Powered by Techcity

Lòng nhân của người đất Phú


Mở được lòng mình, giúp ích cho cộng đồng, đem lại những bài học và giá trị sống tốt đẹp, thật đáng quý biết bao.

 

Đau thắt lòng vẫn nghĩ đến người khác

 

Tại TP Tuy Hòa, nữ CCB Lê Thị Kim Thắng đã khởi xướng và cùng đồng đội làm đám giỗ chung cho các anh hùng, liệt sĩ ở tỉnh Phú Yên mỗi năm hai lần, vào ngày 27/7 và 22/12. Đó là thông tin từ bài viết của tác giả Nguyễn Bá Thuyết trên Báo Người Lao Động số ra ngày 21/10/2022.

 

Từ chuyện bà Thắng và nhóm nữ CCB làm đám giỗ cho liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 2002, năm 2010, tỉnh Phú Yên giao cho Hội CCB tỉnh đứng ra tổ chức lễ giỗ cho các anh hùng liệt sĩ mỗi năm hai lần. Cách người Phú Yên bày tỏ sự tri ân như các CCB thật chân tình, quý giá.

 

Người Phú Yên cũng thể hiện lòng nhân một cách sâu sắc, điển hình như những tấm gương trong cuộc thi “Lòng tốt quanh ta” của Báo Người Lao Động, được các tác giả Phú Yên chuyển tải đến bạn đọc và tạo hiệu ứng tốt đẹp.

 

Trong bài viết “Món quà vô giá của chàng trai ra đi ở tuổi 22”, tác giả Yên Lan cho biết, là giáo viên mầm non ở TP Tuy Hòa, chị Võ Thị Sương tảo tần nuôi hai con. Không may người con trai lớn Nguyễn Võ Anh Tuấn mắc bệnh hiểm nghèo, từ năm 11 tuổi đã gắn chặt với giường bệnh bởi chứng bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.

 

Đây là một bệnh lý thần kinh cơ di truyền, chủ yếu xảy ra ở bé trai, dấu hiệu đầu tiên là yếu cơ ở gốc chi, sau đó bệnh tiến triển nặng dần đến các cơ xa gốc chi, cơ hô hấp… Đến một lúc nào đó, bệnh nhi sẽ không đi lại được, cơ trơn lẫn cơ tim đều bị ảnh hưởng, người bệnh thường chết vì suy hô hấp hoặc bệnh cơ tim trong độ tuổi 15-25.

 

Không thể để con đi dần về phía cái chết, vợ chồng chị Sương đưa con đến các bệnh viện lớn trong nước với hy vọng có thể gặp được những bác sĩ tài năng hay tìm thấy phép màu giúp con bình phục. Nhưng đều vô vọng, 11 tuổi, Tuấn không thể đi lại được nữa. Cũng trong năm đó – năm 2009 – chồng chị Sương bị đột quỵ, qua đời.

 

Không thể nào kể hết nhọc nhằn mà mẹ con chị Sương trải qua. Bán nhà để có tiền chữa bệnh cho con, cả nhà bao lần đổi nhà trọ khi chủ nhà sợ người bệnh qua đời trong nhà mình; những gì quý giá nhất mà gia đình luôn mang theo là di ảnh người chồng, người cha quá cố và những tấm bằng khen thành tích học giỏi của cô con gái.

 

Đối diện nhiều biến cố đau đớn thắt lòng song mẹ con chị vẫn luôn biết nghĩ đến người khác. Trước khi rời khỏi cuộc đời, chàng trai 22 tuổi Nguyễn Võ Anh Tuấn để lại món quà vô cùng quý giá: Giác mạc từ đôi mắt của mình, giúp 2 người ở Quảng Trị và Hà Tĩnh tìm lại ánh sáng.

 

Cảm kích trước ý chí và tình cảm tha thiết của con trai chị dành cho cuộc sống, trước tấm lòng cao cả và nghị lực của chị, bạn đọc và Báo Người Lao Động kết nối với địa phương không chỉ hỗ trợ về công việc mà còn góp tiền xây nhà Tình thương.

 

Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP HCM) tặng 66 triệu đồng; doanh nhân Lê Anh Thiên Thư tặng 30 triệu đồng và Báo Người Lao Động tặng bổ sung, tròn 100 triệu đồng để hỗ trợ chị Võ Thị Sương. Chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh – sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo” – do ông Trương Hòa Bình sáng lập, Báo Người Lao Động quản lý – cũng tặng con gái chị Võ Thị Sương 10 triệu đồng làm khoản kinh phí hỗ trợ học tập.

 

Từ nồi cháo đến nhà Tình thương

 

Cũng ở Phú Yên, vợ chồng ông Phan Ngọc Phượng (SN 1960), trúthôn An Hòa, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh – một trong 75 người tham dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).

 

Theo tác giả Phan Văn Lương, tháng 3/2020, ông đến huyện Sông Hinh để viết về một vụ án thì vô tình biết được vợ chồng ông Phan Ngọc Phượng – nhân vật trong bài viết “Vợ chồng nông dân làm việc thiện”, đang giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.

 

Với 400.000 đồng còn lại sau chuyến đi điều trị ở Viện Huyết học Truyền máu TP Hồ Chí Minh, ông Phan Ngọc Phượng cùng vợ là bà Nguyễn Thị Lý khởi đầu hoạt động thiện nguyện bằng 100 suất cháo dành cho người già và trẻ em ở xã Đức Bình Tây.

 

Nghe tin, 3 người con của họ và người thân, tiểu thương thấy hành động này có ý nghĩa nhân văn nên góp thêm tiền thường xuyên. Nhờ đó nồi cháo tình thương do ông bà Phượng – Lý đảm trách vẫn duy trì đều đặn với 100-300 suất vào ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần.

 

Trong 6 năm (2017-2023), ông bàPhượng – Lý đã làm cầu nối, vận động nhiều doanh nghiệp, hội – nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 6 nhà Tình thương có tổng trị giá hơn 270 triệu đồng; khoan mới 14 giếng nước cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí mai táng cho gần 300 người neo đơn, gia cảnh khó khăn từ 6-8 triệu đồng mỗi trường hợp; trao tặng 115 chiếc xe lăn cho người khuyết tật và hàng ngàn suất quà.

 

Với phương châm hành động “Ai thiếu đến nhận – Ai dư đến góp”, hơn 4 năm qua, tại nhà ông bà Phượng – Lý hình thành “Cửa hàng 0 đồng” với quần áo, giày dép cũ – mới, gạo, mì gói, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt… Cùng thời gian đó, ông bà còn vận động nguồn tiền từ nhà hảo tâm hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho 15 gia đình khó khăn xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh…

 

Mạch nguồn sống đẹp vẫn trào dâng

 

Cách người Phú Yên bày tỏ lòng nhân cũng như bao người trên đất nước ta hôm nay, cho thấy sống đẹp là truyền thống, là đạo lý của người Việt. Mạch nguồn sống đẹp vẫn trào dâng, tuôn chảy trong dòng đời. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà phát tâm thiện nguyện. Giữa muôn trùng khó khăn bủa vây, trong tuyệt vọng vẫn lóe lên ánh sáng nghĩa nhân.

 

Cách cho đi của chàng trai 22 tuổi cho thấy anh không mất đi mà anh vẫn còn trên cuộc đời này qua ánh sáng đem lại cho 2 người khác; gia đình anh có thêm những người thân, yêu mến nhau trong cuộc đời còn lại.

 

 

Cách người Phú Yên bày tỏ lòng nhân cũng như bao người trên đất nước ta hôm nay, cho thấy sống đẹp là truyền thống, là đạo lý của người Việt. Mạch nguồn sống đẹp vẫn trào dâng, tuôn chảy trong dòng đời. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà phát tâm thiện nguyện. Giữa muôn trùng khó khăn bủa vây, trong tuyệt vọng vẫn lóe lên ánh sáng nghĩa nhân.

 

 

Cách làm thiện nguyện của ông bà Phượng – Lý chân chất như chính con người họ, cho đi từ những điều ngỡ như nhỏ nhặt, một bát cháo ấm lòng người nghèo khó đến những chiếc xe lăn hay nhà Tình thương. Họ cho đi, không đòi hỏi nhận lại, song cái họ nhận được là niềm vui, lòng thanh thản vì đã giúp được cho những cảnh đời khốn khó. Mở được lòng mình, giúp ích cho cộng đồng, đem lại những bài học và giá trị sống tốt đẹp, thật đáng quý biết bao.

 

BÙI PHAN THẢO



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/325218/long-nhan-cua-nguoi-dat-phu.html

Cùng chủ đề

Trường đại học Xây dựng Miền Trung: Khẳng định thương hiệu từ chất lượng đào tạo

Trường đại học Xây dựng Miền Trung là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Xây dựng. Được thành lập từ năm 1976, đây là một trong những cơ sở đào tạo đáng tin cậy, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, công nghệ và kinh tế, phục vụ cho sự phát triển KT-XH...

Xu hướng kinh tế xanh tại các hợp tác xã

Trong sản xuất, nhiều HTX áp dụng phương thức canh tác hữu cơ kết hợp cải tạo đất, tái chế phụ phẩm nông nghiệp để bảo vệ môi trường vùng trồng. Trong làm dịch vụ, nhiều HTX chọn du lịch nông nghiệp xanh, đưa công nghệ hiện đại nâng cao hoạt động cung ứng... Những dấu hiệu này cho thấy kinh tế tập...

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẾT ẤT TỴ 2025

Phát trên truyền hình số mặt đất tại Phú Yên và các hệ thống truyền dẫn: Vệ tinh Vinasat- 1, Truyền hình Cáp SCTV, VNPT (My TV), VIETTET (Netx TV), FPT phát trực tuyến trên trang thông tin điện tử: www.ptpphuyen.vn và các nền tảng số   I. Thời gian và thời lượng phát sóng 1. Từ ngày 27/1/2025-2/2/2025, tức từ 28 tháng Chạp đến hết ngày...

Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng – An toàn – Hài lòng người bệnh

Phú Yên Online - Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng - An toàn - Hài lòng người bệnh ...

Tự hào truyền thống của Đảng, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Chiều 20/1, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ năm 2025.   Các đại biểu thực...

Cùng tác giả

Cô giáo ở Phú Yên lại gây sốt vì vẽ linh vật rắn đẹp mê ly

Linh vật rắn được cô Vũ Mặc Khuê Trâm (giáo viên mỹ thuật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi) vẽ trên bảng phấn – Ảnh: Nhân vật cung cấp Ngày 21-1, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, cô Vũ Mặc Khuê Trâm, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (TP Tuy Hòa, Phú Yên), cho biết vừa hoàn thành linh vật Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên bảng phấn của trường này. Không ai xa lạ, cô Trâm chính...

Trường đại học Xây dựng Miền Trung: Khẳng định thương hiệu từ chất lượng đào tạo

Trường đại học Xây dựng Miền Trung là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Xây dựng. Được thành lập từ năm 1976, đây là một trong những cơ sở đào tạo đáng tin cậy, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, công nghệ và kinh tế, phục vụ cho sự phát triển KT-XH...

Xu hướng kinh tế xanh tại các hợp tác xã

Trong sản xuất, nhiều HTX áp dụng phương thức canh tác hữu cơ kết hợp cải tạo đất, tái chế phụ phẩm nông nghiệp để bảo vệ môi trường vùng trồng. Trong làm dịch vụ, nhiều HTX chọn du lịch nông nghiệp xanh, đưa công nghệ hiện đại nâng cao hoạt động cung ứng... Những dấu hiệu này cho thấy kinh tế tập...

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẾT ẤT TỴ 2025

Phát trên truyền hình số mặt đất tại Phú Yên và các hệ thống truyền dẫn: Vệ tinh Vinasat- 1, Truyền hình Cáp SCTV, VNPT (My TV), VIETTET (Netx TV), FPT phát trực tuyến trên trang thông tin điện tử: www.ptpphuyen.vn và các nền tảng số   I. Thời gian và thời lượng phát sóng 1. Từ ngày 27/1/2025-2/2/2025, tức từ 28 tháng Chạp đến hết ngày...

Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng – An toàn – Hài lòng người bệnh

Phú Yên Online - Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng - An toàn - Hài lòng người bệnh ...

Cùng chuyên mục

Sức sống mới ở Phú Mỡ

Xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) từng là khu căn cứ che chở quân và dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Khi hòa bình, thống nhất đất nước, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH.   Những năm qua, cả hệ thống chính trị và Nhân dân xã Phú Mỡ tập trung...

TX Tuy Hòa, những ân tình ngày ấy…

Kỷ niệm 20 năm thành lập TP Tuy Hòa (5/1/2005-5/1/2025), chúng tôi không quên bao ân tình mà trong bối cảnh khó khăn sau khi tái lập tỉnh, TX Tuy Hòa đã “nhường cơm sẻ áo” về cơ sở vật chất để giúp Đài Truyền hình Phú Yên những ngày đầu thành lập.   Tập thể Đài Truyền hình Phú Yên trong ngày đón...

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Đổi thay trên quê hương Xuân Lãnh

Từ khi có Đảng soi đường, chỉ lối, trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong kháng chiến, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.   Là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, Nhân dân Xuân Lãnh hết...

Tháp Nhạn

Được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua gần 1.000 năm đối mặt với sự khắc nghiệt của nắng gió vùng Nam Trung Bộ, tháp Nhạn những năm 90 của thế kỷ trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1988, tháp Nhạn được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ...

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất