Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát

Giá cả thị trường trong nước 7 tháng qua cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần. Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo sáng 3/8.

 

Giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, CPI 7 tháng tăng 3,12%

 

Tổng quan mặt bằng giá cả trong nước qua báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, giá điện được điều chỉnh tăng từ ngày 4/5/2023 nhưng giá cả thị trường trong nước 7 tháng qua cơ bản ổn định.

 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,65%.

 

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

 

Nhiều giải pháp được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường. Nguồn cung được bảo đảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo Điều hành giá.

 

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi phân tích, chỉ số giá các nhóm làm tăng CPI như nhóm giáo dục bình quân 7 tháng tăng 7,61% so với cùng kỳ năm trước do học phí của một số địa phương từ tháng 9/2022 đã trở lại mặt bằng giá cũ sau khi đã được miễn, giảm trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng 0,47%.

 

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 1,24 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,45% do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng, tác động làm CPI tăng 0,16 %. Chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,79% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 4/5/2023, tác động làm CPI tăng 0,13%…

 

Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu giảm tác động làm CPI chung giảm 0,7%, giá gas giảm tác động làm CPI giảm 0,17%.

 

Ngân hàng nhà nước đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (kết hợp hài hòa giữa “giá” và “lượng”), đảm bảo thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, cung ứng dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế, vừa hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã đánh giá tình hình thị trường quốc tế, trong nước, dự báo những yếu tố tác động lên mặt bằng giá, đưa ra các kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm.

 

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương, 4 nhóm hàng tác động lớn đến CPI thời gian qua là: nhóm giáo dục, vật liệu xây dựng, du lịch – giải trí, giá năng lượng (giá điện). Trong các tháng đầu năm, Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu trong nước linh hoạt, kịp thời, lên xuống nhịp nhàng.

 

Nhận định công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm “dễ thở” hơn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, đủ điều kiện để có thể xem xét lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường vào thời điểm thích hợp để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng thời bảo đảm sự đồng thuận xã hội.

 

Dẫn thông tin kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tạm thời chưa tăng giá giáo dục do có tác động đến CPI tương đối lớn, cần có lộ trình rõ ràng. “Khi sửa Nghị định 81, nên tính thời điểm điều chỉnh, vừa đảm bảo yếu tố điều hành giá, lạm phát, vừa nhận được sự đồng thuận của người dân”.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

 

Liên quan đến sửa Nghị định 81 và vấn đề giá giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, học phí không tăng, sách giáo khoa phục vụ năm học 2023-2024 lớp 4, 8, 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giảm 6% so với năm trước. Giá dịch vụ giáo dục và sách giáo khoa trong năm học này không tác động lớn tới CPI.

 

Cho biết bộ vẫn sửa đổi Nghị định 81 và chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo hướng không tăng học phí năm học 2023 – 2024, song Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng chia sẻ “chưa tăng theo lộ trình để góp phần kiềm chế lạm phát và kiểm soát CPI nhưng tác động tiêu cực sẽ nhiều hơn”.

 

Diễn giải điều này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học tự chủ, đơn vị tự chủ thường xuyên, tự chủ 100% đã hết nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ. 3 năm gần đây, kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo liên tục bị cắt giảm.

 

Năm 2021 giảm 13,5% so với 2020, năm 2022 giảm 10,8% so với 2021, năm 2023 giảm 22,2% so với 2022. Trong khi đó, lương tăng, chi phí vận hành tăng, học phí không tăng, dẫn đến rất khó khăn.

 

Tránh lạm phát kỳ vọng

 

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá nhấn mạnh, năm 2023, Quốc hội đề ra mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 4,5%. Các cấp, các ngành cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, các Thông báo số 04 và 118/TB-VPCP của Ban Chỉ đạo.

 

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý.

 

Đảm bảo cung cầu hàng hóa, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, tết cuối năm. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lại phát theo mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng nói.

 

Nhấn mạnh yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, Phó Thủ tướng lưu ý tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch, đầy đủ thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

 

UBND các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật khi hàng hóa có biến động bất thường.

 

Phó Thủ tướng lưu ý giải pháp điều hành giá đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nông sản, dịch vụ giáo dục và vật tư giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng. Trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, phải chủ động đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá của các cơ quan Trung ương và địa phương phù hợp, nhanh nhất và khả thi.

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Nguồn

Cùng chủ đề

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Cùng tác giả

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Cùng chuyên mục

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, môi trường, sinh thái trong toàn dân

Ngày 28/11, Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị Tổng kết lâm nghiệp năm 2024; Tọa đàm nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp (28/11) và 79 năm thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (1/12/1945-1/12/2024).   Đến dự có nguyên lãnh đạo Sở NN&PTNT, ngành Lâm nghiệp, Kiểm lâm qua các thời kỳ; cùng cán bộ, công nhân viên chức đã và đang hoạt...

Tiến hành lập sổ bộ lệ phí môn bài năm 2025

Cục Thuế Phú Yên vừa yêu cầu các chi cục thuế khu vực, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tiến hành lập sổ bộ lệ phí môn bài (LPMB) năm 2025 đối với các hộ kinh doanh, bao gồm cả hộ khoán, hộ kê khai và cá nhân cho thuê tài sản.   Theo Cục Thuế Phú Yên, hộ kinh doanh không phải...

Tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 27/11, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS môi trường) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức khóa tập huấn kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu tại các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh. Hơn 100 học viên đến từ các cơ quan, đơn vị, chi nhánh và cửa hàng xăng...

Tổng công ty Điện lực Miền Trung hỗ trợ xây 5 nhà Tình nghĩa tại Phú Yên

Trong năm 2025, Tổng công ty Điện lực Miền Trung sẽ hỗ trợ xây dựng 70 nhà Tình nghĩa tại 13 tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên, mỗi nhà 70 triệu đồng. Tổng kinh phí xây nhà Tình nghĩa đợt này là 4,9 tỉ đồng, trích từ Quỹ Phúc lợi của đơn vị.   Phú Yên sẽ được hỗ trợ kinh phí...

Chống thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng với hàng loạt cửa hàng được hình thành trên các nền tảng như Facebook, TikTok, Shopee…, đem lại thu nhập cao cho không ít người. Tuy nhiên, phần lớn những người kinh doanh trực tuyến chưa chủ động kê khai, nộp thuế, dẫn đến tình trạng thất thu từ lĩnh vực này.   Bán...

Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, bán hàng trên sàn thương mại điện tử Vipo Mall

Ngày 26/11, Sở Công Thương làm việc với Chi nhánh Bưu chính Viettel Phú Yên (Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel - Viettel Post) về sàn thương mại điện tử Vipo Mall.   Theo báo cáo của Chi nhánh Bưu chính Viettel Phú Yên, Vipo Mall là sàn thương mại điện tử bán sỉ của Viettel Post, có liên kết chiến lược giữa nhà sản...

Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khoa học công nghệ

Mới đây, đoàn công tác của Bộ KH&CN do bà Trần Thị Ngọc Hà, Vụ phó Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện các dự án KH&CN cấp quốc gia thuộc Chương trình nông thôn miền núi đang triển khai trên địa bàn tỉnh.   2 dự án kiểm tra là: Ứng...

Bố trí vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2025

UBND tỉnh vừa có công văn gửi các sở KH&ĐT, Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc bố trí vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn năm 2025.   Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT, Sở Tài chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất