Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa và nghệ thuật đương đại, một trong những diễn giả của tọa đàm, nhìn nhận trong vòng 5 năm trở lại đây, lĩnh vực đầu tư văn hóa – các loại hình trình diễn nói chung và âm nhạc nói riêng rất khả quan. Bằng chứng là thành phố “nở nồi” với hàng loạt liên hoan, sự kiện âm nhạc phối hợp với các loại hình trình diễn khác, mà Lễ hội âm nhạc quốc tế TP.HCM lần 4 – HOZO 2024 đang diễn ra (tại Q.1) là một ví dụ điển hình.
Nghệ sĩ quốc tế Henry Lau và ca sĩ Hiền Thục biểu diễn tại đêm khai mạc HOZO 2024
Sự phát triển này đã tạo ra việc làm thỏa đáng – cho người lao động và người hưởng thụ các thành quả về tinh thần mà âm nhạc mang lại. Không chỉ vậy, điều này còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và kích cầu du lịch, đưa văn hóa – âm nhạc VN ra với bạn bè quốc tế, gợi tò mò cho những kỳ tiếp theo.
Các diễn giả cũng nhìn nhận, mục tiêu phát triển các ngành nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt âm nhạc từ đây đến năm 2030 tại TP.HCM hứa hẹn sẽ có những nở rộ đáng kinh ngạc nếu duy trì tốt hơn nữa nhịp điệu và thành quả hiện tại. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các sự kiện âm nhạc lớn mang tầm quốc tế.
Nguồn: https://thanhnien.vn/qua-ngot-tu-kinh-doanh-am-nhac-185241214205013198.htm