Powered by Techcity

Khẳng định tầm vóc và ảnh hưởng của Danh nhân Lương Văn Chánh trong công cuộc mở mang xứ Đàng Trong

Từ trước đến nay, chúng ta biết đến công lao của Lương Văn Chánh qua các đạo sắc phong đang phụng thờ tại từ đường họ Lương ở thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Đây là những văn bản Hán Nôm quý hiếm đề cập đến vai trò và công lao của ông được các triều đại phong kiến nước ta ghi nhận trong việc mởmang các vùng đất xứ Đàng Trong, và đặc biệt là việc mở đất Phú Yên.

 

Đền thờ Lương Văn Chánh ở thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa là nơi lưu giữ một số đạo sắc phong ghi nhận vai trò và công lao của danh nhân này. Ảnh: THIÊN LÝ

 

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tại chùa Hoa Sơn, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang lưu giữ 5 đạo sắc phong thần cho Lương Văn Chánh. Thông tin từ những đạo sắc phong này góp phần khẳng định vai trò của Lương Văn Chánh trong công cuộc mởmang xứ Đàng Trong ở các thế kỷ XVI-XVII.

 

5 đạo sắc phong thần đang được lưu giữ tại Quảng Ngãi

 

Lương Văn Chánh là bậc công thần có nhiều đóng góp trong việc mởmang các vùng đất xứ Đàng Trong của Chúa Nguyễn từ những ngày đầu gây dựng cơ đồ phía nam dãy Hoành Sơn. Công lao to lớn ấy được Quốc sử quán Triều Nguyễn ghi rõ: “Lương Văn Chánh là công thần hồi quốc sơ, khai thác đất đai, mở rộng biên giới, công lao rõ rệt”(1). Ông không chỉ là một vị tướng tài giỏi nơi trận mạc, có công lớn trong việc mở rộng biên cương Đại Việt trong thế kỷ XVI, mà còn là nhà quản lýcó tài kinh bang tế thế trong việc xây dựng chính quyền, ổn định đời sống Nhân dân trên vùng đất mới.

 

Việc tìm thấy các đạo sắc phong thần Lương Văn Chánh ở chùa Hoa Sơn, tỉnh Quảng Ngãi góp phần khẳng định vai trò và công lao to lớn của ông không chỉ bó hẹp trên vùng đất Phú Yên mà trải rộng trên nhiều địa phương trong cả nước.

Tài năng, công đức của Lương Văn Chánh được các triều đại phong kiến ghi nhận và ban tặng nhiều sắc phong chức tước và khi ông mất ban cho sắc thần với những mỹ tự và thần hiệu cao quý. Tại chùa Hoa Sơn, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang lưu giữ 5 đạo sắc phong thần cho Lương Văn Chánh (Lương Phủ Quân, Lương Quận Công). Đây là những sắc phong Hán Nôm quý hiếm phong tặng cho Lương Văn Chánh tại các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Đồng Khánh.

 

Sắc phong năm Minh Mạng thứ ba (năm 1822) ngày 24/9 phong tặng Lương Văn Chánh thần hiệu Uy Dũng Công Thần Lương Quận Công và mỹ hiệu Tương Võ Chiêu Nghị Trung đẳng thần. Nội dung sắc phong ghi rõ: “Sắc Uy Dũng Công Thần Lương Quận Công trợ giúp cho nước che chở cho dân, rõ ràng công đức được xã dân phụng thờ. Vâng mệnh Cao Thế Tổ Hoàng Đế đã thống nhất đất nước, thần dân khắp nơi vui mừng. Nay hồng đồ sáng tỏ, nghĩ đến sự che chở của thần cần nêu cao danh hiệu nên phong thêm là Tương Võ Chiêu Nghị Trung đẳng thần. Chuẩn cho thôn Phú An, huyện Chương Nghĩa phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ bảo vệ cho lê dân của ta”.

 

Sắc phong năm Thiệu Trị thứ ba (năm 1843) ngày 12/4 phong tặng Lương Văn Chánh thần hiệu Tương Vũ Chiêu Nghị Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần, cụ thể: “Sắc phong cho Tương Vũ Chiêu Nghị Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần, bảo vệ cho nước che chở cho dân, linh ứng lâu năm, đã được ban tặng sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Năm Minh Mệnh thứ 21, đúng dịp Ngũ Tuần Đại Khánh của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế nhà ta, kính theo chiếu ra ân rộng rãi, lễ lớn nên tặng thêm cấp bậc. Nay, Trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần nên phong tặng thêm Tương Vũ Chiêu Nghị Uy Dũng Dực Nghiêm Trung đẳng thần. Chuẩn cho thôn Phú Thọ, huyện Chương Nghĩa phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở trợ giúp dân ta”.

 

Sắc phong năm Thiệu Trị thứ ba (năm 1843) ngày 14/5 ghi rõ thần hiệu của Lương Văn Chánh là Tương Võ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần: “Sắc Tương Võ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần, trợ giúp cho nước che chở cho dân, rõ ràng linh ứng, đã được ban cấp tặng sắc, chuẩn cho phụng thờ. Nay Trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần nên tặng thêm Tương Võ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Vệ Chính Trung đẳng thần. Chuẩn cho thôn Phú Thọ, huyện Chương Nghĩa phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở và giúp đỡ cho lê dân của ta”.

 

Sắc phong năm Tự Đức thứ ba (năm 1850) ngày 8/11 phong tặng cho Lương Văn Chánh thần hiệu là Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Tương Vũ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Vệ Chánh Quang Ý Trung đẳng thần có nội dung: “Sắc phong Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân, vốn được phong tặng Tương Vũ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Vệ Chánh Trung đẳng thần, bảo vệ cho nước che chở cho dân, linh ứng lâu năm, đã được ban cấp tặng sắc, chuẩn cho phụng thờ. Nay, Trẫm nhận mệnh lớn nghĩ đến sự che chở của thần nên phong tặng thêm Tương Vũ Chiêu Nghị Dực Nghiêm Vệ Chánh Quang Ý Trung đẳng thần. Chuẩn cho thôn Phú Thọ huyện Chương Nghĩa phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở trợ giúp dân ta”.

 

Riêng đạo sắc ngày 1/7 năm Đồng Khánh thứ hai (năm 1886) là sắc hợp phong Lương Văn Chánh cùng với các danh nhân của tỉnh Quảng Ngãi là Mai Phủ Quân, Quảng Phủ Quân, Phi Vận Tướng Quân. Nội dung sắc ghi rõ: “Sắc phong cho Hiển Văn Chiêu Tiết Phương Du Tuấn Vọng Quang Ý Kỷ Mùi Khoa Tiến sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung đẳng thần; Bỉnh Trung Địch Dũng Mậu Huân Vĩ Liệt Quang Ý Trấn Nam Doanh Phó Đô Tướng Dương Vũ Công Thần Mai Phủ Quân Trung đẳng thần; Tương Vũ Chiêu Nghị Nghiêm Dực Vệ Chánh Quang Ý Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần; Hưu Lượng Hoành Vĩ Trang Túc Khoan Hoằng Quang Ý Đoan Nhã Công Thần Quảng Phủ Quân Trung đẳng thần. Từ trước đến nay bảo vệ cho nước che chở cho dân, linh ứng lâu năm, đã được ban tặng sắc phong để lưu lại công đức mà thờ tự. Nay, Trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần nên tặng thêm Dực Bảo Trung Hưng Trung đẳng thần. Chuẩn cho thôn Phú Thọ thuộc huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Nghĩa phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở trợ giúp dân ta”.

 

Sắc phong năm Thiệu Trị thứ ba (năm 1843) ngày 12/4 phong tặng Lương Văn Chánh là Tương Vũ Chiêu Nghị Uy Dũng Công Thần Lương Phủ Quân Trung đẳng thần. Ảnh: ĐÀO NHẬT KIM

 

Sự khác biệt giữa các sắc phong lưu giữ ở Phú Yên và Quảng Ngãi

 

So sánh thần hiệu của Lương Văn Chánh tại các sắc phong tại từ đường họ Lương ở Phú Yên với các sắc phong ban tặng cho thôn Phú An và thôn Phú Thọ, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có sự khác biệt. Các sắc phong Phú Yên thì Lương Văn Chánh được ban thần hiệu là Thượng đẳng thần, còn ởQuảng Ngãi là Trung đẳng thần. Việc thần hiệu của Lương Văn Chánh 5 sắc thần tại Quảng Ngãi chỉ bậc Trung đẳng thần do việc kê khai công trạng của thần tại 2 thôn Phú An và Phú Thọ (nơi mà dấu ấn của Lương Văn Chánh không đậm nét như ở Phú Yên), nên việc ban cấp phẩm trật cho Lương Văn Chánh có sự khác biệt. Hiện tượng này cũng thường gặp các địa phương về phẩm trật của các vị thần, dù cùng tên nhưng ởlàng này là Trung đẳng thần mà làng khác là Thượng đẳng thần.

 

Ngoài 5 sắc phong cho 2 thôn Phú An và Phú Thọ phụng thờ, thì trong các bài văn tế tại đình làng, dinh miếu ởcác địa phương Quảng Ngãi, Danh nhân Lương Văn Chánh cũng được thờ cúng bên cạnh các vị nhân thần ởđây như Bùi Tá Hán, Mai Dõng. Ở một số đình, miếu ở vùng Nam Bộ, Lương Văn Chánh cũng được thờ phụng một cách trang trọng trong chánh điện cùng với các thần bản vị địa phương. Điều này cho thấy, tầm vóc và ảnh hưởng của Danh nhân Lương Văn Chánh trải rộng cả khu vực Đàng Trong.

 

—————— 

(1) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, quyển 1, NXB Thuận Hóa, 1993.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 3.600 đại biểu Phú Yên tham dự quán triệt Nghị quyết 18

Ngày 1/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Cùng tác giả

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Hơn 3.600 đại biểu Phú Yên tham dự quán triệt Nghị quyết 18

Ngày 1/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Cùng chuyên mục

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất