Powered by Techcity

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng bằng Tuy Hòa.

 

Nhà thờ ông đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, là chứng tích vật chất liên quan đến cuộc đời ông.

 

Tạo cơ nghiệp từ những vùng đất hoang

 

Theo gia phả tộc Lê (Phú Khánh – Hội Cư), ông Lê Trung Lập lúc nhỏ có tên là Lê Trung Vĩnh, sinh năm Giáp Thìn 1844, tại thôn Hội Cư, tổng Hòa Lạc, huyện Tuy Hòa (nay là thôn Hội Cư, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa).

 

Xuất thân trong một gia tộc có nền tảng kinh tế khá vững chắc, thời trẻ, ông học chữ Nho nhưng không theo con đường khoa cử, mà tạo lập cơ nghiệp bằng việc khai khẩn đất đai, phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho những người nghèo khổ ổn định cuộc sống.

 

Năm Tự Đức thứ 36 (1883), ông Lê Trung Lập được quan Bố chính Phú Yên cấp bằng Quản mộ. Ông tự xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng, phần lớn là những người không có đất đai, sản nghiệp, lưu dân phiêu bạt từ nhiều phương, tiến hành khai khẩn những vùng đất dọc theo dãy núi phía Nam của phủ Tuy Hòa (tức dãy Đèo Cả).

 

Nhờ uy tín và khả năng quy tụ người dân, biện pháp tổ chức khẩn hoang có hiệu quả của ông cùng các chính sách khuyến khích, nên việc khẩn hoang được xúc tiến mạnh mẽ. Những vùng đất hoang vu dần trở thành những khu vực sản xuất hoa màu, đồng ruộng trù phú.

 

Cùng với hoạt động khẩn hoang, công tác thủy lợi cũng được ông chú trọng, đặc biệt là những công trình thủy lợi lớn. Những đập ngăn sông suối để đưa nước vào đồng ruộng trong mùa nắng hạn như: Suối Lạnh, Bầu Đá, Đồng Lau, Đồng Tranh, Bà Phó… đã ra đời. Sản xuất ổn định, những xóm làng mới được hình thành ven chân núi, đời sống người dân ngày càng sung túc.

 

Đến năm Thành Thái thứ 8 (1896), tổng Tuy Lộc được thành lập, ông Lê Trung Lập được bổ nhiệm làm chánh tổng. Năm Thành Thái thứ 11 (1899), tổng Tuy Lộc đổi tên thành tổng Hòa Lộc gồm 8 thôn: Mỹ Thành, Mỹ Điền, Mỹ Lâm, Mỹ Cảnh, Mỹ Tường, Mỹ Định, Đa Nông, Tuy Đa.

 

Hòa Lộc là một trong bảy tổng của phủ Tuy Hòa lúc bấy giờ, được thành lập sau các tổng Hòa Đa, Hòa Bình, Hòa Mỹ, Hòa Lạc và trước các tổng Hòa Tường, Hòa Đồng. Người dân địa phương quen gọi tổng Hòa Lộc là tổng Mộ. Vì tên gọi này nói lên đặc điểm của một tổng có lịch sử hình thành từ quá trình mộ dân khẩn hoang.

 

Cũng trong năm 1899, ông Lê Trung Lập thiết lập thêm một thôn mới là Hội Khánh, nhập vào tổng Hòa Lạc và đưa gia đình về đây sinh sống, phát triển thêm một chi phái họ Lê ở thôn này. Sau đó Hội Khánh sáp nhập với các thôn Phú Quý, Phú Lạc lấy tên là Phú Khánh.

 

Đây chính là thôn Phú Khánh ở xã Hòa Tân Tây hiện nay. Ông Lê Trung Lập làm chánh tổng trong 6 năm, đến năm Thành Thái thứ 13 (1901), ông xin nghỉ vì tuổi cao.

 

Để ghi nhận và biểu dương người có công trong việc thực hiện chính sách khẩn hoang, năm Khải Định thứ 4 (1919), ông Lê Trung Lập được triều đình thưởng thụ Chánh Bát phẩm văn giai (một trong chín bậc phẩm trong quan chế Cửu phẩm quan giai dưới triều nhà Nguyễn, tính từ nhất phẩm đến cửu phẩm).

 

Một người con của ông là Lê Phụng Các cũng được phong tặng Chánh Cửu phẩm văn giai. Ngày 14/7/1919 (tức năm Kỷ Mùi), ông qua đời. Đến năm Khải Định thứ 9 (1924), ông được triều đình ban sắc phong Khai canh chi thần.

 

Sau khi qua đời, ông Lê Trung Lập được người dân tổng Hòa Lộc suy tôn là tiền hiền và thờ cúng tại các đình làng ở địa phương. Ngoài ra, ông Lê Trung Lập còn được con cháu tộc họ lập nhà thờ tại khu đất trước đây là nhà ở của gia đình ông.

 

Trải qua nhiều biến cố nhưng những di vật và vật dụng trong nhà thờ vẫn được lưu giữ cho đến nay. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng, làm cơ sở để tìm hiểu về nhân vật Lê Trung Lập và quá trình khai phá, thành lập tổng Hòa Lộc thời bấy giờ.

 

Nơi giáo dục truyền thống

 

 

Những di vật lưu giữ trong nhà thờ Lê Trung Lập được hậu duệ của ông giới thiệu với khách tham quan. Ảnh: TRÍ DƯƠNG

 

 

Ông Lê Trung Lý, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, một hậu duệ của cụ Lê Trung Lập cho biết: “Nhà thờ Lê Trung Lập được chính quyền công nhận di tích cấp tỉnh là vinh hạnh cho gia đình, dòng họ, tổ tiên vì đã có công đóng góp cho đất nước. Điều đó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

 

Đây cũng là nơi để hậu duệ họ Lê phụng sự tổ tiên, tổ chức các sinh hoạt văn hóa trong họ tộc, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho con cháu và các tầng lớp nhân dân. Mong rằng, con cháu họ Lê cũng như các tộc họ khác lấy ông làm gương, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

 

Còn theo hậu duệ Lê Huỳnh Bá, việc giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Lê Trung Lập là một hình thức giáo dục truyền thống hiệu quả cho thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh trên địa bàn xã Hòa Tân Tây và huyện Tây Hòa. Khi lý thuyết gắn với thực tiễn sẽ tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương. Từ đó, các cháu biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn..

 

“Em rất tự hào khi trên quê hương mình có một nhân vật như ông Lê Trung Lập. Thông qua di tích lịch sử văn hóa này, chúng em được bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này có những việc làm thiết thực, góp phần gìn giữ và phát huy hơn nữa truyền thống của quê hương mình”, em Nguyễn Thị Mỹ Như, học sinh Trường THCS Phạm Đình Quy, xã Hòa Tân Tây thổ lộ.

 

Khẳng định nhà thờ Lê Trung Lập có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và là một địa chỉ đỏ phát triển du lịch trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa Phan Công Trinh cho biết huyện đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã Hòa Tân Tây, đặc biệt là tộc họ Lê thôn Phú Khánh – Hội Cư vận dụng các biện pháp bảo vệ nguyên trạng khuôn viên di tích; từng bước trùng tu, tôn tạo, phục hồi nhằm đảm bảo tính bền vững của di tích.

 

Trong đó chú trọng gìn giữ những cổ vật có giá trị còn được lưu giữ, nhất là các sắc phong và các văn bản Hán Nôm liên quan đến cuộc đời ông Lê Trung Lập; gìn giữ, tôn tạo cảnh quan môi trường di tích đảm bảo xanh, sạch, đẹp, trang nghiêm…

 

Phú Yên có 119 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có di tích nhà thờ Lê Trung Lập. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế để tỉnh phát triển du lịch về nguồn; nguồn tư liệu vô giá để khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ. Việc tu bổ, tôn tạo và khai thác các tiềm năng lợi thế của di tích này và các giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch góp phần quan trọng để thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững.

Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thái

 

 PHONG NHÃ

Nguồn

Cùng chủ đề

Tháp Nghinh Phong đón khách

Nếu Mũi Điện (TX Đông Hòa) là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam, thì tháp Nghinh Phong là nơi đón gió đông và vượng khí, món quà từ đại dương xanh.   Tháp Nghinh Phong về đêm lung linh đèn màu   Quảng trường Tháp Nghinh Phong được thiết kế hài hòa với cảnh quan, không gian biển rộng mở....

Tiếng lòng của cử tri

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, thực hiện khối lượng công việc rất lớn, thông qua 25 nghị quyết quan trọng. Theo dõi sát sao, đa số cử tri trong tỉnh tỏ rõ sự hài lòng và mong muốn các nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp này sẽ sớm được...

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng yếu, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng.   Quang cảnh Hội thảo khoa học về xây dựng chi, đảng bộ cơ sở bốn tốt do Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Trường Chính trị...

Đông Hòa: Tăng phiên giao dịch xã để giải ngân vốn cho hộ vay

Ngày 12/7, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TX Đông Hòa tổ chức phiên họp quý II, triển khai nhiệm vụ quý III/2024.   Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH TX Đông Hòa, trong 6 tháng đầu năm nay, bên cạnh các phiên giao dịch xã định kỳ, đơn vị còn tăng 9 phiên giao dịch tại các...

Tăng cường quản lý quy hoạch, phát triển đô thị

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt; góp phần mang lại diện mạo mới khang trang, hiện đại cho các địa phương.   Công bố, công khai các quy hoạch   Nhằm cụ thể hóa Đồ án quy hoạch xây dựng...

Cùng tác giả

Việt Nam bứt phá vào nhóm thu nhập cao

Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân của người VN năm 2023 đạt gần 4.347 USD/người, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Nhưng theo cách tính mới từ 1.7.2024 trở đi, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao bình quân trên đầu người từ 4.516 – 14.005 USD/đầu người, như vậy người Việt cần thêm khoảng 170 USD nữa để vào nhóm quốc gia có thu...

Tháp Nghinh Phong đón khách

Nếu Mũi Điện (TX Đông Hòa) là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam, thì tháp Nghinh Phong là nơi đón gió đông và vượng khí, món quà từ đại dương xanh.   Tháp Nghinh Phong về đêm lung linh đèn màu   Quảng trường Tháp Nghinh Phong được thiết kế hài hòa với cảnh quan, không gian biển rộng mở....

Tiếng lòng của cử tri

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, thực hiện khối lượng công việc rất lớn, thông qua 25 nghị quyết quan trọng. Theo dõi sát sao, đa số cử tri trong tỉnh tỏ rõ sự hài lòng và mong muốn các nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp này sẽ sớm được...

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng yếu, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng.   Quang cảnh Hội thảo khoa học về xây dựng chi, đảng bộ cơ sở bốn tốt do Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Trường Chính trị...

Đông Hòa: Tăng phiên giao dịch xã để giải ngân vốn cho hộ vay

Ngày 12/7, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TX Đông Hòa tổ chức phiên họp quý II, triển khai nhiệm vụ quý III/2024.   Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH TX Đông Hòa, trong 6 tháng đầu năm nay, bên cạnh các phiên giao dịch xã định kỳ, đơn vị còn tăng 9 phiên giao dịch tại các...

Cùng chuyên mục

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Đổi thay ở vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng

Thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An) là nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.   Tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển quê hương. Diện mạo...

Quân dân Phú Yên kìm chân, chặn bước tiến quân viễn chinh Pháp

Hơn 70 năm trôi qua, những người tham gia đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp năm nào, nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến hoặc đã về với ông bà, tổ tiên; một vài người còn sống đều đã bước qua tuổi 90, như Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, đại tá Phan Đắc Tổng,...

Theo bước chân Tiểu đoàn 375 vào chiến dịch Át-lăng

Trong không khí hào hùng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch Át-lăng năm xưa bồi hồi, xúc động nhớ về một thời trai trẻ hiến dâng, vào sinh ra tử, cùng “chia lửa”, góp sức làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Chiến dịch Át-lăng: Tham vọng của Pháp và cú đấm thép của quân dân Phú Yên

Chiến dịch Át-lăng là một trong những kế hoạch thành phần, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổng thể Kế hoạch Nava. Tuy nhiên, chính tướng Nava và cả Chính phủ Pháp, Mỹ cũng không ngờ rằng, một cuộc hành binh quy mô, cùng vũ khí hiện đại, lực lượng tinh nhuệ đã bị quân và dân Phú Yên đập tan...

CHIẾN DỊCH ÁT-LĂNG:

Chiến dịch Át-lăng là một trong những kế hoạch thành phần, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổng thể Kế hoạch Nava. Tuy nhiên, chính tướng Nava và cả Chính phủ Pháp, Mỹ cũng không ngờ rằng, một cuộc hành binh quy mô, cùng vũ khí hiện đại, lực lượng tinh nhuệ đã bị quân và dân Phú Yên đập tan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất