Powered by Techcity

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa


Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.

 

V trí chiến lược

 

Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh của tam giác mà cạnh đáy là đường bờ biển. Thành Hồ nằm bên bờ sông Đà Rằng, một con sông lớn ở Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ vùng núi cao, có lưu vực và chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên. Nơi đây có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế và phòng thủ về quân sự.

 

Phía Tây Thành Hồ là vùng núi rộng lớn và tương đối bằng phẳng, có nhiều di tích, di chỉ, khảo cổ học có liên quan đến văn hóa Chăm Pa. Thành Hồ chính là cửa ngõ thông lên châu Thượng Nguyên (Tây Nguyên) của vương quốc Chăm Pa.

 

Các di tích Bia Chợ Dinh có niên đại thế kỷ thứ IV, di tích Tháp Nhạn có niên đại thế kỷ XI, di tích Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV… chứng tỏ sự phát triển liên tục và lâu dài của nền văn hóa Chăm Pa ở Phú Yên. Trong đó, di tích Thành Hồ đóng vai trò như là trung tâm của đồng bằng Tuy Hòa. Do vậy, di tích này là đầu mối quan trọng để tìm hiểu về lịch sử vùng đất Phú Yên.

 

Là một tòa thành có sơ đồ gần giống với hình chữ nhật, thành phía Nam giáp với sông Đà Rằng; thành phía Tây giáp với núi đồi; thành phía Bắc và phía Đông giáp với đồng ruộng. Ngoài ra còn có một bờ thành thứ năm chạy theo hướng Bắc – Nam chia Thành Hồ làm hai phần, phía Đông gọi là thành ngoại và phía Tây gọi là thành nội. Thành Hồ có tất cả 8 cửa, có 4 cửa sinh thuộc các hướng đông, tây, nam, bắc; 4 cửa còn lại là cửa tử.

 

Thành Hồ vốn là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của người Chăm cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ V đến thứ VII, cách đây khoảng 1.400 năm; quy mô diện tích khoảng 1km2, có những bờ thành còn khá nguyên vẹn. Thành Hồ được Bộ VH-TT, nay là Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2005.

 

Qun th kiến trúc

 

Đầu thế kỷ XX, kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học người Pháp H. Pacmentier đã đến nghiên cứu và khảo sát Thành Hồ, ông cũng là người đầu tiên thực hiện một số bản vẽ tương đối chi tiết về tòa thành này. Đây là nguồn tư liệu quý giá để chúng ta tham khảo, nghiên cứu về Thành Hồ hôm nay.

 

Trong 2 năm 2003-2004, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Phú Yên đã phối hợp khai quật tại Thành Hồ trên diện tích khoảng 200m2 và đã tìm thấy các dấu tích công trình kiến trúc cổ vùi lấp trong lòng đất với mật độ tương đối dày. Kết quả khai quật thu được một lượng lớn các loại đồ gốm dân dụng, gốm kiến trúc, có niên đại thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII.

 

Khi khai quật bờ thành phía Đông, đoàn tìm thấy nhiều lớp đất thành chồng lên nhau, chứng tỏ Thành Hồ đã được tu bổ nhiều lần. Thành chủ yếu đắp bằng đất, xen lẫn đá nhỏ, một số đoạn được bó gạch, loại gạch đặc có kích thước lớn hơn gạch bây giờ (dày 8cm, rộng 13cm và dài 33cm), gạch nhẹ, nhưng có cường độ chịu nén khá cao. Bên trong thành có các hồ nước sâu 4-5m, đào để lấy đất đắp thành nên mới có tên là Thành Hồ.

 

Quan sát từ xa ta có thể thấy, hiện tại thành phía Đông còn khá nguyên vẹn, thành có chiều dài 719m, cao 5m, mặt thành rộng từ 10-15m, phía trên có nhiều ụ đất cao, dạng chòi gác, cây cối hiện nay mọc rất nhiều. Bờ thành phía Tây chạy vòng qua núi Hòn Mốc có 2 đoạn, đoạn phía Đông Nam dài khoảng 600m. Bờ thành thứ năm (thành giữa) dài 920m, phía Bắc bờ thành này hiện nay đã bị phá một đoạn để làm mương dẫn nước. Bờ thành phía Đông gần như bị sụt đổ xuống sông Đà Rằng; có chăng chỉ còn là dạng phế tích.

 

Dọc theo các bờ thành phía ngoài còn có dấu tích của các hào nước sâu như là hệ thống phòng thủ, hỗ trợ bờ thành. Phía Tây Thành Hồ, khu vực nội thành có một núi nhỏ là Hòn Mốc cao khoảng 600m so với khu vực xung quanh, trên đỉnh núi này còn sót lại vật liệu xây dựng của các công trình kiến trúc cổ như là tháp canh, trạm gác cho khu vực Thành Hồ. Đầu năm 2006, tại Hòn Mốc đã tìm thấy 4 pho tượng cổ có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII đến thứ X, mang giá trị lịch sử và nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa cổ.

 

Thành Hồ không sở hữu không gian lộng lẫy hay mới lạ để bạn tới đây check-in, mà thay vào đó là những nét cổ kính mang giá trị về văn hóa, lịch sử. Tại đây bạn có thể khám phá thêm về cấu trúc thành lũy xưa của người Chăm Pa, ngắm nhìn những hiện vật từ đồ gốm cổ như ngói ống, bình cổ, những pho tượng… tiêu biểu cho giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc kinh thành Chăm Pa cổ xưa.

 

Sở VHTT&DL cùng với huyện Phú Hòa nên có kế hoạch khai thác Thành Hồ vào phát triển du lịch; tăng cường công tác quảng bá Thành Hồ, đào tạo hướng dẫn viên, xây dựng phòng trưng bày hiện vật… kết hợp với các hoạt động văn hóa khác ở địa phương nhằm hỗ trợ phát triển du lịch.

 

KTS HOÀNG XUÂN THƯỞNG



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/319686/kham-pha-thanh-ho-chung-tich-van-hoa-cham-pa.html

Cùng chủ đề

Phú Yên có nhiều dư địa để phát triển du lịch

Với những kết quả đạt được của ngành Du lịch Phú Yên trong thời gian qua, Cục Du lịch quốc gia đánh giá Phú Yên là địa phương có bước chuyển biến tích cực, vươn lên trên mức trung bình chung cả nước. Phú Yên còn nhiều dư địa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với những tài...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Ngày 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội...

Khai trương Nhà máy bia thủ công C-Brewmaster Tuy Hòa

Công ty CP bia C-Brewmaster vừa khai trương Nhà máy bia thủ công C-Brewmaster Tuy Hòa và ra mắt thương hiệu bia này đến người tiêu dùng Phú Yên.   Nhà máy bia thủ công C-Brewmaster Tuy Hòa được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cùng các công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu lượng khí...

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đó là nội dung của Công văn 828-CV/TU vừa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành. Theo đó, để tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ phòng chống lãng phí, xây dựng văn hóa phòng chống lãng...

Cùng tác giả

Cảnh báo mưa lớn, các thuỷ điện ở miền Trung chuẩn bị ứng phó thế nào?

Sáng 3/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, dự báo từ chiều tối 3 đến 9/11, trên địa bàn mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 500 – 850mm, có nơi trên 1.000mm. Lượng mưa này sẽ gây ra lũ lớn, ngập úng ở vùng thấp trũng, khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven...

Lợi thế hạ tầng giao thông

Lợi thế hạ tầng giao thông – động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung Các tỉnh, thành phố ở miền Trung đang tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng để không bỏ lỡ “chuyến tàu” logistics, vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển lớn về kinh tế cho địa phương và khu vực trong thời gian tới. Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được kỳ vọng trở thành điểm...

Phú Yên có nhiều dư địa để phát triển du lịch

Với những kết quả đạt được của ngành Du lịch Phú Yên trong thời gian qua, Cục Du lịch quốc gia đánh giá Phú Yên là địa phương có bước chuyển biến tích cực, vươn lên trên mức trung bình chung cả nước. Phú Yên còn nhiều dư địa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với những tài...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Ngày 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội...

Cùng chuyên mục

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất