Powered by Techcity

Phát triển du lịch cộng đồng từ những làng du lịch tốt nhất


Trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang hướng tới sự bền vững, việc phát triển du lịch cộng đồng đã và đang trở thành một xu hướng. Mới đây, giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới 2024” của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc đã xướng tên và vinh danh làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải này trong năm 2024. Trước đó, các năm 2022, 2023, giải thưởng này đã lần lượt vinh danh làng Thái Hải (Thái Nguyên), làng Tân Hóa (Quảng Bình).

 

Những ngôi làng này là minh chứng sinh động cho sự phát triển bền vững giữa bản sắc văn hóa kết hợp hài hòa tài nguyên du lịch của địa phương. Từ sự thành công của những mô hình này, chúng ta có thể rút ra những bài học quý để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại địa phương mình.

 

Vinh dự trở thành “Làng du lịch tốt nhất”

 

Giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) nhằm nâng cao vai trò của du lịch trong việc bảo vệ các làng quê vùng nông thôn, bao gồm cảnh quan, hệ thống tri thức, sự đa dạng sinh học và văn hóa, các hoạt động địa phương bao gồm nông, lâm, chăn nuôi, thủy sản và ẩm thực.

 

Làng được lựa chọn phải nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đồng thời có các hành động đổi mới, cam kết phát triển du lịch phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). UN Tourism đã ghi nhận tài nguyên văn hóa, thiên nhiên phong phú và nổi bật của làng rau Trà Quế, cùng những cam kết và hành động của làng tuân thủ ba trụ cột chính về phát triển du lịch bền vững.

 

Làng rau Trà Quế hình thành từ thế kỷ XVI, được bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế, có khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng tươi tốt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây phát triển nghề trồng rau theo phương thức hữu cơ. Hiện làng Trà Quế có 202 hộ dân giữ nghề trồng rau với 326 lao động trực tiếp trên diện tích 18ha, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

 

Tháng 4/2022, nghề trồng rau tại Trà Quế được Bộ VHTT&DL công nhận và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.

 

Vùng rốn lũ làng Tân Hóa, thuộc tỉnh Quảng Bình, trước đây khó có ai hình dung có thể là một làng du lịch. Nơi đây, nằm ở giữa các dãy núi đá vôi, có nhiều hệ thống hang động được kiến tạo qua hàng triệu năm như hang Chuột, hang Dơi, hang Tụng, hang Tú Làn… Xã Tân Hóa tập trung chủ yếu là tộc người thuộc nhóm Việt – Mường, có nhiều nét văn hóa đặc trưng và các giá trị văn nghệ dân gian…

 

Đây là nguồn lợi lớn về du lịch sinh thái và du lịch hang động. Song, hằng năm xã Tân Hóa thường xảy ra lũ lụt (từ tháng 6-9 âm lịch). Vậy nhưng họ vẫn phát triển du lịch “thích ứng thời tiết” và trở thành “Làng du lịch tốt nhất thế giới”, được bầu chọn năm 2023.

 

Tương tự, làng Thái Hải (xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên) mộc mạc, đậm chất làng quê, đậm đà văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày với đàn tính hát then. Điều quan trọng là người làng Thái Hải đã biết biến những nét đặc trưng riêng có trở thành sức hấp dẫn diệu kỳ, thu hút đông đảo du khách tìm về. Thái Hải trở thành “Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải”, một điểm đến hấp dẫn của du lịch tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 được tổ chức UN Tourism vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới”.

 

 

Nam nữ làng Xí Thoại (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân) chơi trống đôi cồng ba chiêng năm, múa các điệu múa truyền thống giới thiệu đến du khách. Ảnh: TRẦN QUỚI

 

 

Theo thống kê của các địa phương này, hằng năm các làng du lịch thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tạo công ăn việc làm và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

 

Bài học cho các địa phương có tiềm năng

 

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, Phú Yên cũng có điều kiện thuận lợi và nhiều tài nguyên để phát triển làng văn hóa DLCĐ.

 

Tại Phú Yên, một số làng nghề, làng văn hóa du lịch đã và đang được hình thành như: Làng rau Ngọc Lãng, làng nghề văn hóa du lịch Long Thủy (TP Tuy Hòa), làng nghề chiếu cói An Cư, làng Yến (huyện Tuy An), buôn văn hóa Lê Diêm (huyện Sông Hinh), thôn Liên Sơn, Hòa Ngãi (huyện Sơn Hòa), làng văn hóa du lịch Xí Thoại (huyện Đồng Xuân)…

 

Tuy nhiên, những sản phẩm du lịch, cách làm du lịch hiện nay ở các làng quê này chưa thật sự nổi bật, chưa thu hút khách và chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

 

Theo ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á, chuyên gia về phát triển DLCĐ, điểm nhấn của các làng DLCĐ nổi tiếng đó chính là biết tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong công việc, trong cuộc sống hằng ngày một cách sinh động, gắn với nét đặc trưng và văn hóa bản địa, giúp thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Việc kết hợp giữa du lịch và bảo tồn văn hóa truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp duy trì và phát triển bền vững.

 

 

Điểm nhấn của các làng DLCĐ nổi tiếng đó chính là biết tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong công việc, trong cuộc sống hằng ngày một cách sinh động, gắn với nét đặc trưng và văn hóa bản địa, giúp thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Việc kết hợp giữa du lịch và bảo tồn văn hóa truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp duy trì và phát triển bền vững. 

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á

 

 

Còn nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Phan Đình Phùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người từng có thời gian dài gắn bó trong công tác chuyên môn và quản lý lĩnh vực văn hóa – du lịch cho rằng, muốn phát triển du lịch, cần có con người làm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch.

 

Trong đó sản phẩm du lịch phải đặc biệt, đặc trưng khác biệt. “Cái mình làm không nên giống người khác, trong trường hợp tài nguyên giống nhau, tạo ra những sản phẩm tương đồng thì mình phải tìm cách tạo sự khác biệt hơn, gia tăng giá trị văn hóa bản địa trong sản phẩm du lịch biển, cách thức tổ chức mới lạ, độc đáo…”, ông Phan Đình Phùng nói.

 

Bài học cho DLCĐ các địa phương hướng tới sự phát triển bền vững là tận dụng lợi thế địa phương, khai thác tiềm năng từ các làng nghề truyền thống, đến các khu vực nông thôn thanh bình.

 

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển DLCĐ bền vững, đó là tạo ra những sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn bản địa. Các sản phẩm này không chỉ phản ánh văn hóa, tập quán mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.

 

Bên cạnh đó, công tác đào tạo và nâng cao năng lực cộng đồng cũng rất cần thiết. Việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng về kỹ năng du lịch, marketing và quản lý sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc đón tiếp và phục vụ du khách.

 

Ngoài ra, việc đẩy mạnh quảng bá thương hiệu DLCĐ, xây dựng thương hiệu cho các làng DLCĐ là yếu tố then chốt để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, website du lịch và hợp tác với các đơn vị lữ hành là cách hiệu quả để quảng bá.

 

TRẦN QUỚI



Nguồn: https://baophuyen.vn/377/323192/phat-trien-du-lich-cong-dong-tu-nhung-lang-du-lich-tot-nhat.html

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Thời gian qua, các địa phương đã tập trung giải quyết trực tuyến các dịch vụ công thiết yếu, song phần lớn người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ này. Trao đổi với Báo Phú Yên về vấn đề này, ông Lương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT)...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) dưới dự chủ trì của đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung...

“Vượt nắng, thắng mưa” thi công đường cao tốc

Tranh thủ những ngày nắng ráo, các đơn vị thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu. Những đoạn đường đầu tiên đã được cấp phối đá dăm gia cố xi măng và thảm bê tông nhựa mặt đường. Tất cả hoạt...

Thẩm định công trình lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức họp hội đồng thẩm định công trình “Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên 1949-2024” dưới dự chủ trì của Phó Trưởng ban trực Ban Tuyên...

Không cắt điện trong dịp tết Dương lịch

Công ty Điện lực Phú Yên vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý vận hành, đảm bảo cấp điện ổn định phục vụ các hoạt động của địa phương trong dịp tết Dương lịch năm 2025.   Cụ thể, các điện lực, đơn vị trực thuộc công ty này kiểm tra, củng cố lưới điện, nhất là các...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Thời gian qua, các địa phương đã tập trung giải quyết trực tuyến các dịch vụ công thiết yếu, song phần lớn người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ này. Trao đổi với Báo Phú Yên về vấn đề này, ông Lương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT)...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) dưới dự chủ trì của đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung...

Ấm áp chương trình tình nguyện mùa đông

  Ấm áp chương trình tình nguyện mùa đông Được triển khai từ tháng 12/2024, chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 đang được các cấp đoàn, hội trong tỉnh tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình là một trong các hoạt động nhằm cụ thể hóa phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi; mang dấu ấn của tuổi trẻ, thể hiện tinh thần...

“Vượt nắng, thắng mưa” thi công đường cao tốc

Tranh thủ những ngày nắng ráo, các đơn vị thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu. Những đoạn đường đầu tiên đã được cấp phối đá dăm gia cố xi măng và thảm bê tông nhựa mặt đường. Tất cả hoạt...

Bão số 10 tác động thế nào đến nước ta?

Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 10 lúc 4h sáng 24-12 – Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lúc 4h sáng này (24-12), tâm bão số 10 đang ở trên vùng biển phía tây nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Dự báo ngày và đêm nay, bão số 10 di chuyển theo hướng tây tây nam với...

Cùng chuyên mục

Du lịch Phú Yên đón 4 triệu lượt khách năm 2024

Nguồn tin từ UBND tỉnh cho biết, năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên ước đạt 4 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách quốc tế đạt 30.000 lượt, tăng 51,9%.    Danh thắng Gành Đá Đĩa thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ảnh: TRẦN QUỚI    Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.000...

Kỳ vọng mở đường du lịch biển Vũng Rô – Vân Phong – Vĩnh Hy

Con đường du lịch biển kết nối Phú Yên với Khánh Hòa, Ninh Thuận là một trong những định hướng với kỳ vọng thúc đẩy phát triển du lịch vùng. Một góc Vũng Rô của Phú Yên thơ mộng có đủ yếu tố để phát triển con đường du lịch biển. Ảnh: Đình Phùng Cần sản phẩm du lịch vùng Ông Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chia sẻ, ngành du lịch Phú Yên 2024 có sự tăng trưởng nổi bật với...

Văn hóa – du lịch Phú Yên giữa lòng phố cổ Hà Nội

Từ năm 2023 đến nay, tại số nhà 28 Hàng Buồm, phố cổ Hà Nội luôn hiện diện những sản phẩm truyền thống của Phú Yên như: sản phẩm làng nghề đan đát Vinh Ba, dệt thổ cẩm Xí Thoại, ATM du lịch giới thiệu các sản phẩm du lịch về vùng đất hoa vàng cỏ xanh.   Trong dịp chào mừng Ngày Di sản...

Hợp lực đưa du lịch phát triển bền vững

Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận là ba tỉnh ven biển miền Trung với nhiều tiềm năng du lịch vượt trội; hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch với đặc điểm văn hóa mang bản sắc riêng biệt, trong đó trọng tâm là du lịch biển đảo.   Liên kết vùng không chỉ là xu hướng tất yếu để...

Phú Hòa: Biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách

Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Phú Hòa vừa xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại Đền thờ Lương Văn Chánh (xã Hòa Trị) nhằm phục vụ khách du lịch, các đoàn công tác và người dân trên địa bàn huyện đến dâng hương và tham quan trong năm 2025.   Nội dung biểu diễn lồng ghép các loại...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận

Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với sở VHTT&DL hai tỉnh Phú Yên và Ninh Thuận tổ chức hội nghị sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận năm 2024.   Đại biểu Phú Yên dự hội nghị có đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, gắn với văn hóa bản địa

Nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phát triển du lịch cộng đồng cho người dân ở các làng nghề và doanh nghiệp có xu hướng phát triển du lịch cộng đồng, Sở VHTT&DL vừa tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển loại hình du lịch này. Lớp do ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát...

Phú Yên có nhiều dư địa để phát triển du lịch

Với những kết quả đạt được của ngành Du lịch Phú Yên trong thời gian qua, Cục Du lịch quốc gia đánh giá Phú Yên là địa phương có bước chuyển biến tích cực, vươn lên trên mức trung bình chung cả nước. Phú Yên còn nhiều dư địa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với những tài...

Bảo tồn di sản để phát triển du lịch

Trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú; thực hiện định hướng quy hoạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, huyện Phú Hòa xác định đầu tư để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Để mục tiêu này sớm trở thành hiện thực, huyện Phú Hòa quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất