phổ thông truyền thống là một yếu tố then chốt. Hiện nay, tại Việt Nam, tâm lý chuộng bằng cấp và coi thường học nghề vẫn rất phổ biến. Tâm lý phân biệt giá trị bằng THPT và bằng trung cấp nghề còn phổ biến trong xã hội.

Vì vậy rất cần thay đổi thể chế để chỉ còn một loại bằng trung học có giá trị tùy theo nhu cầu sử dụng như hầu hết các quốc gia khác. Để khuyến khích học sinh và phụ huynh lựa chọn con đường học nghề cần nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và tạo điều kiện để học sinh học liên thông.

Khi hệ thống giáo dục nghề trở nên hấp dẫn hơn, áp lực dồn lên hệ thống trường công lập phổ thông sẽ giảm, từ đó giảm bớt nhu cầu học thêm để cạnh tranh vào học các lớp 10 công lập.

Cuối cùng, sự khác biệt giữa trường công lập và tư thục cũng cần được thu hẹp. Ở Việt Nam, các trường công lập thường được coi là lựa chọn hàng đầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu học thêm gia tăng. Trong khi đó, các trường tư thục hoặc dân lập chưa được đầu tư đủ để trở thành những lựa chọn thay thế đáng tin cậy do học phí khá cao và chất lượng chưa hẳn tốt.

Vấn đề dạy thêm không thể được giải quyết một cách triệt để nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc quản lý hiện tượng này. Thay vào đó cần một tư duy mang tính hệ thống, nhìn nhận dạy thêm như một biểu hiện của những bất cập lớn hơn trong hệ thống giáo dục.

Những cải cách sâu rộng từ xem xét lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chính sách thi cử, đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp, thay đổi nhận thức xã hội và nâng cao chất lượng, phát triển trường trung học, đổi mới thể chế giáo dục là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề.

Văn hóa “học để thi”

Một trong những vấn đề cốt lõi là cách thi cử hiện nay. Các kỳ thi mang tính quyết định, như thi vào lớp 10 công lập hay kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đặt nặng sự cạnh tranh và biến điểm số thành mục tiêu cuối cùng của giáo dục. Điều này không chỉ khiến học sinh căng thẳng mà còn thúc đẩy văn hóa “học để thi” và “dạy để thi”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/quan-ly-day-them-phai-tri-benh-tai-can-20250111081023652.htm

Cùng chủ đề

Chúc Tết sớm quân và dân đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn

Ngày 10, 11-1, đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đến thăm và chúc Tết chính quyền, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW

NDO - Ngày 9/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với 7 nhiệm vụ cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá...

Vị “thuyền trưởng” giữ “trái tim” ngành cơ khí Việt Nam

- Thưa Tiến sĩ Phan Đăng Phong, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã đạt được nhiều thành công, góp phần giảm nhập siêu, tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghệ. Ông nhận định như thế nào về quan điểm này? Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Tôi cho rằng đây là một nhận định rất...

Lãnh đạo MBBank: Trung Nam, Novaland vẫn đang trả nợ bình thường

Trả lời chất vấn cổ đông, lãnh đạo MBBank cho biết khoản nợ của Trung Nam và Novaland đều có tài sản đảm bảo gấp từ 2,5 - 3 lần dư nợ. Đồng thời hai khách hàng này vẫn đang trả nợ bình thường. ...

Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II

Chiều 9/1, Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sức khoẻ Nhân dân" lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Chiều 9/1, Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sức khoẻ Nhân dân" lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe Nhân dân" lần thứ II do Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chúc Tết sớm quân và dân đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn

Ngày 10, 11-1, đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đến thăm và chúc Tết chính quyền, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Lãnh đạo MBBank: Trung Nam, Novaland vẫn đang trả nợ bình thường

Trả lời chất vấn cổ đông, lãnh đạo MBBank cho biết khoản nợ của Trung Nam và Novaland đều có tài sản đảm bảo gấp từ 2,5 - 3 lần dư nợ. Đồng thời hai khách hàng này vẫn đang trả nợ bình thường. ...

Gen Z trước áp lực đồng trang lứa

Không ít gen Z luôn tự cho rằng bản thân mình kém cỏi, chẳng bằng ai khi so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Hậu quả là áp lực, căng thẳng, không thể thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực mà họ tự mang lấy. ...

Thí sinh cẩn trọng khi tham khảo đề án tuyển sinh đại học

Học khối C, D khó xét tuyển đại học? Trường quân đội tuyển sinh năm 2025 ra sao? Học quản lý đất đai có cơ hội việc làm không?... Nhiều học sinh băn khoăn tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp ở Nghệ An. ...

Vì sao có người ăn cay cực ‘siêu’, người không biết ăn?

Các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian để lý giải bí mật đằng sau khả năng ăn cay của con người. ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Hàng ngàn học sinh lớp 7 phải làm lại bài kiểm tra toán kỳ I nghi do sai sót trong đề thi

Hàng ngàn học sinh lớp 7 đang học tại các trường THCS trên địa bàn TP Thái Bình được thông báo hoãn kiểm tra môn toán học kỳ I, sẽ kiểm tra lại vào ngày 10-1 nghi do sai sót trong đề thi. Theo...

Phụ huynh bức xúc vì nhà trường chậm mua BHYT cho học sinh

Một số phụ huynh có con theo học tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn, Cà Mau) bức xúc vì nhà trường chậm trễ trong việc mua BHYT, dù họ đã nộp tiền từ đầu năm học. ...

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cùng chuyên mục

Thí sinh cẩn trọng khi tham khảo đề án tuyển sinh đại học

Học khối C, D khó xét tuyển đại học? Trường quân đội tuyển sinh năm 2025 ra sao? Học quản lý đất đai có cơ hội việc làm không?... Nhiều học sinh băn khoăn tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp ở Nghệ An. ...

Nóng với các kỳ thi thử vào lớp 10

Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 cam go, nhiều học sinh đã đăng ký nhiều đợt thi thử nhằm kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực. Các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý ôn tập cho phù hợp với yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như quy chế tuyển sinh THPT mới. ...

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ khó hơn năm trước

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những lưu ý đặc biệt với thí sinh về những thay đổi lớn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đặc biệt là độ khó của đề thi. ...

Gần 100 hiệu trưởng phải báo cáo giải trình, là những trường nào?

Hàng chục hiệu trưởng ở TPHCM phải giải trình, kiểm điểm liên quan đến mua sắm thực hiện các gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị. Vậy việc này xảy ra ở những trường nào?. Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (Bình Thạnh) phải làm báo cáo giải trình, lập danh sách cá nhân liên quan, thực hiện viết kiểm điểm đối với việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán chưa được bảo quản đầy đủ...

Cơ cấu lại tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Sau khi nhà nước có chủ trương chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TBXH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT. Theo dự thảo, Bộ GD-ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại...

Mới nhất

Giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày 11/01: Sát mốc 87 triệu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (11/01): Mỗi lượng vàng miếng tăng nửa triệu đồng mỗi lượng, giá vàng nhẫn đã vọt tăng mạnh lên mức 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng hôm nay Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 11/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một...

Ông Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Gen Z trước áp lực đồng trang lứa

Không ít gen Z luôn tự cho rằng bản thân mình kém cỏi, chẳng bằng ai khi so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Hậu quả là áp lực, căng thẳng, không thể thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực mà họ tự mang lấy. ...

Thí sinh cẩn trọng khi tham khảo đề án tuyển sinh đại học

Học khối C, D khó xét tuyển đại học? Trường quân đội tuyển sinh năm 2025 ra sao? Học quản lý đất đai có cơ hội việc làm không?... Nhiều học sinh băn khoăn tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp ở Nghệ An. ...

Mới nhất