Powered by Techcity

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng


Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 

Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI

 

Đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh với nhiều hy sinh, mất mát. Biết bao gia đình, bao bà mẹ trên khắp đất nước này đã hy sinh chính mình và giọt máu yêu thương rứt ruột để đổi lấy hòa bình, độc lập, tự do. Nhưng có lẽ với các mẹ, với những người con đã ngã xuống, hiến mình cho Tổ quốc cũng là điều giản dị, tất nhiên.

 

“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về, mình mẹ lặng im…”. Thực tế có những hy sinh lớn lao, cao cả, sâu sắc hơn thế. Trường hợp hai mẹ con, hai người mẹ Nguyễn Thị Tin và Đỗ Thị An là một điển hình.

 

Mẹ anh hùng

 

Mẹ Nguyễn Thị Tin sinh năm 1907, trong một gia đình nông dân giàu lòng yêu nước ở xóm Đông, thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến. Chứng kiến cảnh quân thù giày xéo quê hương, bắn giết những người trong dòng họ, làng xã; cuộc sống gông cùm, xiềng xích không chút tự do, nên mẹ Nguyễn Thị Tin đã nung nấu ý chí đấu tranh.

 

Năm 1927, cô gái 20 tuổi Nguyễn Thị Tin lấy chồng cũng là người cùng chí hướng, ông Đỗ Chiểu (SN 1901), người cùng làng. Hai vợ chồng sinh được 8 người con, 4 trai, 4 gái; chí thú làm ăn và dành thời gian, tâm sức cho các nhiệm vụ cách mạng ở cơ sở. Không ít lần chính mẹ bị địch bắt tra khảo đủ điều về tổ chức, cơ sở cách mạng. Chồng mẹ cũng bị địch bắt tù đày, tra tấn dã man, sau chúng thả về và ông bệnh nặng, mất năm 1972.

 

Người con trai lớn của mẹ Nguyễn Thị Tin là Đỗ Trị (SN 1939). Lớn lên tiếp nối truyền thống của gia đình, anh thanh niên làng Thượng Phú chính thức tham gia cách mạng năm 1962, giữ chức xã đội trưởng. Trong một trận đánh tháng 12/1964, người xã đội trưởng này đã dũng cảm hy sinh, khi mới 25 tuổi, chưa lập gia đình.

 

Ngày hay tin con trai lớn hy sinh, mẹ Nguyễn Thị Tin như đứt từng khúc ruột. Nỗi đau mất con khiến mẹ càng kiên cường hơn, biến đau thương thành lòng căm thù giặc sâu sắc. Người con tiếp theo của mẹ là Đỗ Tấn Bích tiếp tục xin gia đình thoát ly nhập ngũ khi mới 17 tuổi. Sau gần 2 năm gia nhập đoàn quân cách mạng, với cấp hàm trung sĩ, trong một trận chiến ngày 18/3/1966, anh đã mãi mãi nằm lại trên vùng đất mẹ vẫn còn đau thương, giày xéo bởi quân thù.

 

Hai năm sau (năm 1968), người con trai tiếp theo của mẹ Tin là Đỗ Tấn Tân tham gia cách mạng cũng mới 17 tuổi, với nhiệm vụ giao liên xã. Ngày 23/9/1970, trong một lần làm nhiệm vụ anh cũng đã hy sinh.

 

Ông Đỗ Thanh Ngàn, con trai út của mẹ Nguyễn Thị Tin, người đang thừa tự, thờ cúng cha mẹ và các anh liệt sĩ của mình cho biết, cha mẹ ông đã dành trọn đời mình hiến dâng cho công việc của cách mạng với nhiệm vụ của một gia đình cơ sở cốt cán ở địa bàn xã Bình Kiến.

 

Sức khỏe hao gầy bởi gian khổ, đau thương mất mát bởi chiến tranh, của sự tra tấn, kìm kẹp của địch, mẹ Nguyễn Thị Tin qua đời năm 1992. Năm 1994, mẹ Nguyễn Thị Tin được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Con cũng anh hùng

 

Con gái đầu của mẹ Nguyễn Thị Tin là Đỗ Thị An (SN 1928) cũng là một người con kiên trung của quê hương Bình Kiến.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cô gái Đỗ Thị An được các chú đưa đi thoát ly làm việc cho Tỉnh ủy Phú Yên. Năm 23 tuổi (1951), Đỗ Thị An lấy chồng cũng là chiến sĩ cách mạng, ông Đoàn Trịnh (SN 1929). Trước Cách mạng Tháng Tám, ông là giáo viên trường làng, sau năm 1945 thoát ly tham gia cách mạng làm việc tại Ban Kinh tài huyện Tuy Hòa 2.

 

Từ khi lập gia đình, Đỗ Thị An được tổ chức đưa về sống ở quê nhà, hoạt động công khai làm cán bộ phụ nữ thôn, kết nối thông tin cơ sở, cung cấp cho mũi công tác ở xã.

 

Lấy chồng là cán bộ thoát ly, việc vắng nhà là thường xuyên, niềm vui, hạnh phúc của người mẹ này là lần lượt 4 đứa con (2 gái, 2 trai) chào đời, dẫu phải vượt cạn một mình để chồng chuyên tâm công tác và mong sự bình an. Niềm đau lớn ập đến khi hay tin chồng bị địch phục kích, hy sinh ngày 14/11/1966 trên đường đi công tác.

 

Nén nỗi đau, mẹ An vẫn tiếp tục nuôi con và hoạt động tại cơ sở, dù bị địch bắt tới bắt lui, lấy lời khai, o ép đủ điều.

 

Theo lời kể của ông Đỗ Thanh Ngàn, em trai và con trai Đoàn Nhật Tiên người đang thừa tự, trong thời điểm chiều muộn, ngày 26/3 (âm lịch) năm 1969, từ trong ô dồn dân, mẹ Đỗ Thị An đi ra khu Giồng Điếm (thôn Phước Hậu, xã Bình Kiến), bị vướng mìn của địch và qua đời.

 

Người con gái đầu lòng của mẹ Đỗ Thị An là Đoàn Thị Ninh (Đoàn Thị Thùy Ninh – SN 1952). Từ những năm 1964-1965, biết cha mình thoát ly lên núi hoạt động rồi hy sinh, mẹ cũng chết vì bom mìn của địch, chị đã nung nấu ý chí căm hờn, dù thân gái nhưng cũng quyết “đền nợ nước trả thù nhà”. Nối bước truyền thống gia đình, chị sinh hoạt trong đội thiếu niên của xã, làm liên lạc cho cách mạng. Năm 18 tuổi (năm 1970), Đoàn Thị Ninh chính thức thoát ly làm việc tại Ban An ninh TX Tuy Hòa. Tất cả những việc lớn, việc nhỏ được cấp trên giao, chị đều hoàn thành một cách xuất sắc. Ngày 30/8/1971, trên đường đi công tác, Đỗ Thị Ninh bị địch phục kích hy sinh, ở cái tuổi trẻ trung, nhiều ước mơ hoài bão và đẹp nhất của người con gái.

 

Tiếp nối chị gái và truyền thống gia đình, em gái Đoàn Thị Mỹ Linh (Đoàn Thị Ái Linh – SN 1955), tham gia làm cơ sở cách mạng, sau đó thoát ly và được bố trí công tác tại Phòng Lương thực, Ban Kinh tài TX Tuy Hòa. Ngày 12/2/1975, trên đường đi công tác, chị bị dính mìn của địch hy sinh.

 

Cũng như chị gái, Đoàn Thị Mỹ Linh hy sinh ở cái tuổi đẹp nhất của thời con gái và chỉ cách ngày giải phóng quê hương Phú Yên chưa đầy 2 tháng.

 

Năm 1995, mẹ Đỗ Thị An được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

***

 

Mẹ Nguyễn Thị Tin và mẹ Đỗ Thị An là hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gia đình này có ba thế hệ tham gia kháng chiến, 6 liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Cũng như bao bà mẹ anh hùng trên đất nước này, mẹ Nguyễn Thị Tin, mẹ Đỗ Thị An đã hòa cùng tinh thần bất khuất của dân tộc, xây đắp hào khí, tạo nên truyền thống phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

 

Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân xã Bình Kiến luôn thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Những tấm lòng sắt son trong bão lửa, sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng để giành độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc, xứng đáng được tôn vinh và sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay và mai sau.

 

Bí thư Đảng ủy xã Bình Kiến Bùi Thanh Lịch

 

NGUYỄN VĂN HƯNG – TRẦN QUỚI 



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/319663/hai-me-con-hai-ba-me-viet-nam-anh-hung.html

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Thời gian qua, các địa phương đã tập trung giải quyết trực tuyến các dịch vụ công thiết yếu, song phần lớn người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ này. Trao đổi với Báo Phú Yên về vấn đề này, ông Lương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT)...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) dưới dự chủ trì của đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung...

“Vượt nắng, thắng mưa” thi công đường cao tốc

Tranh thủ những ngày nắng ráo, các đơn vị thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu. Những đoạn đường đầu tiên đã được cấp phối đá dăm gia cố xi măng và thảm bê tông nhựa mặt đường. Tất cả hoạt...

Thẩm định công trình lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức họp hội đồng thẩm định công trình “Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên 1949-2024” dưới dự chủ trì của Phó Trưởng ban trực Ban Tuyên...

Không cắt điện trong dịp tết Dương lịch

Công ty Điện lực Phú Yên vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý vận hành, đảm bảo cấp điện ổn định phục vụ các hoạt động của địa phương trong dịp tết Dương lịch năm 2025.   Cụ thể, các điện lực, đơn vị trực thuộc công ty này kiểm tra, củng cố lưới điện, nhất là các...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Thời gian qua, các địa phương đã tập trung giải quyết trực tuyến các dịch vụ công thiết yếu, song phần lớn người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ này. Trao đổi với Báo Phú Yên về vấn đề này, ông Lương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT)...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) dưới dự chủ trì của đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung...

Ấm áp chương trình tình nguyện mùa đông

  Ấm áp chương trình tình nguyện mùa đông Được triển khai từ tháng 12/2024, chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 đang được các cấp đoàn, hội trong tỉnh tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình là một trong các hoạt động nhằm cụ thể hóa phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi; mang dấu ấn của tuổi trẻ, thể hiện tinh thần...

“Vượt nắng, thắng mưa” thi công đường cao tốc

Tranh thủ những ngày nắng ráo, các đơn vị thi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu. Những đoạn đường đầu tiên đã được cấp phối đá dăm gia cố xi măng và thảm bê tông nhựa mặt đường. Tất cả hoạt...

Bão số 10 tác động thế nào đến nước ta?

Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 10 lúc 4h sáng 24-12 – Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lúc 4h sáng này (24-12), tâm bão số 10 đang ở trên vùng biển phía tây nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Dự báo ngày và đêm nay, bão số 10 di chuyển theo hướng tây tây nam với...

Cùng chuyên mục

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất