Trước đó, vào đầu năm nay, chính quyền quân sự Niger đã chấm dứt thỏa thuận cho phép lính Mỹ hoạt động tại nước này. Sau đó, hai bên thông báo rằng việc rút quân của Mỹ sẽ hoàn tất vào giữa tháng 9.
Tháng trước, Mỹ đã bàn giao các căn cứ quân sự cuối cùng tại Niger cho chính quyền địa phương, nhưng vẫn còn khoảng hai chục binh sĩ Mỹ ở lại để thực hiện các nhiệm vụ hành chính liên quan đến việc rút quân.
Việc Mỹ bị buộc phải rút quân sau cuộc đảo chính ở Niger có tác động lớn đối với Washington, vì các căn cứ này trước đây được sử dụng cho các sứ mệnh chống khủng bố ở Sahel.
Trong khu vực này, các nhóm khủng bố liên kết với al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đang hoạt động, bao gồm cả nhóm Jama’a Nusrat ul-Islam wa al-Muslimin (JNIM), một tổ chức hoạt động tại Mali, Burkina Faso và Niger, và đang có ý định mở rộng sang Benin và Togo.
Niger trước đây được coi là một trong những đối tác cuối cùng của các quốc gia phương Tây trong khu vực Sahel. Mỹ và Pháp có hơn 2.500 binh sĩ trong khu vực, và cùng với các quốc gia châu Âu khác, đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào hỗ trợ và huấn luyện quân sự.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Niger đã dần rời xa các đối tác phương Tây, thay vào đó quay sang Nga để tìm kiếm sự hợp tác an ninh. Vào tháng 4, các huấn luyện viên quân sự Nga đã đến Niger để củng cố hệ thống phòng không của nước này.
Cao Phong (theo AP)
Nguồn: https://www.congluan.vn/quan-doi-my-hoan-tat-viec-rut-quan-khoi-niger-post312684.html