Powered by Techcity

Phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển

Tiếp tục chương trình Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, sáng 16/9, dưới sự chủ trì của ông Kamal Ait Mik, nghị sĩ Maroc, thành viên Ban lãnh đạo Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, hội nghị tổ chức phiên thảo luận chuyên đề 3 với chủ đề “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững”.

 

Phiên họp tập trung thảo luận về vai trò của các nghị viện, nghị sĩ trẻ trong việc thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ và toàn cầu hóa.

 

Cụ thể là hợp tác kỹ thuật số dựa trên đạo đức và giảm thiểu tác động không mong muốn của chuyển đổi số đối với quyền riêng tư, bảo mật và hạnh phúc; phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; cam kết bảo vệ, phát huy sự đa dạng văn hóa; tạo môi trường, hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa, đa dạng văn hóa; vai trò của văn hóa, đa dạng văn hóa trong phát triển bền vững.

 

Thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững

 

Ông Kamal Ait Mik nhấn mạnh việc đối thoại liên tôn giáo, liên văn hóa, thúc đẩy đa dạng văn hóa là rất cần thiết, đặc biệt, cần hướng tới những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, những người di cư, thanh niên, người tàn tật.

 

Hội nghị này hướng tới đối tượng thanh niên, những chủ thể của tương lai, đóng vai trò quan trọng trong xã hội.

 

Phát biểu đề dẫn tại Phiên thảo luận, Tiến sĩ Maurizio Bona, nguyên cố vấn Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân châu Âu (CERN), giảng viên tại Đại học Pavia (Italy), cho rằng khoa học, công nghệ tạo ra sự thay đổi lớn đối với toàn cầu.

 

Việc dự đoán sự phát triển của khoa học, công nghệ rất khó, do vậy việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự phát triển này cần được đặt ra, trong đó có vấn đề đạo đức.

 

Theo ông Maurizio Bona, các nghị viện cần nhìn nhận vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

 

CERN đang xây dựng một Hiến chương về Đạo đức trong Khoa học, Công nghệ, dựa trên tinh thần bảo đảm, tôn trọng quyền con người.

 

Đây cũng là tài liệu tham khảo để các nghị viện xây dựng các quy định về đạo đức trong khoa học công nghệ.

 

Hiến chương quy định các hoạt động nghiên cứu không được phép vượt qua các tiêu chuẩn đạo đức đã được nêu ra và sẽ được rà soát, điều chỉnh định kỳ phù hợp với các giai đoạn phát triển trên thế giới.

 

Ông Maurizio Bona cho biết bản dự thảo của hiến chương sẽ được gửi cho các nghị viện tham khảo và hoàn thiện, dự kiến thông qua tại Đại hội đồng IPU năm 2024.

 

Hiến chương giúp các nghị viện xác định cơ hội và thách thức, định hình tương lai dài hạn của thế giới, với sự phát triển khoa học công nghệ đang đóng vai trò tích cực hơn trong xã hội mà không lo ngại những rủi ro tiềm tàng.

 

Trong phát biểu ghi hình gửi tới hội nghị, bà Gabriela Ramos, Phó Tổng Giám đốc Khoa học Xã hội và Nhân văn (UNESCO), chỉ rõ thế giới thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các thách thức như chiến tranh, biến đổi khí hậu…, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước và những người trẻ.

 

UNESCO tin rằng sự tham gia tích cực của người trẻ vào các vấn đề chính trị sẽ đem lại nhiều hiệu quả, tiến triển tích cực.


Theo bà Gabriela Ramos, UNESCO đã có nhiều nỗ lực, kế hoạch cụ thể để khuyến khích người trẻ tham gia giải quyết các vấn đề lớn, tăng cường vai trò của người trẻ, đưa ra những công cụ, khuôn khổ phù hợp để tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên một cách bao trùm.

 

Trong Hội nghị sắp tới tại Mexico, UNESCO sẽ kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của thanh niên vào tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

 

Với sự trợ giúp của các công cụ, khuôn khổ, sự đào tạo kỹ năng về truyền thông số, người trẻ có thể tiếp cận được những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 để tạo ra sự thay đổi.

 

UNESCO sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để thúc đẩy việc nâng cao bộ kỹ năng cho thanh niên, đồng thời tin tưởng rằng thế hệ thanh niên sẽ hiểu biết, có trách nhiệm, có ý thức sử dụng các công cụ một cách đúng mục đích, phòng ngừa các rủi ro để hướng tới sự phát triển bền vững.

 

Phát biểu ghi hình của bà Gabriela Ramos, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Xã hội và Nhân văn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO). Ảnh: TTXVN

 

Lồng ghép đa dạng văn hóa

 

Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, khẳng định đa dạng văn hóa có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản, nâng cao vai trò, địa vị của phụ nữ trong xã hội, tạo sự gắn kết, hòa hợp xã hội.

 

Vì vậy, cần lồng ghép đa dạng văn hóa như một yếu tố có tính chiến lược vào các chính sách phát triển quốc gia và quốc tế, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ.

 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc như hiện nay, vai trò của đa dạng văn hóa ngày càng quan trọng.

 

Chấp nhận, tôn trọng và phát huy sự đa dạng văn hóa giúp tăng cường sự đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự hiểu biết, gia tăng sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc.

 

Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống hàng ngàn năm.

 

Nhà nước Việt Nam đã, đang thực thi và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách theo phương châm xuyên suốt “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững”.

 

Ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam quan tâm, chú trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành chính sách nhằm thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững.

 

Quốc hội đã ban hành các luật về tín ngưỡng, tôn giáo, di sản văn hóa, quảng cáo, thư viện, các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, dân tộc miền núi, xóa đói giảm nghèo, thường xuyên thực hiện công tác giám sát, chất vấn để bảo đảm những vấn đề đa dạng văn hóa được tôn trọng và xuyên suốt trong các chương trình lớn của đất nước.

 

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam, sự nghiệp phát triển văn hóa đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước, được cộng đồng các dân tộc Việt Nam và bạn bè, tổ chức quốc tế đánh giá cao.

 

Tuy nhiên, đa dạng văn hóa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những thách thức phi truyền thống của một kỷ nguyên số và toàn cầu hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của di sản văn hóa, văn hóa các dân tộc.

 

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Bùi Hoài Sơn cho rằng cần khẳng định vai trò, giá trị của văn hóa như một động lực của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ; phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đưa văn hóa trở thành mục tiêu độc lập của phát triển bền vững.

 

Nghị viện các quốc gia chính là nhân tố chủ chốt trong việc khẳng định, phát huy vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ chính sách lấy con người làm trung tâm, hỗ trợ nền tảng cho các đối ngoại song phương và đa phương, thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa, hòa bình, gắn kết giữa các cộng đồng, quốc gia.

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh tiết kiệm điện trong sản xuất

Hiện nay, các doanh nghiệp tập trung sản xuất hàng hóa cho thị trường cuối năm và mùa tết. Công suất sản xuất tăng nên nhu cầu sử dụng điện cũng tăng theo. Để tiết giảm chi phí, các doanh nghiệp áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện.   Nhiều giải pháp tiết kiệm điện được Chi nhánh Công ty CP Đầu tư Mặt...

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương quản lý giảm 19,6%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, đến nay, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do địa phương quản lý là 4.198,8 tỉ đồng (bao gồm cả nguồn vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 và vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm 2024), giảm 27,7% so với kế hoạch vốn năm trước.   Hiện các chủ đầu tư, nhà thầu...

Khẩn trương xóa tàu cá “ba không”

Chiều 12/11, các đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh để triển...

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng hướng đến phát triển bền vững

Đó là nội dung chính của hội nghị tập huấn do Sở VHTT&DL tổ chức ngày 12/11. Hội nghị có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị  xã, thành phố; Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố; công chức phụ trách văn hóa - xã hội các xã, phường, thị trấn; công...

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Kim chỉ nam đưa doanh nghiệp phát triển

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Văn hóa là động lực của sự phát triển KT-XH; ảnh hưởng đến sự trường tồn của doanh nghiệp, sự phát triển của doanh nghiệp có dấu ấn khai sáng của văn hóa.   Thời gian qua, các...

Cùng tác giả

Đẩy mạnh tiết kiệm điện trong sản xuất

Hiện nay, các doanh nghiệp tập trung sản xuất hàng hóa cho thị trường cuối năm và mùa tết. Công suất sản xuất tăng nên nhu cầu sử dụng điện cũng tăng theo. Để tiết giảm chi phí, các doanh nghiệp áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện.   Nhiều giải pháp tiết kiệm điện được Chi nhánh Công ty CP Đầu tư Mặt...

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương quản lý giảm 19,6%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, đến nay, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do địa phương quản lý là 4.198,8 tỉ đồng (bao gồm cả nguồn vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 và vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm 2024), giảm 27,7% so với kế hoạch vốn năm trước.   Hiện các chủ đầu tư, nhà thầu...

Khẩn trương xóa tàu cá “ba không”

Chiều 12/11, các đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh để triển...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Cùng chuyên mục

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Bão Toraji giật cấp 12 vào Biển Đông thành cơn bão số 8

 Vị trí và hướng đi của bão số 8 vào sáng 12/11. Ảnh: TT KTTV  Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to khu vực miền Trung Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Lúc 1 giờ ngày 12/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt...

Hòa Phát cấp đủ thép làm đường sắt tốc độ cao, giá thấp hơn nhập khẩu

Nếu trở thành nhà cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, ‘vua thép’ Trần Đình Long cam kết cung cấp đủ 6 triệu tấn thép các loại phục vụ dự án với giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Hiện nay, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được đưa ra bàn thảo. Trả lời PV.VietNamNet, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ: Hòa Phát...

Bến Vũng Rô trong huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển

Trong hành trình gian khổ, hy sinh, đoàn tàu Không số của Đường Hồ Chí Minh trên biển đã vượt trên 4 triệu hải lý, hàng ngàn chuyến tàu từ miền Bắc, các tỉnh miền Trung, Nam Bộ, vận...

Ngắm hồ Thiền Quang lung linh sắc màu về đêm

11/11/2024 | 21:10 TPO – Sau khi được thành phố Hà Nội đầu tư gần 90 tỷ đồng để chỉnh trang, cải tạo gần như toàn diện. Hồ Thiền Quang như “lột xác” với một diện mạo mới, đặc biệt khi màn đêm buông xuống với ánh đèn lung linh choáng ngợp cả một...

Bão số 7 áp sát vùng biển Quảng Nam

 Vị trí hà hướng đi của bão số 7 vào chiều ngày 11/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 16 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc vùng biển Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h), giật cấp 10. Bão số 7 di chuyển...

Phú Xuyên hỗ trợ sản phẩm OCOP làng nghề

Từ lợi thế đó, cùng với những hỗ trợ của địa phương, huyện đã có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. 70% sản phẩm OCOP từ làng nghề Chủ cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ, khảm trai, mỹ nghệ xã Sơn Hà Bùi Xuân Lợi (một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Video Đại biểu Lê Đào Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên chia sẻ:  Để lựa chọn vấn đề chất vấn, các đại biểu đã cân nhắc lựa chọn các vấn đề cử tri quan tâm đặt ra trong đời sống. Hiện nay, vấn đề đặt ra là những yêu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp sau khủng hoảng của đại dịch COVID-19 và trước những biến động trên thế giới. Nghĩa là, làm thế nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt...

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốc độ 350km/h Ngày 13/11, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình chủ trương dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (ĐSTĐC). Liên quan đến Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT), hiện vẫn còn một số băn khoăn về hướng tuyến cũng như việc bố trí ga liệu đã tối ưu? Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, hướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất