Powered by Techcity

Xây dựng yếu tố văn hóa hiện đại của con người Phú Yên

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng yếu tố văn hóa hiện đại của con người Phú Yên là việc làm xuyên suốt, cần được các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị chú trọng.

 

Hát múa chào mừng 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà thờ Bác Hồ. Ảnh: HÀ MY

 

Điểm cộng và mặt hạn chế của văn hóa truyền thống

 

Nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là địa bàn sinh sống nhiều thế hệ của hơn 30 dân tộc anh em; là nơi hội tụ, giao thoa các yếu tố văn hóa đồng bằng, ven biển, miền núi. Trải qua hơn 400 năm xây dựng và phát triển, những giá trị truyền thống, nét đặc trưng văn hóa trong con người Phú Yên đã được hình thành. Giá trị cốt lõi của văn hóa Phú Yên chứa đựng những giá trị chung của văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời mang đậm nét riêng của đất và người xứ Nẫu. Đến nay, bên cạnh những giá trị truyền thống của Việt Nam, về cơ bản người Phú Yên vẫn giữ được những giá trị văn hóa chung mang tính đặc thù của địa phương, có thể kể đến một số nét đặc trưng có tính phổ quát như: tính cộng đồng; tính giản dị, chất phác, thật thà; tính dung hòa.

 

Với đặc điểm là một vùng đất gắn liền với quá trình Nam tiến của dân tộc, tính cộng đồng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh nhà. Từ một vùng đất hoang sơ của buổi đầu khai hoang mở đất, lập làng, những con người từ nhiều cộng đồng khác nhau, với những xuất thân, tính cách khác nhau đến với mảnh đất này, cùng sống, chia sẻ, đón nhận và hòa hợp lẫn nhau để cùng trở thành thành viên của một quê hương mới với ước vọng về một cuộc sống hạnh phúc, phú cường, yên bình.

 

Tính cộng đồng đã hình thành người Phú Yên dù ở bất kỳ đâu cũng luôn đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, những biến động của lịch sử để tồn tại, bảo vệ và xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Tuy nhiên, tính cộng đồng đôi khi có thể dẫn đến việc hạ thấp vai trò của cá nhân, dễ dàng thỏa mãn, không dám bứt phá, không dám vượt qua những giới hạn thường thấy của cộng đồng đó. Vậy nên, thế hệ người Phú Yên mới cần phải là những con người biết vì cộng đồng, nhưng phải có chí tiến thủ, dám sống, dám nghĩ, dám làm, dám bày tỏ quan điểm, khát vọng của cá nhân.

 

Tính giản dị, chất phác, thật thà cũng là một trong những đặc điểm nổi trội trong hệ thống giá trị văn hóa tinh thần của người Phú Yên. Sự chân chất, mộc mạc của người Phú Yên thể hiện trong cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ thường ngày. Nhìn chung, đa số người Phú Yên ít chuộng hình thức, phô trương, xa hoa, lãng phí, mơ mộng về những phù phiếm. Sự mộc mạc, giản dị, bộc trực đã làm nên tình đất và người Phú Yên, nhưng chính những điều này đã kéo theo tính cứng nhắc, thụ động, ít đổi mới sáng tạo, bỏ qua những yếu tố mang tính thẩm mỹ, độc đáo, đột phá; đồng thời dẫn đến tâm lý dễ dàng thỏa mãn, thiếu tính cạnh tranh.

 

Một đặc trưng nữa có thể kể đến trong văn hóa, con người Phú Yên chính là tính dung hòa. Trải qua một quá trình di cư khai hoang, mở đất, lập làng, cộng cư với các dân tộc bản địa đã khiến người Phú Yên có khả năng tận dụng các điều kiện sẵn có; coi trọng xu hướng dung hòa, hóa giải, tiếp biến các yếu tố văn hóa; thích sự ổn định, bình yên.

 

Mặt tích cực của giá trị truyền thống này là điểm cộng cho khả năng làm việc nhóm và khả năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn nảy sinh. Nhưng chính tính dung hòa lại dẫn đến sự tùy tiện, thói quen đơn giản hóa, du di, dĩ hòa vi quý, e ngại va chạm trong đời sống sinh hoạt, làm việc.

 

Chính những yếu tố này khiến cho người dân Phú Yên vốn thích ứng với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời cảm thấy khó thích ứng với nhịp độ, quy trình, xu hướng lao động công nghiệp hiện đại; thậm chí gây ra hiện tượng thiếu sự phân định đúng sai rõ ràng, dễ bị vi phạm các quy tắc, luật lệ trong lao động, trong thương mại và các hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế.

 

Nhân rộng yếu tố văn hóa hiện đại

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ;… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý;… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm; Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”. Vì vậy, để xây dựng yếu tố văn hóa hiện đại của người Phú Yên, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời cần phải phê phán, đấu tranh bài trừ, triệt tiêu dần những yếu tố hủ hóa, cản trở, kìm hãm sự phát triển như tính dễ dàng thỏa mãn, thích an nhàn, dĩ hòa vi quý, tư tưởng tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, ganh tỵ, đố kỵ… Đồng thời phải tập trung xây dựng yếu tố văn hóa mới như tính cầu thị, ham học hỏi; phát huy tính năng động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm.

 

Để phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp, vận dụng phát triển những giá trị văn hóa hiện đại, bồi đắp, khơi dậy ý chí, khát vọng, phát huy năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, cùng cả hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức về các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, con người; phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người, sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền cần tăng cường tuyên truyền, tổ chức các cuộc vận động, phong trào xã hội, không ngừng bồi dưỡng, lan tỏa sâu rộng những cái tốt, cái mới, tiến bộ, làm cho cái cũ, cái xấu bị thu hẹp và dần mất đi trong đời sống.

 

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cần sớm ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tạo mọi điều kiện khơi dậy năng lực sáng tạo, đổi mới, ý thức tự chủ của mỗi cá nhân; kịp thời khuyến khích và bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đồng thời có chế tài để xử lý nghiêm những cán bộ sợ sai, không dám làm, hoặc làm vì vụ lợi cá nhân.

 

Xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện, gắn kết hài hòa các yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại là một quá trình lâu dài, cần thực hiện kiên trì với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, bền vững. Trong đó, cán bộ, đảng viên phải làm người tiên phong đi đầu trong nhận thức và hành động, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và thấm sâu vào suy nghĩ, máu thịt của mọi người dân Phú Yên, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh, động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, vì một Phú Yên phát triển nhanh, bền vững, yên định trong phú cường như khát vọng của các bậc tiền nhân khi đặt tên cho vùng đất này.

 

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cần phải đảm bảo giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các mối quan hệ xã hội, phát huy các giá trị cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển riêng có của mỗi cá nhân, gắn với việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

 

ĐẶNG HỒNG THÁI

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Nguồn

Cùng chủ đề

Thảo luận sâu về giải pháp phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 19/11, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 18 (đợt 1) dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa...

Phân loại rác tại nguồn cần có lộ trình phù hợp

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Phóng viên Báo Phú Yên phỏng vấn PGS.TS Trần Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Trường đại học Khoa học Huế, cố vấn kỹ thuật Chương trình thành phố...

Tránh quá ôm đồm chức năng cho đường sắt tốc độ cao, dễ dẫn đến lãng phí

Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và...

Tài trợ 250 triệu đồng cho công tác an sinh xã hội ở các đơn vị ngành Giáo dục

Ngày 20/11, đại diện BIDV Phú Yên cho biết: Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), đơn vị đã tổ chức trao tài trợ an sinh xã hội cho một số đơn vị trong ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh.   Cụ thể, BIDV Phú Yên trao tài trợ cho Trường đại học Phú Yên, Trường cao đẳng Y tế...

Tổ chức hành quân về nguồn “Vũng Rô – Hào khí tuổi trẻ”

Ngày 19/11, tại Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa), Tỉnh đoàn tổ chức chương trình hành quân về nguồn “Vũng Rô - Hào khí tuổi trẻ” nhân kỷ niệm 60...

Cùng tác giả

Thảo luận sâu về giải pháp phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 19/11, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 18 (đợt 1) dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa...

Phân loại rác tại nguồn cần có lộ trình phù hợp

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Phóng viên Báo Phú Yên phỏng vấn PGS.TS Trần Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Trường đại học Khoa học Huế, cố vấn kỹ thuật Chương trình thành phố...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025). Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Trùng...

Tránh quá ôm đồm chức năng cho đường sắt tốc độ cao, dễ dẫn đến lãng phí

Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và...

Tài trợ 250 triệu đồng cho công tác an sinh xã hội ở các đơn vị ngành Giáo dục

Ngày 20/11, đại diện BIDV Phú Yên cho biết: Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), đơn vị đã tổ chức trao tài trợ an sinh xã hội cho một số đơn vị trong ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh.   Cụ thể, BIDV Phú Yên trao tài trợ cho Trường đại học Phú Yên, Trường cao đẳng Y tế...

Cùng chuyên mục

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất