Powered by Techcity

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ


Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.

 

Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm bãi Mù U, bãi Lách, bãi Ngà, bãi Chùa, bãi Hồ, bãi Chính, bãi Lau, bãi Bàng, bãi Nhãn, Mũi Yến, Mũi Điện và Hòn Nưa.

 

Ô Rô xưa

 

Theo những cụ cao niên, tên thuở xưa của Vũng Rô là Ô Rô theo tiếng Chăm. Nhưng nhiều người cho rằng, vì nơi đây cây ô rô, cóc kèn – loại cây thân thảo, thấp, lá tròn, cành nhánh um tùm, thân từ gốc lên ngọn nhiều gai, mọc ken dày trên các bãi nên có tên là Ô Rô.

 

Vịnh Vũng Rô ba bên đều có núi cao bao bọc, che chắn. Nơi đây quanh năm khí hậu trong lành, sóng êm, biển hiền hòa.

 

 

Nơi những con tàu Không số neo đậu cách đây 60 năm. Ảnh: XUÂN HIẾU

 

 

Đứng trên đèo Cả nhìn xuống, vịnh Vũng Rô xanh thăm thẳm hiện ra giữa mênh mông đất trời, như một hồ nước khổng lồ biếc xanh và phẳng lặng. Phía Đông là Hòn Nưa, giáp với biển Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa) chắn gió từ ngoài khơi; giữa Hòn Nưa và Mũi Yến là cửa ngõ ra vào của tàu thuyền.

 

Đường sắt Bắc Nam chạy vắt qua một phần phía Tây dưới chân đèo Cả với những đường hầm quanh co, dài, ngắn nối tiếp nhau. Ngồi trên tàu, hành khách có thể phóng tầm mắt qua ô cửa để ngắm vẻ đẹp của Vũng Rô.

 

Những năm 1990 trở về trước, khi Vũng Rô còn hoang sơ, vịnh Vũng Rô chỉ là nơi khai thác hải sản của ngư dân địa phương và một số tỉnh lân cận, là nơi để tàu thuyền vào trú đậu tránh gió bão. Đặc biệt, thời kỳ kháng chiến, Vũng Rô trở thành vị trí chiến lược rất quan trọng của cả hai bên. Những năm 1945- 1954, Pháp coi Vũng Rô như một bàn đạp để tiến đánh và chặn đứng đường tiếp lương thực, vũ khí của ta cho chiến trường Phú Yên, Khánh Hòa và Tây Nguyên.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũng Rô là cảng dẫn dầu ra sân bay Đông Tác, nơi vận chuyển khí tài cho chiến trường miền Trung của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Và cũng chính tại Vũng Rô, cách đây 60 năm quân và dân Phú Yên đã đón chuyến tàu Không số đầu tiên chở hơn 60 tấn vũ khí, thuốc men theo đường Hồ Chí Minh trên biển vào bến an toàn.

 

 

Nhà cửa kiên cố mọc lên san sát bên bờ, không còn nhà tạm. Ảnh: XUÂN HIẾU

 

 

Theo Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, nguyên Thuyền trưởng tàu 41, Đoàn tàu Không số anh hùng, từ tháng 11/1964- 2/1965, bến Vũng Rô đã đón 4 chuyến tàu Không số vận chuyển hơn 200 tấn vũ khí, hàng hóa từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

 

Riêng chuyến thứ tư (tàu 143) cập bến đêm 15/2/1965 bị địch phát hiện. Để bảo đảm bí mật an toàn cho đường Hồ Chí Minh trên biển, ta đã chủ động dùng thuốc nổ đánh đắm con tàu ở khu vực bãi Chùa, không để lọt vào tay địch. Những con tàu Không số trên Vũng Rô đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử một cách vẻ vang nhất trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn thời bấy giờ.

 

Vũng Rô nay

 

 

Thôn Vũng Rô hiện có 512 hộ với 1.830 nhân khẩu sinh sống, trong đó hơn 75% khá giả, chỉ còn 7 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo do không có lao động chính. 100% hộ dân sử dụng nước máy trong sinh hoạt hằng ngày, không còn nhà tạm. Ông Trần Hậu, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Vũng Rô

 

 

Thôn Vũng Rô chính thức được thành lập năm 1986, tập hợp cư dân từ nhiều vùng quê khác nhau như: Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa… và người bản địa. Song, trước đó đã có người từ Tuy Hòa vào “vùng kinh tế mới” này khai khẩn, đầu tiên là gia đình ông Châu Đình Kháng ở phường 6 (nay là phường 4); sau đó là nhiều gia đình di cư từ Huế và nhiều nơi khác. Vũng Rô trở thành nơi giao thoa của nhiều nét văn hóa, tập quán khác nhau.

 

Thời gian đầu khi mới thành lập thôn, đời sống của người dân Vũng Rô gặp không ít khó khăn, việc đi lại chủ yếu bằng đường biển và mọi thứ đều bắt đầu từ con số không. Nhưng kể từ khi tái lập tỉnh Phú Yên đến nay, làng biển nằm dưới chân đèo Cả này đã thực sự thay da đổi thịt, có sự lột xác thần kỳ.

 

Nhà cửa mọc lên khang trang, san sát bên bờ vịnh cùng với nhiều công trình, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Đó là cảng biển Vũng Rô công suất 500.000 tấn hàng hóa mỗi năm, có khả năng tiếp nhận tàu chở khí hóa lỏng đến 250.000 DWT.

 

Cạnh đó là quốc lộ 29 tiếp giáp với quốc lộ 1 – con đường thiên lý Bắc Nam, nối vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Đây cũng là đầu mối giao thông đường biển duy nhất ở Phú Yên hiện nay gắn với KCN Hòa Hiệp, mở ra tầm nhìn mới, thu hút nhiều nhà đầu tư đô thị, du lịch, công nghiệp, thương mại dịch vụ đến với Đông Hòa.

 

Nơi đây còn có kho xăng dầu thuộc Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (PV OIL Phú Yên) với sức chứa 22.700m3 ; có kho gas với sức chứa hàng ngàn tấn của Công ty CP Dầu khí Sài Gòn – Phú Yên; có Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn, có chùa Linh Sơn, có đồn biên phòng cửa khẩu…

 

Điểm trường Vũng Rô của Trường tiểu học và THCS Lê Thánh Tôn cũng được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, là nơi học tập của hàng trăm học sinh thuộc 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS. Và đặc biệt, với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô đã trở thành điểm đến du lịch văn hóa, du lịch lịch sử của du khách trong và ngoài nước, gắn liền với huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.

 

 

Tàu trọng tải lớn xuất nhập hàng hóa tại cầu cảng Vũng Rô. Ảnh: XUÂN HIẾU

 

 

Ông Trần Hậu, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Vũng Rô cho biết: So với những ngày đầu mới tái lập tỉnh, đời sống của người dân Vũng Rô hôm nay có sự thay đổi đáng kể. Toàn thôn hiện có 512 hộ với hơn 1.830 nhân khẩu sinh sống, trong đó hơn 75% khá giả, chỉ còn 7 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo do không có lao động chính. 100% hộ dân sử dụng nước máy trong sinh hoạt hằng ngày, không còn nhà tạm.

 

Còn theo ông Nguyễn Nhân, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Vũng Rô, người dân Vũng Rô hôm nay không chỉ giỏi khai thác, nuôi trồng thủy hải sản mà còn biết kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ du lịch nên đời sống kinh tế ngày một khấm khá, đời sống tinh thần cũng được nâng lên. Những gia đình có thu nhập cao, tiêu biểu như các hộ: Phan Văn Khánh, Nguyễn Văn Khai, Trương Văn Hùng… Cùng với các làng biển trong tỉnh, Vũng Rô hôm nay đang căng tràn sức sống trên con đường đổi mới, vì cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.

 

XUÂN HIẾU



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/323403/vung-ro-thuo-ay-bay-gio.html

Cùng chủ đề

Du lịch một năm nhiều điểm sáng

Năm 2024, du lịch Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào GDP và tạo động lực cho sự phát triển. Trong đó, du lịch Phú Yên nổi lên như một điểm sáng trong khu vực với nhiều kết quả khích lệ. Lần đầu tiên du lịch Phú Yên...

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

20 năm mở rộng đô thị Tuy Hòa

Lên thành phố, Tuy Hòa từ đô thị loại IV lên đô thị loại III rồi loại II và đang hướng lên đô thị loại I. 20 năm qua, TP Tuy Hòa không ngừng mở rộng địa giới hành chính, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ.   Mở rộng địa giới...

Năm 2025, phấn đấu thu ngân sách 5.540 tỉ đồng

Chiều 3/1, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đỗ Thái Phong, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương, các hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến dự.   Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Thái Phong phát biểu tại hội...

Cùng tác giả

Du lịch một năm nhiều điểm sáng

Năm 2024, du lịch Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào GDP và tạo động lực cho sự phát triển. Trong đó, du lịch Phú Yên nổi lên như một điểm sáng trong khu vực với nhiều kết quả khích lệ. Lần đầu tiên du lịch Phú Yên...

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

20 năm mở rộng đô thị Tuy Hòa

Lên thành phố, Tuy Hòa từ đô thị loại IV lên đô thị loại III rồi loại II và đang hướng lên đô thị loại I. 20 năm qua, TP Tuy Hòa không ngừng mở rộng địa giới hành chính, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ.   Mở rộng địa giới...

Năm 2025, phấn đấu thu ngân sách 5.540 tỉ đồng

Chiều 3/1, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đỗ Thái Phong, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương, các hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến dự.   Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Thái Phong phát biểu tại hội...

Cùng chuyên mục

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Đổi thay trên quê hương Xuân Lãnh

Từ khi có Đảng soi đường, chỉ lối, trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong kháng chiến, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.   Là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, Nhân dân Xuân Lãnh hết...

Tháp Nhạn

Được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua gần 1.000 năm đối mặt với sự khắc nghiệt của nắng gió vùng Nam Trung Bộ, tháp Nhạn những năm 90 của thế kỷ trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1988, tháp Nhạn được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ...

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất