Powered by Techcity

Tú tài Phan Quế – từ nhà nho đến đảng viên cộng sản

Trong số các tú tài nho học ở Phú Yên thời kỳ trước 1945, Phan Quế là người để lại tấm gương về hiếu học, nếp sống giản dị, tinh thần làm việc mẫn cán. Khi còn là viên chức chính quyền Pháp thuộc, cho đến khi là cán bộ, đảng viên phụng sự trong chính quyền cách mạng, ông đều là người liêm khiết, làm việc hết mình vì dân, vì nước.

 

Phan Quế hiệu là Loan Đông, sinh năm 1896 tại thôn Quán Cau, làng Phong Phú, phủ Tuy An (nay là thôn Phong Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An) trong một gia đình hào phú. Ông là con của Chánh tổng Phan Hữu Thành và bà Nguyễn Thị Tiến.

 

Viên chức thanh liêm

 

Thời trẻ Phan Quế được cha cho theo thọ giáo TS Phan Quang đang làm giáo thụ ở phủ Tuy An. TS Phan Quang quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Về sau, Phan Quang thăng chức án sát ở tỉnh Bình Định thì Phan Quế cũng khăn gói ra tiếp tục học và tá túc trong nhà thầy. Năm 1918, Phan Quế thi đậu tú tài tại trường thi Huế, sau đó học thêm chữ quốc ngữ, tiếng Pháp. Trong thời gian chờ bổ nhiệm, ông vào Sài Gòn làm phóng viên cho tờ báo Tiếng Chuông. Năm 1923, ông được triều đình Huế bổ chức thừa phái tại huyện Sơn Hòa rồi sau đó chuyển về phủ Tuy Hòa (1931) làm đề lại hay còn gọi là lại mục.

 

Phan Quế là một nhà nho có nếp sống khiêm tốn, giản dị. Khi đi làm, ông mặc áo dài khăn đóng và chỉ đi bộ hoặc xe ngựa, ông không ngồi xe kéo. Khi về nhà thì mặc quần ngắn, áo cánh như nông dân. Ông không thích các nghi lễ phiền phức, không tỏ ra quan liêu kiểu cách…

Ông là một viên chức thanh liêm không thích xu nịnh nên không được cấp trên quan tâm nhiều. Cuộc đời 20 năm làm lại mục giúp việc cho Tri huyện Sơn Hòa và Tri phủ Tuy Hòa chỉ đủ lương nuôi con ăn học và sống thanh đạm trong nhà tranh vách đất ở Tuy Hòa. Phan Quế là một nhà nho có nếp sống khiêm tốn, giản dị. Khi đi làm, ông mặc áo dài khăn đóng và chỉ đi bộ hoặc xe ngựa, ông không ngồi xe kéo. Khi về nhà thì mặc quần ngắn, áo cánh như nông dân. Ông không thích các nghi lễ phiền phức, không tỏ ra quan liêu kiểu cách. Ông có tác phong bình dị, thân mật lúc giao tiếp với mọi người, nhất là những lúc đi công tác ở các làng xã, cho nên phần đông hào lý và người dân yêu mến.

 

Năm 1945, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông thuyên chuyển về làm việc tại huyện Sơn Hòa với chức vụ thông nhất thay cho Trần Kỳ Quỳ. Cùng thời gian này, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Việt Minh giành chính quyền, ông đưa gia đình tản cư về quê tại làng Quán Cau, huyện Tuy An. Năm 1946, ông tham gia kháng chiến, giữ chức Chủ tịch Hội Liên Việt huyện Tuy An và được phân công làm thẩm phán TAND huyện Tuy An. Ông là một cán bộ liêm khiết lại rất nhiệt tình trong công tác được giao nên một năm sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Năm 1947, sau đợt biên chế, số cán bộ huyện Tuy An giảm xuống, số cán bộ được giữ lại phải làm việc với cường độ gấp đôi, thêm vào đó lại phải hoạt động ở địa bàn phức tạp với nhiều đồi núi, sông suối, cuộc sống gian khổ nên sau 6 năm công tác thì ông bệnh nặng và mất vào năm 1952. Ông được chôn cất tại thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An do đích thân Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Phú Yên Nguyễn Sung chỉ đạo việc tang lễ.

 

Người nho nhã, có quan điểm tiến bộ

 

Thuở sinh thời, Phan Quế là người thích văn nghệ, thường tổ chức các buổi họp ca tài tử cùng bạn bè hát thâu đêm tại nhà. Ông biết chơi nhiều nhạc cụ dân tộc như đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn tranh và thông thạo các làn điệu Huế như nam ai, nam bằng, cổ bản, tứ đại cảnh. Ông cũng sáng tác tập thơ được tập hợp thành tập Loan Đông thi tập nhưng rất tiếc bị thất lạc. Những bài thơ ông viết toát lên vẻ mộc mạc gần giống với dân gian, mục đích bày tỏ cảm nghĩ của mình trước thời cuộc hoặc phong cảnh quê hương. Một lần, nghe tin ông sắp được quan trên đề bạt thăng chức làm việc ở nha Thạch Bàn, nhưng vì bản tính không xu nịnh lo lót chạy chọt nên ông bị quan trên đổi ý cho ở lại chỗ cũ, ông làm bài thơ tâm sự về việc này:

 

Chức thầy lại mục Tuy Hòa

Chức quan Bang tá ở nha Thạch Bàn

Chức nào tiện, chức nào sang

Chức thầy cũng vậy, chức quan cũng vầy.

 

Tuy nhiên, khi gặp phải nỗi buồn tột cùng thì ông cũng viết nên những câu thơ xúc động để mô tả tâm trạng của mình. Đó là khi tản cư về Quán Cau, người con gái út là Phan Hồng Hạnh được cả nhà thương yêu mất vì bệnh sốt xuất huyết, ông viết những vần thơ thống thiết:

 

Hồng Hạnh con ơi có biết không?

Nỗi thương con trẻ nói sao cùng

Con đi để lại trời thương nhớ

 

Những người con của ông khi tình cờ xem bài thơ này trong Loan Đông thi tập thì bàn nhau không để vợ ông biết vì ngại bà bị sốc vì quá xúc động.

 

Theo lời tự thuật của Nguyễn Chuyên, là con rể của Phan Quế khi lần đầu tiên đến nhà ông chơi, thì ông là người nho nhã, yêu âm nhạc và có quan điểm tiến bộ: “Lần đầu tiên (năm 1937), tôi có dịp đến thăm nhà và nhận được sự đón tiếp niềm nở của gia đình. Tôi được tận mắt quan sát cảnh vật bên trong: những cây đàn treo trên vách, những câu liễn đối cẩn xà cừ, bộ salon bằng gỗ hương, đặc biệt đáng chú ý là tủ sách gia đình. Tôi hết sức ngạc nhiên là tủ sách gia đình ông Lại Quế ngoài những sách báo thông thường như báo Nam Phong, Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, lại có cả các loại sách của nhà xuất bản Hàn Thuyên, những tờ Tiếng Dân và những loại sách tiến bộ khác như Tin Tức, Le Travail, Notre Voix, Rassemblement và cả những sách cấm như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Lầm than của Lan Khai…”.

 

Phan Quế cũng là người có vốn hiểu biết khá sâu rộng về văn học cổ điển Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường. Trong hồi ký của mình, Nguyễn Chuyên viết: “Chính nhờ thầy Quế mà tôi mới biết đường vào vườn hoa thơm muôn sắc của văn chương cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Vì những bài thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ lúc ấy còn rất xa lạ đối với lớp chúng tôi, những người học ở trường phổ thông theo chương trình Pháp”.

 

Về đời tư, vợ của Phan Quế là bà Phan Thị Bích Liễu, con gái của TS Phan Quang. Vì mến mộ cậu học trò chất phác, thông minh nên thầy học Phan Quang đã gả con gái đầu lòng cho Phan Quế. Phan Quế sinh 9 người con và đều ăn học đến nơi đến chốn, có người làm đến bộ trưởng như Phan Bá (tức Võ Đông Giang). 

 

Thời bấy giờ, ở Phú Yên, nhiều nhà nho, trí thức cũ rất hăng hái tham gia công tác cách mạng, công tác kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng như ông Trần Chương, ông Phạm Đàm. Vì họ đã nhận thức được mục tiêu lý tưởng của Đảng là giải phóng dân tộc thoát khỏi lầm than, thoát khỏi thân phận nô lệ.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

Tinh giản bộ máy: Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng làm (kỳ cuối)

Kỳ cuối: Nhận thức đúng, quyết tâm cao, chủ động thực hiện   Cùng cả nước, tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị với tinh thần...

Đoàn công tác Cục Hậu cần – Kỹ thuật Hải quân thăm và làm việc tại Phú Yên

Trong hai ngày 25 và 26/12, đoàn công tác Cục Hậu cần - Kỹ thuật Hải quân do đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cục làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh...

Hướng đến 100% trường học xanh – sạch – đẹp

Mô hình Trường học không rác thải được triển khai thí điểm tại Phú Yên từ năm 2019 đến nay với hàng chục nghìn giáo viên, học sinh tham gia. Mô hình đã đạt được những kết quả nền móng nhất định trong việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học.   Rác tái chế được phân loại, tập...

Tinh giản bộ máy: Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng làm (kỳ 1)

Thời gian qua, hệ thống chính trị của cả nước đã có những chuyển động mạnh mẽ, quyết tâm cao để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nhiều điểm nghẽn, nút...

Đẩy mạnh đấu tranh, phản bác thông tin xấu độc

Tại TP Đà Nẵng, Trung tâm 386 (Bộ Tư lệnh tác chiến trên không gian mạng) vừa tổng kết công tác phối hợp với 14 tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong công tác tuyên truyền,...

Cùng tác giả

Tinh giản bộ máy: Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng làm (kỳ cuối)

Kỳ cuối: Nhận thức đúng, quyết tâm cao, chủ động thực hiện   Cùng cả nước, tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị với tinh thần...

Đoàn công tác Cục Hậu cần – Kỹ thuật Hải quân thăm và làm việc tại Phú Yên

Trong hai ngày 25 và 26/12, đoàn công tác Cục Hậu cần - Kỹ thuật Hải quân do đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cục làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh...

Hướng đến 100% trường học xanh – sạch – đẹp

Mô hình Trường học không rác thải được triển khai thí điểm tại Phú Yên từ năm 2019 đến nay với hàng chục nghìn giáo viên, học sinh tham gia. Mô hình đã đạt được những kết quả nền móng nhất định trong việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học.   Rác tái chế được phân loại, tập...

Bức tranh đa sắc sản phẩm OCOP thị trường Tết

Các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang đẩy mạnh sản xuất, chú trọng chất lượng và mẫu mã để phục vụ thị trường Tết. Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp sen Đông Hòa đóng gói sản phẩm chế biến từ sen. Ảnh: KS. Tăng công suất sản xuất sản phẩm OCOP Hơn 1 tháng nay tại Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp sen Đông Hòa (TX Đông Hòa) đã...

Tinh giản bộ máy: Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng làm (kỳ 1)

Thời gian qua, hệ thống chính trị của cả nước đã có những chuyển động mạnh mẽ, quyết tâm cao để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nhiều điểm nghẽn, nút...

Cùng chuyên mục

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất