Powered by Techcity

Nơi tri ân tiền nhân và các anh hùng liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 410 năm hình thành và phát triển, vùng đất trấn biên xưa và Phú Yên nay đã trải qua không ít chông gai với giặc ngoại xâm. Vì một Phú Yên “Yên định trong Phú cường”, lớp lớp người dân bỏ ruộng cày, xếp bút nghiên lên đàng giành độc lập, bảo vệ quê hương và đã anh dũng hy sinh.

 

Để các thế hệ hôm nay và mai sau bái vọng, ngưỡng mộ, tri ân tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ và đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã anh dũng hy sinh trong quá trình xây dựng, bảo vệ vùng đất Phú Yên trong suốt tiến trình lịch sử; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng ngôi đền thờ liệt sĩ chung của tỉnh.

 

Công trình văn hóa tâm linh

 

Dưới thời các chúa Nguyễn, Phú Yên là vùng đất trấn biên, mở đầu sự nghiệp khai phá đất phương Nam, là địa bàn trọng yếu trong sự nghiệp Nam tiến, Đông tiến và Tây tiến vĩ đại của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại ở thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Phú Yên đã mưu trí, dũng cảm, xả thân để cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước…

 

Văn bia bên trái gian thờ chính: “Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền với sử xanh. Anh linh các liệt sĩ bất diệt. Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm”. (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Và hôm nay, đất nước thanh bình, không ai bị lãng quên và không ai được phép quên lãng những lớp người hy sinh vì công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập – tự do. Chính vì lẽ đó, cùng với những nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm ở các địa phương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng Đền thờ liệt sĩ tỉnh Phú Yên. Công trình này là biểu thị sinh động đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của đất nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

 

Đền thờ liệt sĩ tỉnh Phú Yên tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi đang mở rộng nối dài, gần giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ, mặt hướng về phía núi Chóp Chài, biểu tượng của TP Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên. Đền thờ gồm hai nhà bia (đặt hai văn bia) và nhà thờ chính. Gần đền thờ là di tích ngôi mộ chung của các liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm Mậu Thân 1968.

 

Bên cạnh sự tương đồng trong quy cách chung của các đền thờ, nhà thờ liệt sĩ trong cả nước, Đền thờ liệt sĩ tỉnh Phú Yên còn mang một nét đặc trưng rất riêng từ nội dung, cách thức bài trí trong gian thờ chính, hai văn bia và cả thiết kế, ngôn ngữ mỹ thuật, điêu khắc…

 

Cán bộ, Nhân dân Phú Yên dâng hương ở gian thờ chính điện. Ảnh: TRẦN QUỚI

 

Ngôn ngữ điêu khắc

 

Điểm nhấn của điện thờ chính là hai bức phù điêu. Phù điêu bên trái, là bức tranh tổng thể tiến trình lịch sử hơn 410 năm tỉnh Phú Yên hình thành và phát triển được thể hiện bằng ngôn ngữ điêu khắc, gắn với những sự kiện tiêu biểu nhất từ mốc lịch sử Phù Nghĩa Hầu Lương Văn Chánh đưa lưu dân khai mở vùng đất này hình thành làng mạc và lập nên phủ Phú Yên có tên trên bản đồ Tổ quốc năm 1611, đến hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bên cạnh đó khắc ghi những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong suốt tiến trình lịch sử đến sự kiện cờ chiến thắng tung bay trên đỉnh Tháp Nhạn (TP Tuy Hòa) ngày 1/4/1975, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên.

 

Phù điêu bên phải, mô tả sự hy sinh cao cả “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của các anh hùng liệt sĩ và quần chúng yêu nước đã hóa thân thành “Những trái tim như ngọc sáng ngời” trong lòng đất mẹ để màu xanh cuộc sống – xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển – xây dựng nông thôn mới hiện đại. Phú Yên hôm nay vươn mình mạnh mẽ thực hiện tiến trình đô thị hóa TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa và các thị trấn góp phần tạo dựng vóc dáng hiện đại của tỉnh Phú Yên trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập.

 

Kiến trúc sư Đỗ Như Nông, hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam tỉnh Phú Yên, chia sẻ: Hình tượng rồng ở đền thờ liệt sĩ là biểu tượng truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hai con rồng chầu hình tượng tia nắng mặt trời được khắc họa trên mặt trống đồng Đông Sơn – biểu tượng của nền văn minh cổ đại Việt Nam. Hình ảnh tia nắng còn là biểu tượng cho tỉnh Phú Yên vùng đất cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

 

Hoa văn họa tiết ở các văn bia, bức hoành, bàn thờ và các thân cột, rèm cột được thể hiện hài hòa với không gian kiến trúc đền thờ. Nội dung ngôn ngữ khắc họa dễ cảm nhận và tôn lên được sự trang nghiêm trong không gian thờ cúng.

 

Theo nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử Phan Đình Phùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người trực tiếp chỉ đạo hình thức và nội dung trong đền thờ, cách thể hiện này mang tính bao quát, không đi vào cụ thể là nhằm thể hiện sự tri ân, ghi tạc công lao của tất cả tiền nhân từ thời mở đất, những người con của Phú Yên và của đất nước, đồng bào đã hy sinh vì nghĩa lớn và các anh hùng liệt sĩ trong suốt tiến trình lịch sử hơn 410 năm hình thành vùng đất Phú Yên; hai cuộc kháng chiến vĩ đại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình.

 

Đền thờ liệt sĩ Phú Yên là công trình văn hóa tâm linh, địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau về sự hy sinh và công lao to lớn của những vị anh hùng dân tộc, các nhà yêu nước… Đến nơi đây, các thế hệ trẻ sẽ được tăng thêm ý chí và phát huy hơn nữa lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường, kiên trung bất khuất, cần cù sáng tạo của con người đất Phú để xây dựng quê hương không ngừng phát triển giàu mạnh “Yên định – Phú cường”. Như văn bia đã tạc: “Thề trước vong linh, trên dưới đồng lòng thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh/ Đền thờ liệt sĩ vạn thuở tôn vinh: Vì nước quên mình, Tổ quốc ghi công, đời đời ghi nhớ”.

 

Viếng đền thờ liệt sĩ Phú Yên nhân dịp kỷ niệm ngày thống nhất non sông, trong mỗi chúng ta bừng lên niềm tự hào dân tộc và quê hương. Quá khứ anh hùng, tiếp sức cho hiện tại, hướng tới tương lai. Đó là hành trang tinh thần vô giá, sức mạnh nội sinh góp sức vào công cuộc xây dựng “đất Phú trời Yên”. 

 

Văn bia bên phải gian thờ chính: “Các thế hệ người Phú Yên luôn tạc dạ, tri ân sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, hun đúc khí thiêng sông núi Phú Yên trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của thế kỷ XX”.

 

(Lời tri ân của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh

đại diện cho Đảng bộ và Nhân dân Phú Yên)

 

TRẦN QUỚI

Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giải pháp phát triển bền vững du lịch Phú Yên

Phú Yên, một tỉnh nằm trên dải đất miền Trung, không chỉ là điểm đến nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ mà còn có cả kho tàng văn hóa và lịch sử. Bên cạnh các danh thắng nổi bật như gành Đá Đĩa, Mũi Điện - điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam,...

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa

Ngày 4/10, tại TP Tuy Hòa, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình và sáng kiến thành công tại các địa phương trong quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.   Đại diện Cục Biển và Hải...

Cùng tác giả

Bàn giải pháp phát triển bền vững du lịch Phú Yên

Phú Yên, một tỉnh nằm trên dải đất miền Trung, không chỉ là điểm đến nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ mà còn có cả kho tàng văn hóa và lịch sử. Bên cạnh các danh thắng nổi bật như gành Đá Đĩa, Mũi Điện - điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam,...

Du lịch Hà Nội “cất cánh” từ giá trị đặc biệt của Thành phố vì hòa bình

Du lịch Hà Nội đang thực sự chuyển mình năng động và sôi động hơn với những sản phẩm chủ lực được chắt chiu và tạo dựng từ chính những giá trị di sản, vốn quý truyền thống từ bao thế hệ ông cha truyền lại. Trên lộ trình phát triển của mình, lãnh đạo ngành du lịch Thủ đô đang thể hiện sự thức thời và nhạy bén, không chỉ biết khai thác những lợi thế mà mảnh đất...

Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 1 đội thi từ 15 – 20 người (gồm cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, ấp, thôn như: Người có uy tín; người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi) . Hội thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa,...

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên

  Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Sáng ngày  4/10, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề Gặp gỡ người có uy tín, tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, UV BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ VN tỉnh, Lê Tấn Hổ, UV BTV Tỉnh uỷ,...

Cùng chuyên mục

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất