Powered by Techcity

Hướng đồng bào miền núi đến với sản xuất hàng hóa (kỳ 2)

Kỳ 2: Tạo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững

 

Không chỉ tạo ra sản phẩm, việc nâng chất lượng, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cũng được chính quyền các địa phương, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đặc biệt quan tâm. Từ đó từng bước xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín, tạo tính cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

 

Trong mùa thu hoạch, chị Bế Thị Nga thu mua mắc ca trong vườn của nông dân Đặng Minh Hải (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) để sấy khô. Ảnh: KHANG ANH

 

Hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ

 

Ông Võ Ngọc Sơn (thôn 2, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân) có diện tích vườn nhà khoảng 1,2ha, trồng các loại cây ăn quả như mãng cầu, bưởi da xanh, cam, xoài… Năm 2014, thấy vải thiều cho thu nhập cao, ông tìm mua giống vải trái to, có vị chua ngọt vừa phải của Đắk Lắk đem về trồng thử nghiệm. 6 năm sau (năm 2020), hơn 30 gốc vải bắt đầu cho thu hoạch. Ông Sơn cho biết: Mỗi năm vải cho thu hoạch một mùa, bán 50.000 đồng/kg, tôi thu được gần 100 triệu đồng, chưa tính các loại cây khác. Hiện vườn nhà là vườn mẫu nông thôn mới của xã và vải là cây trồng chủ lực. Tôi dự kiến mở rộng diện tích trồng vải, chủ yếu sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật để cây cho trái chất lượng cao.

 

Thấy vườn vải trồng hiệu quả, nhiều người đến tham quan, học hỏi. Ông Sơn không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ nông dân khác. Bản thân ông cũng mong muốn tại địa bàn có thêm nhiều hộ trồng để nâng sản lượng, tạo thương hiệu cho sản phẩm địa phương. “Hiện nay sản phẩm vải thiều sau thu hoạch chỉ bán, tiêu thụ tại địa phương, một số bán ra tỉnh Bình Định. Với nhu cầu thu mua của tư thương, người tiêu dùng, sau khi tôi và người dân trong xã đầu tư thêm nhiều diện tích trồng vải, sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến, hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rộng rãi hơn”, ông Sơn bộc bạch.

 

 

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho hạt mắc ca Sông Hinh cũng là nỗ lực của Bế Thị Nga, chủ hộ kinh doanh Thi Nga, người dân tộc Tày (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh). Chủ cơ sở đang đầu tư, phối hợp với nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Chị Nga cho biết: Năm 2017, thấy gia đình và nhiều người dân trong xã trồng cây mắc ca nhưng không biết cách bảo quản sau thu hoạch, tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn, tôi nảy sinh ý tưởng thu mua hạt về bán lại cho người dân làm sữa, nấu cháo dinh dưỡng. Đến năm 2018, tôi mua máy sấy khô loại nhỏ, thu mua hạt mắc ca tươi, xử lý thành phẩm bán ra thị trường. Sau một thời gian, có nhiều khách hàng hơn, tôi vay thêm tiền để mua máy ép chân không, máy sấy công suất lớn phục vụ cho việc xử lý hạt công nghiệp, làm nhà xưởng để đặt máy móc, bảo quản hạt khô. Tôi cũng bắt đầu đăng ký kinh doanh, rồi làm hồ sơ, thủ tục để sản phẩm đảm bảo các tiêu chí theo đúng quy định trước khi bán trên thị trường.

 

Hiện sản phẩm hạt mắc ca được Bế Thị Nga cung cấp ra thị trường với 2 dạng là hạt sấy khô nứt vỏ (giá 260.000 đồng/kg) và nhân hạt (600.000 đồng/kg); bình quân mỗi năm bán ra thị trường hơn 4 tấn hạt thành phẩm. “Với mong muốn phát triển hạt mắc ca Sông Hinh, tôi dự định tiếp tục mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm thiết bị, máy móc để thu mua, sơ chế hạt mắc ca với số lượng lớn. Ngoài 10 hộ cung cấp hạt tươi ổn định cho cơ sở, tôi động viên, vận động thêm các hộ cung cấp hạt. Tôi rất mong được sự hỗ trợ từ các ngành, địa phương, nhất là công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ để từ đây, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mắc ca Sông Hinh được hình thành một cách bền vững”, Bế Thị Nga nói.

 

Vườn vải thiều nhà ông Võ Ngọc Sơn (xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân) là vườn mẫu nông thôn mới, được nhiều nông dân trong xã học tập. Ảnh: KHANG ANH

 

Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), toàn xã có 58% là đồng bào DTTS. Diện tích trồng mắc ca trên địa bàn là 50ha, chủ yếu tập trung ở vùng đất đỏ bazan; trong đó có khoảng 30ha đã cho thu hoạch. Những năm trước, bà con chỉ biết trồng còn đầu ra thì… trôi nổi, đây cũng là vấn đề trăn trở của địa phương. Hiện nay chị Nga có thể thu mua hạt của người dân với số lượng lớn nên địa phương rất mừng vì khâu đầu ra cho sản phẩm được giải quyết, giúp nông dân an tâm, đầu tư vùng trồng.

 

Chương trình OCOP trở thành “bà đỡ”

 

Ngoài xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ để tăng năng suất, ổn định đầu ra, việc nâng cao giá trị, tạo uy tín, tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường là một trong những phần việc đã và đang được các cấp, ngành, người dân chung tay thực hiện. Theo đó, việc đăng ký tham gia, xét chọn sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2015 (Chương trình OCOP) là giải pháp đặc biệt quan trọng để xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị dựa trên lợi thế nguyên liệu, sản phẩm địa phương.

 

Ba sản phẩm hạt mắc ca sấy khô, gà ủ muối hoa tiêu Hùng Miên, bò một nắng Minh Thư vừa được UBND huyện Sông Hinh công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: CTV

 

Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: Để sản phẩm đặc trưng địa phương khẳng định thương hiệu, chính quyền các cấp, hội đoàn thể trên địa bàn đã tích cực vận động, hướng dẫn người dân tham gia chương trình OCOP, vì đây là chương trình có thể đánh giá chất lượng sản phẩm địa phương đáng tin cậy. Hiện Sơn Hòa đã có 20 sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3, 4 sao. Chúng tôi nhận thấy rằng, để sản phẩm địa phương có thể phát triển, trước hết phải có giá trị, đạt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, bao bì… Địa phương cũng chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các chi, đảng bộ trực thuộc tiếp tục vận động, hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng ký tham gia chương trình; hỗ trợ thiết kế mẫu mã bao bì ngày càng hoàn thiện, bắt mắt hơn.

 

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có khoảng 118 sản phẩm OCOP, trong đó 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh có hơn 32 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao. Các cơ sở sản xuất cũng chú trọng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Ông Võ Như Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đồng Xuân chia sẻ: Trên địa bàn huyện, ngoài các loại cây ăn trái, người dân còn phát triển sản phẩm đặc trưng của người đồng bào. Các sản phẩm này đã được nhiều người dân ở địa phương khác biết đến và nhu cầu mua, sử dụng ngày càng nhiều; có sản phẩm đã được công nhận hoặc đang trong quá trình thực hiện, xét công nhận sản phẩm OCOP.

 

Kỳ cuối: Để sản phẩm vùng đồng bào miền núi tiếp tục vươn xa

 

KHANG ANH

Nguồn

Cùng chủ đề

Chiến công của thuyền và bến

Vừa đi chuyến Cà Mau về, giữa tháng 11/1964, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh được chỉ huy gọi lên giao nhiệm vụ đưa 63 tấn vũ khí tăng cường cho chiến trường Phú Yên. Ông mừng đến run người,...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỉ USD

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.   Tạo tiền đề, động lực cho phát triển KH-XH   Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ...

Chú trọng bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Ban Quản lý KKT Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường đối với các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh.   Công tác bảo vệ môi trường được tăng cường   Phú Yên có KKT Nam Phú Yên, trong...

Phú Yên có 1 tập thể, 1 cá nhân được nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương

Tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Quyết định 38379/QĐ-BTGTW về việc tặng bằng khen cho 64 tập thể và 77 cá nhân trong cả nước có thành tích...

Chống lãng phí – cần hành động quyết liệt

Mới đây, bài viết với nhan đề: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm sau khi được đăng tải rộng rãi trên báo chí đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên,...

Cùng tác giả

Chiến công của thuyền và bến

Vừa đi chuyến Cà Mau về, giữa tháng 11/1964, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh được chỉ huy gọi lên giao nhiệm vụ đưa 63 tấn vũ khí tăng cường cho chiến trường Phú Yên. Ông mừng đến run người,...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỉ USD

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.   Tạo tiền đề, động lực cho phát triển KH-XH   Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ...

Chú trọng bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Ban Quản lý KKT Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường đối với các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh.   Công tác bảo vệ môi trường được tăng cường   Phú Yên có KKT Nam Phú Yên, trong...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Phú Yên có 1 tập thể, 1 cá nhân được nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương

Tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Quyết định 38379/QĐ-BTGTW về việc tặng bằng khen cho 64 tập thể và 77 cá nhân trong cả nước có thành tích...

Cùng chuyên mục

Chiến công của thuyền và bến

Vừa đi chuyến Cà Mau về, giữa tháng 11/1964, Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh được chỉ huy gọi lên giao nhiệm vụ đưa 63 tấn vũ khí tăng cường cho chiến trường Phú Yên. Ông mừng đến run người,...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Phú Yên có 1 tập thể, 1 cá nhân được nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương

Tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Quyết định 38379/QĐ-BTGTW về việc tặng bằng khen cho 64 tập thể và 77 cá nhân trong cả nước có thành tích...

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên đề nghị làm rõ giải pháp thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia

  Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên đề nghị làm rõ giải pháp thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng và nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên chất...

Chống lãng phí – cần hành động quyết liệt

Mới đây, bài viết với nhan đề: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm sau khi được đăng tải rộng rãi trên báo chí đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên,...

Khẩn trương xóa tàu cá “3 không”

  Khẩn trương xóa tàu cá “3 không” Chiều ngày 12.11, các đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tỉnh để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cường độ suy yếu dần

 Vị trí và hướng đi của bão số 8. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 8 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11. Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Quân dân Hòa Hiệp, Hòa Xuân nhận nhiệm vụ đặc biệt

Sau hội nghị quyết định mở bến Vũng Rô để đón tàu Không số tiếp viện vũ khí từ miền Bắc cho chiến trường Phú Yên và các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, đồng chí Trần Suyền, Bí thư...

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Tin nổi bật

Tin mới nhất