Powered by Techcity

Ông giáo già nâng bước học trò bằng tình yêu thương

Ở tuổi 72, trong khi phần lớn người lựa chọn vui thú điền viên, an nhiên bên con cháu, thì ông Phạm Văn Tín, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trường kiêm cố vấn Ban Giám hiệu Trường phổ thông Duy Tân (TP Tuy Hòa) vẫn lựa chọn sống xa gia đình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

 

Gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, niềm vui của ông giáo già là được chứng kiến các thế hệ học sinh trưởng thành và bay cao.

 

Nặng lòng với sự nghiệp trồng người

 

Trường phổ thông Duy Tân thành lập cách đây 20 năm. Ban đầu trường chỉ có 1 tòa nhà với 18 phòng học và phòng chức năng, nằm ở nơi heo hút với phi lao và gió cát. Để có sự lột xác như hôm nay là cả một quá trình nỗ lực của Hội Cựu học sinh – sinh viên Phú Yên, Hội đồng sáng lập, Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường, trong đó có sự đóng góp lớn của ông Phạm Văn Tín.

 

Là người gắn bó với Trường phổ thông Duy Tân từ những năm đầu thành lập, từng một mình một ngựa bon bon trên khắp các tuyến đường trong tỉnh đến các trường THCS để chiêu sinh khi trường còn ít học sinh; cho nên khi chứng kiến sự lớn mạnh từng ngày của nhà trường, ông Tín không giấu được sự xúc động, mừng vui. Ông Tín nói: “20 năm qua, tôi lựa chọn xa gia đình, rời TP Hồ Chí Minh để về quê, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Sự lớn mạnh của Trường phổ thông Duy Tân cùng sự trưởng thành của các thế hệ học sinh nhà trường đã cho tôi thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn”.

 

Ông Tín bắt đầu về nhận chức vụ Phó Hiệu trưởng thường trực phụ trách chung của Trường phổ thông Duy Tân từ năm 2003. Trước khi làm cán bộ quản lý, ông cũng từng có giai đoạn làm giáo viên. Năm 1975, ông tốt nghiệp thạc sĩ ngành Hóa học và về quê công tác tại Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Tuy Hòa). Năm 1980, gia đình ông vào Nam lập nghiệp. Tuy làm về lĩnh vực kinh doanh, nhưng ông Tín luôn đau đáu mong ước được trở lại trường học để giảng dạy cho học sinh. Vì vậy, 51 tuổi, khi kinh tế gia đình ổn định, các con tốt nghiệp đại học và tạo dựng được sự nghiệp riêng, ông quyết định nhận lời mời của Hội đồng quản trị Trường phổ thông Duy Tân, rời TP Hồ Chí Minh về quê thực hiện giấc mơ gõ đầu trẻ còn dang dở.

 

Gần gũi, yêu thương học trò như con cháu

 

“Thầy cô giáo muốn học trò tin yêu, cần học cách gần gũi và biết tôn trọng học trò”. Đó là lời ông Tín thường nhắc nhở các giáo viên trong trường. Bản thân ông, mặc dù là cán bộ quản lý nhưng lúc nào cũng nhẹ nhàng, gần gũi với các em học sinh. Mỗi khi học sinh vi phạm kỷ luật của nhà trường, ông đều tìm hiểu rõ nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình, sau đó gặp các em để chuyện trò, hỏi han tâm tư, nguyện vọng, xem các em có khúc mắc gì trong cuộc sống, từ đó thầy trò cùng tìm cách tháo gỡ. Chưa bao giờ ông Tín ra quyết định đuổi học một học sinh nào bởi lẽ ông suy nghĩ đuổi học các em không khác gì đẩy các em ra đời sớm. Vì vậy, ông đã đứng ra bảo lãnh các học sinh cá biệt này, cam kết với hội đồng kỷ luật của trường giúp các em tiến bộ. Ông yêu cầu giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh, tính cách, mối quan hệ xã hội của từng học sinh; vận động phụ huynh đưa các em học sinh lêu lổng vào ở nội trú của trường để dễ dàng quản lý. Bằng phương pháp giáo dục đúng đắn, tình yêu thương, ông cùng các giáo viên đã cảm hóa nhiều học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan.

 

Anh Nguyễn Tiến Tài, kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh, cựu học sinh Trường phổ thông Duy Tân niên khóa 2008-2011 chia sẻ: “Nếu thầy Tín và các thầy cô giáo ở trường không kịp thời khuyên nhủ, động viên, chắc tôi đã nghỉ học từ năm lớp 11. Lúc đó, tôi nghe theo bạn bè rủ rê, nghiện game, trốn học và đánh nhau. Thầy Tín đã gọi tôi lên phòng, nhẹ nhàng hỏi han, khuyên nhủ. Thầy yêu cầu giáo viên ở trường phụ đạo cho tôi và các bạn bị mất kiến thức căn bản; đồng thời phối hợp với gia đình tăng cường quản lý. Thầy thường xuyên chuyện trò, giúp tôi xác định được động cơ trong học tập để phấn đấu. Có được ngày hôm nay, tôi mang ơn thầy Tín và các thầy cô giáo ở trường rất nhiều”.

 

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên Ngô Ngọc Thư nhận xét: “20 năm xây dựng và phát triển của Trường phổ thông Duy Tân in đậm dấu ấn quản lý của ông Phạm Văn Tín. Với những cống hiến của mình, ông đã được các cấp, ngành ghi nhận, đồng nghiệp quý trọng, học trò và phụ huynh tin yêu. Hiện nay, dù đã ở tuổi 72, nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt huyết cùng kinh nghiệm công tác, ông vẫn hăng say làm việc, cố vấn cho Ban Giám hiệu Trường phổ thông Duy Tân, đưa trường ngày càng lớn mạnh, trở thành địa chỉ giáo dục chất lượng cao của tỉnh và khu vực”.

 

Qua nhiều năm làm công tác giáo dục học sinh cá biệt và chậm tiến, tôi nhận thấy rằng không thể dùng biện pháp mạnh mà người thầy cần gần gũi để hiểu và điều quan trọng là phải tạo lòng tin cho các em. Người thầy phải thực sự trở thành người bạn, người thân để chia sẻ, thấu hiểu và động viên các em.

 

Ông Phạm Văn Tín,

Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trường phổ thông Duy Tân

 

KHÁNH HÀ

Nguồn

Cùng chủ đề

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Xây dựng Vũng Rô phát triển, đưa Phú Yên mạnh lên từ biển

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), các đồng chí lãnh đạo, đại biểu đã bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển của Vũng Rô...

Long trọng kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Cùng tác giả

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Cùng chuyên mục

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất