Powered by Techcity

Gia Linh, đó chính là nghị lực kiên cường!

Thực hiện: ĐOÀN NHẠN – THANH NGUYÊN – NHÃ CHÂN – DIỄM HƯỜNG

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 1.

Vừa nhập học, Linh đã xin phục vụ quán ăn ở Đà Nẵng để kiếm tiền và được học tiếng Anh với người nước ngoài – Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Một buổi sáng mưa như trút nước, Linh thức dậy trong căn trọ nhỏ giữa thành phố Đà Nẵng. Dằn bụng 3 lát bánh mì gối khô khốc, cô lao vào màn mưa đến chỗ làm. Những ngày đầu đơn độc nơi đất khách khiến Linh nhớ nhiều về ba mẹ.

Gia đình nợ nần phải nương náu nhà bà cố

Trời sẩm tối, chị Nguyễn Thị Kim Thu (42 tuổi, mẹ Gia Linh) mới về tới nhà ở khu phố 3, thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh, Quảng Trị). 4 tháng nay, chị Kim Thu làm nhân viên thu mua thời vụ tại một khu nghỉ dưỡng ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh), mức lương 5 triệu đồng/tháng.

Chị Thu nói công việc đòi hỏi đi sớm về muộn, làm xa nhà và “không ổn định vì tùy vào lượng khách thì họ mới ký tiếp hợp đồng vào mùa đông tới”. Chị đang lo thất nghiệp vì mùa mưa bão cuối năm, Quảng Trị ít khách du lịch nên các khu nghĩ dưỡng thường thu hẹp hoạt động.

2 vợ chồng cùng làm xây dựng ở Gia Lai, nhưng thua lỗ, gia đình bán nhà cửa, gồng gánh nợ nần về quê chồng ở Gio Linh sinh sống từ 2012.

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 2.

Ba Gia Linh mất do bạo bệnh khi gia đình vẫn gánh nợ nần, mẹ công việc không ổn định – Ảnh: HOÀNG TÁO

Không chốn nương thân, gia đình ở nhờ trong nhà bà cố nội ở xã Phong Bình (huyện Gio Linh). Chồng tiếp tục làm trong ngành xây dựng, còn chị Thu quần quật đủ việc, từ bán bảo hiểm, phụ quán ăn, quán nhậu, cạo mủ cao su thuê, bán quán hoa. 

Đến 2021, gia đình về ở nhờ nhà của em chồng chị Thu hiện không sử dụng.

Cũng thời điểm này, chồng chị phát bệnh xơ gan rồi lao phổi, phải điều trị ở bệnh viện huyện và Bệnh viện Trung ương Huế.

Làm thêm đến nửa đêm để tự lo tiền học

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 3.

Nữ sinh làm thêm từ năm lớp 8 để phụ mẹ các chi phí học tập – Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Không muốn mẹ gánh khổ, Gia Linh lao vào làm thêm sau những giờ học. Một buổi đến trường, buổi còn lại cô phụ nấu ăn, phụ đám tiệc, làm gia sư…. Việc gì làm được, Linh đều xin làm.

Trong những tháng hè, cô dành 10 tiếng mỗi ngày để làm thêm trong một quán nước nhỏ. Tiệm chỉ có mình Linh vừa nấu trà bí đao, đóng gói và đi giao khi có khách gọi. Không thể đếm hết những chuyến giao hàng dưới cái nắng bỏng rát mùa hè. Gió Lào Quảng Trị tạt bờ vai liêu xiêu của cô gái nhỏ. Cứ như thế từ năm lớp 8 đến lớp 12, những đồng tiền làm thêm ít ỏi đó phụ tiền mua sắm sách vở, đóng học phí để mẹ làm nuôi em, lo cho ba.

Năm Linh vào lớp 11, ba cô qua đời. 

Linh nhớ lại trong hàng nước mắt lăn dài: “Đó là thời điểm tôi cảm thấy tuyệt vọng nhất. Tôi đã từng nghĩ rất tiêu cực. Nhưng những lúc như thế, mẹ lại là người động viên tôi cố gắng đi học để thay đổi cuộc đời. Em trai tôi đang học THPT, nhiều lần nói với mẹ hãy dành tiền cho chị đi học, em không cần đi học đâu. Khi nghe em nói vậy, tôi chỉ biết quay mặt giấu đi tiếng nấc nghẹn của mình”.

Đi chậm cũng được, nhưng không bỏ cuộc

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 4.

Gia Linh luôn dặn lòng dù đi chậm, vẫn đi đến đích nếu nỗ lực và không từ bỏ – Ảnh: THANH NGUYÊN

Với số điểm thi THPT Quốc gia 25,65 điểm, Linh đậu vào ngành Kinh doanh thương mại, Trường đại học Kinh Tế – ĐH Đà Nẵng.

Lận lưng số tiền mẹ vay mượn cho vào nhập học, ngày đầu tiên vào Đà Nẵng,  Linh chạy vội đi kiếm việc phục vụ trong một quán ăn có nhiều khách nước ngoài. Với mức lương 20.000 đồng/giờ, cô vừa làm thêm, vừa trau dồi vốn tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp. Linh kể từ nhỏ vẫn tự học tiếng Anh, giờ đi làm thêm ở quán ăn này là cơ hội để được giao tiếp với người nước ngoài.

“Tôi không sợ khổ. Không có gì là khổ cả, chỉ sợ làm hết sức mà vẫn không đủ tiền sinh hoạt và học phí. Tôi vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Nếu không có ba mẹ lo cho thì tôi tin vẫn tự lo được, chỉ cần có mục tiêu và nỗ lực, vẫn dặn lòng đi chậm cũng được nhưng đừng bỏ cuộc”, Linh tâm sự.

Học sinh giỏi tỉnh, nghị lực vô bờ! 

Thầy Nguyễn Xuân Vũ – trường THPT Gio Linh, dạy kèm Gia Linh trong đội tuyển học sinh giỏi Hóa – nhận xét cô học tập cực kỳ xuất sắc, kiến thức và kỹ năng tốt, ngoan, lễ phép, hòa đồng mọi người.

“Linh có nghị lực vượt qua khó khăn tuyệt vời, cực kỳ nỗ lực vì vừa học vừa làm thêm ở quán cà phê, dạy kèm. Giữa việc học và làm, Linh quản lý thời gian rất tốt, có năng lực lãnh đạo, khí chất”, thầy Vũ đánh giá.

Ông Đoàn Thanh Dưỡng – khu phố trưởng khu phố 3 – cho hay chị Thu một mình chật vật nuôi 2 con. “Chị Thu làm thuê đủ ăn trong ngày cho 3 mẹ con. Cháu Gia Linh học giỏi, khu phố thường có giấy khen khuyến học trao cuối năm”, ông Dưỡng nói.

Gia Linh đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh môn hóa học, điểm tiếng Anh của kì thi THPTQG cao nhất trường và tổng điểm khối D01 cao nhất trường cấp 3.

Nữ sinh này còn là lớp trưởng, ủy viên BCH Đoàn trường, tích cực tham gia các hoạt động trường cũng như các câu lạc bộ tiếng Anh hay CLB lý luận trẻ.

20-9 hết hạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2024

Việc tiếp nhận đăng ký xét tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 sẽ kết thúc vào ngày 20-9. Tân sinh viên khó khăn đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR và làm theo hướng dẫn.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 được báo Tuổi Trẻ khởi động từ ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất (15 triệu đồng/suất cho tân sinh viên khó khăn cùng 20 suất học bổng đặc biệt 50 triệu đồng/suất trong bốn năm học) và thiết bị học tập, quà tặng…

Chương trình nhận được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền), Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam), Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên” cùng các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre, Quảng Ngãi.

Ngoài ra còn có Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Khoe với cha đậu trường tốp đầu, 3 ngày sau đã tang trắng tiễn cha - Ảnh 2.

Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-linh-do-chinh-la-nghi-luc-kien-cuong-20240917172239075.htm

Cùng chủ đề

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo và Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Yên Lương Minh Tùng trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: DUYÊN PHAN 60 sinh viên, 100 học sinh và 20 giáo viên khó khăn đặc biệt của vùng đất núi Nhạn sông Đà đã được Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” chia sẻ các phần quà tổng trị giá hơn 1,67 tỉ đồng. Với Phú Yên, chương trình Tiếp sức...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Lớn lên bằng những chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác và nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn quyết tâm vào đại học để thay đổi số phận mình mai sau – Ảnh: DIỆU QUÍ Tuổi thơ vô ra nương tựa nhà chùa  Nguyễn Quốc Huy (18 tuổi, ở thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là đứa con ngoài giá thú của mẹ. “Sau khi chào đời, mẹ để mình...

Cảnh báo mưa lớn, các thuỷ điện ở miền Trung chuẩn bị ứng phó thế nào?

Sáng 3/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, dự báo từ chiều tối 3 đến 9/11, trên địa bàn mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 500 – 850mm, có nơi trên 1.000mm. Lượng mưa này sẽ gây ra lũ lớn, ngập úng ở vùng thấp trũng, khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Sùng A Hồng vượt cổng trời Mường Lát vào đại học ngành tiếng Anh

Sùng A Hồng và em gái út tại gia đình ở bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG Chúng tôi cùng Hồng cuốc bộ hơn 15 phút mới đến nhà. Ngôi nhà nhỏ, lợp mái tôn, thưng ván gỗ nằm lọt thỏm dưới thung lũng đầy mây mù với màu xanh đồi sắn, nương ngô. Sùng A Hồng (21 tuổi) là người dân tộc Mông, là con thứ 6 trong gia đình có...

Cùng tác giả

CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,06% so với tháng trước. Trong đó, 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Đồ họa: VIỆT AN   Cụ thể, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,64% (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). Các nhóm: đồ uống...

Quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Chiều 6/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy...

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Sau 6 năm triển khai (từ 2017 – 2022), các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật VN, Ban Quản lý (BQL)...

Đông Hòa: Công bố Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TX Đông Hòa phối hợp với UBND phường Hòa Hiệp Nam tổ chức công bố, công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc, phường Hòa Hiệp Nam.   Đồ án nói trên có quy mô...

Phản biện xã hội gần 80 dự thảo văn bản, đề án, dự án

Tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã...

Cùng chuyên mục

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Sau 6 năm triển khai (từ 2017 – 2022), các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật VN, Ban Quản lý (BQL)...

Phản biện xã hội gần 80 dự thảo văn bản, đề án, dự án

Tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã...

65 năm sắt son nghĩa tình Hải Dương – Phú Yên

“Dù cho sông cạn, đá mòn/ Mối tình Hải Phú mãi còn bền lâu”. Đây là câu thơ mà nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân 2 tỉnh Hải Dương, Phú Yên thuộc làu mỗi khi...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

Cứu sống người phụ nữ sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m ở Đắk Lắk

Chiều 3/1, Công an xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với người dân cứu sống người phụ nữ đi mót cà phê sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m. Thông tin ban đầu, khoảng 10h hôm nay (3/1), Công an xã Ea Ngai nhận được tin báo của người dân về việc chị H. (33 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) bị rơi xuống giếng sâu 25m tại một vườn cà phê...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký. Phù điêu Kala là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Champa, được phát hiện vào năm 1993, trong hố khai quật di tích Núi Bà,...

Sẵn sàng bứt phá, hiện thực hóa khát vọng phát triển

Chào năm mới 2025, toàn Đảng bộ, quân và dân Phú Yên cùng chung niềm phấn khởi khi giành nhiều kết quả tích cực và tương đối toàn diện sau một năm nỗ lực vượt khó, thực hiện nhiệm...

Để đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở thành công

Đầu tháng 1/2025, 3 địa phương gồm: xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), xã An Mỹ (huyện Tuy An) và phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) sẽ tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất