Luật dữ liệu mới của Trung Quốc không cho nước ngoài tiếp cận dữ liệu nhận diện tàu thuyền (AIS) của Trung Quốc
Thứ Hai, 29/11/2021| 13:03Theo Reuters, hai luật mới của Trung Quốc chặn nước ngoài tiếp cận với dữ liệu AIS của các tàu thuyền do các trạm ven biển ở Trung Quốc thu thập.
Người dùng dữ liệu AIS ở một số nước phương Tây mới đây đã báo cáo lượng dữ liệu suy giảm mạnh, không phải do các tàu thuyền tắt tín hiệu AIS. Thay vào đó, có vẻ là các nhà cung cấp dữ liệu AIS của Trung Quốc đã ngừng cung cấp dữ liệu, tuân thủ theo Luật An ninh dữ liệu (DSL) và Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (PIPL) mới được Trung Quốc ban hành và có hiệu lực từ mùa thu năm nay.
Hai luật trên hạn chế truy cập từ nướ ngoài vào mọi dữ liệu “quan trọng” liên quan đến an ninh quốc gia và hạ tầng chủ chốt của Trung Quốc. Mức phạt đối với các công ty không chấp hành luật DSL rất nghiêm khắc, lên tới 1,5 triệu USD và đối với luật PIPL thậm chí còn nặng hơn.
Hai luật này mới ban hành và phần lớn phụ thuộc vào việc chúng được các cơ quan quản lý Trung Quốc diễn giải ra sao, tuy nhiên gần như ngay lập tức chúng đã gây ra sự gián đoạn sụt giảm trong nguồn cung cấp dữ liệu AIS của các trạm mặt đất ở Trung Quốc cho người dùng nước ngoài. Một công ty bán dữ liệu AIS của Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng đã ngừng bán cho các bên nước ngoài.
Công ty tư vấn VesselsValue có trụ sở ở Anh cho Reuters biết dữ liệu AIS họ nhận được trên các cùng biển Trung Quốc đã giảm tới 90%. Hai nguồn khác cho biết mức sụt giảm thấp hơn, khoảng 45%, tuy vậy vẫn là con số đáng kể.
Dữ liệu mặt đất AIS đóng vai trò quan trọng đối với việc theo dõi tàu thuyền, theo Dana Goward, cựu giám đốc Chương trình Nhận thức Vùng Hàng hải của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cho biết. Tín hiệu AIS của các tàu thuyền có thể thu nhận qua vệ tinh để bù đắp phần nào thiếu hụt dữ liệu do các luật mới ở Trung Quốc gây ra, tuy vậy, việc thiếu các dữ liệu mặt đất khiến độ tin cậy của dữ liệu giảm sút. Tại các bến cảng và luồng đường biển tấp nập của Trung Quốc, rất khó để vệ tinh thu tín hiệu chằng chịt từ khoảng cách xa.
Về an toàn hàng hải, sự thay đổi này sẽ ít ảnh hưởng do các tàu vẫn duy trì phát sóng AIS. Tuy nhiên, sự việc này sẽ khiến các nhà quan sát quốc tế khó khăn hơn rất nhiều trong việc theo vết các diễn biến ở các vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm các hoạt động bí mật và bất hợp pháp ở các vùng biển này. Theo chuyên gia Goward đánh giá “Đây là bước thụt lùi đáng tiếc cho việc minh bạch hàng hải quốc tế”./.
(Thu Hường)
Vì sao Châu Phi nên lo lắng trước các căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Với nhiều nước châu Phi, căng thẳng và bất ổn ở Đông Á có thể không thiết thân lắm, nhưng các tác động tiêu cực tiềm tàng của chúng đối với các tham vọng phát...
Chính sách kinh tế của Ấn Độ đối với Việt Nam
Kể từ khi Việt Nam- Ấn Độ nâng tầm quan hệ thành “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2016, quan hệ chiến lược hia nước đã tiếp tục phát triển về...
Ứng phó thế nào trước việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP
Ngày 29 tháng 9 năm 2021 Dominic Meagher, Giám đốc của Australasia Strategy Group. Ông đã làm việc tại và tại Trung Quốc và về Trung Quốc trong suốt 21 năm,...
Việt Nam kêu gọi vắc-xin và hành động về biến đổi khí hậu tại Liên hợp quốc
Cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề trung tâm tại Kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ). Thông điệp khẩn cấp về đại...
Việt Nam thu hút đầu tư của Sumitomo Nhật Bản vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Công ty thương mại Sumitomo (Nhật Bản) sẽ đầu tư vào một công ty trung gian lớn về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, hy vọng sẽ tung ra các dịch vụ số mới ở một...
Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên thăm Ấn Độ vào cuối năm nay
Đây sẽ là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4/2021.