Powered by Techcity

Đình Vĩnh Phú – nơi lưu giữ hồn quê bên dòng sông Ba

Đình Vĩnh Phú tọa lạc ở vùng hạ nguồn sông Ba. Đến đây, du khách như được đắm mình vào bầu không khí trong lành và trù phú của làng quê với một bên là dòng sông Ba êm đềm trong xanh, một bên là đồng lúa xanh ngát.

 

Đây không chỉ là nơi thờ tự tâm linh mà còn gắn kết cộng đồng dân cư; trung tâm thiết chế văn hóa, phong tục tập quán, hương ước của làng; là chứng tích văn hóa làng, nơi lưu giữ hồn quê và là niềm tự hào của người dân địa phương.

 

Tổng thể kiến trúc nghệ thuật

 

Đình Vĩnh Phú (xã Hòa An, huyện Phú Hòa) được xây dựng khá sớm khi lưu dân người Việt có mặt ở đồng bằng Tuy Hòa. Đây là một trong số rất ít ngôi đình ở Phú Yên còn lưu giữ tài liệu đề cập về quá trình xây dựng, tu sửa. Hiện tại, đình Vĩnh Phú đang lưu giữ bản hương ước của làng biên soạn năm 1890 và văn bản vận động đóng góp xây dựng đình năm 1868; được viết bằng văn tự Hán Nôm cổ có giá trị. Từ lúc xây dựng cho đến nay, đình Vĩnh Phú trải qua 5 lần tu sửa, phục dựng.

 

Vào năm Tự Đức thứ 21 (1868), ban vận động do lý trưởng Đặng Văn Xứng cùng các vị chức sắc của làng khởi xướng vận động đóng góp phục dựng đình, vì trước đó người dân trong làng đã xây dựng ngôi đình thờ thần nhưng trải qua nhiều năm tàn lụi nên không còn dấu tích. Đợt vận động đã thu được 167 quan tiền và 284 hộc lúa. Đến mùa xuân năm 1869 thì hoàn thành việc phục dựng đình. Khoảng 10 năm sau, đình tiếp tục được tu sửa, xây dựng thêm một số công trình phụ trợ. Hương ước của làng Vĩnh Phú lập năm Thành Thái thứ 2 (1890) cho biết, người khởi xướng việc tu sửa, mở rộng là các ông Đặng Trạch, Nguyễn Sĩ… Đến năm 1970, do trải qua nhiều năm chiến tranh, đình Vĩnh Phú xuống cấp, một số công trình phụ trợ đổ sụp. Các bậc cao niên trong làng do Hà Công Trưởng đứng ra vận động kinh phí tu sửa. Đình được xây dựng lại theo kiến trúc nhà cấp 4, 2 gian, 2 mái lợp ngói. Năm 2006, đình Vĩnh Phú được trùng tu lần cuối từ nguồn kinh phí đóng góp của Nhân dân trong vùng. Đây là lần phục dựng thứ năm với kiến trúc cổ lầu, mái lợp ngói tây, vật liệu xây dựng bằng bê tông cốt thép. Đây là ngôi đình khang trang, bề thế vào bậc nhất ở vùng đồng bằng Tuy Hòa.

 

Ông Nguyễn Văn Sanh, quản lý đình Vĩnh Phú giới thiệu về ngôi đình. Ảnh: THÚY HẰNG

 

Đình Vĩnh Phú được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng có tổng diện tích 3.783m2. Cửa đình quay về hướng tây, đảm bảo yếu tố phong thủy và tận dụng hướng gió thoáng mát từ cánh đồng trải rộng trước mặt đình. Trong khuôn viên có 2 cây gạo cổ thụ điểm tô cho sự cổ kính của ngôi đình có lịch sử trên 100 năm tuổi. Đình Vĩnh Phú là một tổng thể kiến trúc nghệ thuật có bố cục mặt bằng bao gồm nghi môn, sân đình và chánh điện. Trong đó, nghi môn xây kiểu tam quan, gồm cửa chính và 2 cửa phụ; cửa chính rộng 3,2m, gồm 2 trụ hình vuông cao 3,9m; phía trước hai bên trụ biểu gắn tấm biển ghi 3 chữ quốc ngữ lớn: Đình Vĩnh Phú. Cửa phụ nằm hai bên cửa chính rộng 1,2m, cao 2,6m, bên trên có gắn tấm biển ghi dòng chữ Hán: Tả môn và Hữu môn.

 

Sân đình có tổng diện tích gần 20m2, được láng xi măng bằng phẳng, hai bên trồng hoa dẫn vào ngôi chánh điện.

 

Chánh điện đình Vĩnh Phú xây dựng theo kiến trúc cổ lầu, gồm mái đình và bộ khung có 4 cột chính và 12 cột phụ bằng bê tông cốt thép. Đây chính là nơi hành lễ và tiến hành các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Cột chính cao 4,9m, cột phụ cao 2,8m. Phần cổ lầu được xây dựng kín 4 mặt, phía trước có khắc 3 chữ lớn Đình Vĩnh Phú. Mái đình gồm 2 lớp, lớp cổ lầu có 4 mái, trên nóc điêu khắc đôi rồng theo thế lưỡng long tranh châu.

 

Biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân

 

Đình Vĩnh Phú phụng thờ Thành hoàng của làng trong gian giữa chánh điện. Phía trên ban thờ thần có tấm hoành phi khắc 4 chữ Hán: Trường Cửu Vĩnh Đình. Hai bên thờ thần là 2 ban thờ Tả ban và Hữu ban. Ban thờ Tiền hiền và Hậu hiền vuông góc với ban thờ Tả ban và Hữu ban. Ngoài hệthống thờ phụng trong chánh điện thì phía góc trái sân đình có ban thờ Thổ thần lộ thiên.

 

Đình Vĩnh Phú là một trong những điểm sinh hoạt cộng đồng thu hút người dân trong thôn. Ảnh: THÚY HẰNG

 

Đình là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cầu phúc, cầu lộc, cầu may mắn của người dân trong vùng. Trước năm 1945, đình Vĩnh Phú cúng tế vào mùa thu. Ban chức sắc trong làng chọn một ngày tốt để tế đình. Hương ước năm 1890 chép: “Tiết Trung thu hàng năm, cai đình chọn ngày tốt chi khoảng 70 quan tiền và 6 hộc gạo để mua sắm lễ vật, trước đó 1 ngày cúng tế mời thần về chứng giám”. Việc tế lễ có nghi thức rước sắc và nghinh thần. Ngày nay, lễ cúng đình Vĩnh Phú là ngày 16/8 (âm lịch) hàng năm, bao gồm các nghi thức: lễ tế Thành hoàng, lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền, tế Thổ thần. Đây là dịp để Nhân dân trong làng báo cáo các vị thần linh, Thành hoàng làng về kết quả lao động trong năm qua, đồng thời cầu mong thần linh, Thành hoàng làng tiếp tục phù hộ cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn. Nhiều người dân trong làng đi làm xa nhớ ngày lễ cúng đình cũng tranh thủ về thắp hương Thành hoàng làng. Ngày lễ cúng đình cũng là dịp người dân trong làng chia sẻ kinh nghiệm trong đời sống, sản xuất, ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng cũng như gia tăng tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm.

 

Đình Vĩnh Phú là một công trình có giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh của người dân, ngôi đình gắn liền với quá trình lập làng của cộng đồng dân cư bên dòng sông Ba. Đến thăm đình Vĩnh Phú, du khách sẽ tìm thấy sự an lành, thư thái trước cảnh sắc của làng quê thanh bình, yên ả, đắm mình trong không gian tâm linh, bao nhiêu phiền muộn được giải tỏa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình Vĩnh Phú vẫn là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân.

 

Việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa tinh thần tồn tại qua bao thế hệ tại đình Vĩnh Phú thể hiện sự tri ân các giá trị truyền thống của cha ông đối với cuộc sống hôm nay.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

Liên kết phát triển du lịch 6 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên

Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vừa được ngành Du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên tổ chức tại TP Quy Nhơn (Bình Định) để đánh giá kết quả triển khai trong năm 2024.   Lãnh đạo sở VHTT&DL, sở Du lịch các...

Nữ doanh nhân Phú Yên: Phát huy tài năng, trí tuệ, đoàn kết đóng góp vào sự phát triển KT-XH

Chiều 28/12, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổng kết năm 2024, đề ra nhiệm vụ và phương hướng hoạt động năm 2025. Đây là dịp để hội nhìn lại một năm đã qua với nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó, đáng tự hào nhất là những hoạt động thiết thực đã được hội triển khai để qua đó phát huy tài năng,...

Ngành KH&ĐT: Tiên phong trong thu hút nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững

Ngày 28/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ KH&ĐT. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trực thuộc trung ương.   Tại điểm cầu Phú Yên, đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh...

Tăng tốc, bứt phá, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành NN&PTNT. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.   Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu các tỉnh thành. Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban...

[Infographic] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Phú Yên

Phú Yên Online trân trọng giới thiệu Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Phú Yên theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Cùng tác giả

Liên kết phát triển du lịch 6 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên

Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vừa được ngành Du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên tổ chức tại TP Quy Nhơn (Bình Định) để đánh giá kết quả triển khai trong năm 2024.   Lãnh đạo sở VHTT&DL, sở Du lịch các...

Nữ doanh nhân Phú Yên: Phát huy tài năng, trí tuệ, đoàn kết đóng góp vào sự phát triển KT-XH

Chiều 28/12, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổng kết năm 2024, đề ra nhiệm vụ và phương hướng hoạt động năm 2025. Đây là dịp để hội nhìn lại một năm đã qua với nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó, đáng tự hào nhất là những hoạt động thiết thực đã được hội triển khai để qua đó phát huy tài năng,...

Cây ớt cao 2,5m, quả chín đỏ rực ở Long An gây sốt mạng xã hội

Mới đây, đoạn clip quay cây ớt cao vượt trội ở Long An đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem. Bên dưới clip, nhiều người xem rôm rả bình luận, đòi “rửa oan cho bác Ba Phi”. Gần đây, mạng xã hội lan truyền clip quay một cây ớt có chiều cao vượt trội. Tài khoản TikTok đăng tải clip này khẳng định, cây ớt cao hơn 3m, mỗi năm cao thêm 1m khiến cộng đồng mạng...

Ngành KH&ĐT: Tiên phong trong thu hút nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững

Ngày 28/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ KH&ĐT. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trực thuộc trung ương.   Tại điểm cầu Phú Yên, đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh...

Tăng tốc, bứt phá, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành NN&PTNT. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.   Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu các tỉnh thành. Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban...

Cùng chuyên mục

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất