Powered by Techcity

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng


Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.

 

Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hòa Bình 1. Ảnh: THIÊN LÝ

 

Đình Phú Nông vừa được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn vinh các giá trị văn hóa mà cha ông đã để lại ở vùng đất soi bãi ven sông Đà Rằng, đồng thời nhắc nhở các thế hệ hôm nay về việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

 

Ngôi đình trăm tuổi

 

Vào đầu thế kỷ XIX, làng Phú Nông có tên là Phú Nông Tân Hội thôn thuộc tổng Trung, huyện Tuy Hòa. Theo địa bạ lập dưới thời vua Gia Long, truy dụng dưới thời vua Minh Mạng, thôn Phú Nông Tân Hội có 2 giáp là Giáp Nhất và Giáp Nhị.

 

Giáp Nhất giới cận được xác định: Đông, Nam và Bắc giáp sông; Tây giáp xã Phước Lộc. Còn Giáp Nhị: Đông giáp thôn Phước Bình, Tây giáp thôn An Thạnh và thôn Phụng An, Nam giáp thôn Cảnh Tiên và thôn Đường An, Bắc giáp sông. Năm 1832, thôn Phú Nông Tân Hội đổi thành thôn Phú Nông thuộc tổng Hòa Lạc, huyện Tuy Hòa và năm 1899 thuộc tổng Hòa Lạc, phủ Tuy Hòa.

 

Đến năm 1920, thôn Phú Nông chia tách thành 2 thôn là Phú Nông và Phước Nông. Năm 1949, thôn Phú Nông thuộc xã Hòa Bình, huyện Tuy Hòa. Năm 1981, xã Hòa Bình chia tách thành 2 xã Hòa Bình 1 và Hòa Bình 2; thôn Phú Nông thuộc xã Hòa Bình 1, huyện Tuy Hòa. Năm 2005, chia tách huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, thôn Phú Nông thuộc xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa từ đó cho đến nay.

 

Khi thôn Phú Nông được hình thành thì các công trình kiến trúc phục vụ tín ngưỡng tâm linh như đình, miếu, lẫm… cũng lần lượt được xây dựng. Trên địa bàn thôn Phú Nông còn dấu tích bến đò ngang trên sông Đà Rằng từ Phú Nông đi qua thôn Vĩnh Phú ở bờ Bắc. Ngay tại bến sông xưa còn có miếu Song Thờ, đây là di tích thờ thần Thiên Y A Na. Mục đích xây dựng ngôi miếu này là để thần bảo vệ vùng đất soi bãi ven sông và che chở cho người qua sông trong mùa mưa bão.

 

“Đình Phú Nông được xây dựng năm 1871, ở khu vực Gò Chợ, cách vị trí đình hiện nay khoảng 200m về hướng đông bắc. Trong 2 cuộc kháng chiến, do không có người trông coi, chăm sóc nên đình xuống cấp, hư hại. Những năm 70 của thế kỷ XX, đình được xây dựng lại gần khu vực miếu Đông Lý và tồn tại cho đến nay”, cụ Cao Sĩ Linh, 80 tuổi cho biết.

 

Cũng theo vị cao niên này, đình Phú Nông được hình thành như một thiết chế tổng hợp đa chức năng vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi diễn ra các hoạt động của làng. Chính vì vậy, bên cạnh sự uy nghiêm, đình làng còn có sự gần gũi ấm áp và thân quen đối với mỗi người dân. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, đình Phú Nông vẫn là nơi để người dân gửi gắm niềm tin sau những tháng ngày lao động vất vả.

 

Đình Phú Nông. Ảnh: QUANG LÊ

 

Sợi dây gắn kết cộng đồng

 

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, đình làng không chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng linh thiêng, là không gian sinh hoạt văn hóa, tâm linh mà còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, là thiết chế văn hóa tín ngưỡng trong dân gian. Đình chính là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã người Việt đã xuất hiện từ rất lâu đời. Ở Phú Yên, đình Phú Nông cũng mang đầy đủ những ý nghĩa đó.

 

Đình Phú Nông xây kiểu nhà cấp 4, gồm có 3 gian, tường gạch, cột và xà đúc bê tông cốt thép, mái lợp ngói tây. Chiều cao đình tính từ nền lên đến giọt tranh là 3,2m, lên đến đình nóc là 3,98m. Diện tích 4,86m (ngang) x 4,26m (dọc), nền láng xi măng. Mặt tiền của đình Phú Nông không có hành lang, vì thế cửa đình mở thẳng ra sân.

 

Đình mở 3 cửa tương ứng với 3 gian. 3 cửa có kích thước bằng nhau, rộng 1,2m, cao 2m, phía trên cuốn hình vòng cung. Phía trên cửa chính có 3 chữ Hán lớn “Phú Nông đình”, phía dưới 3 chữ Hán ghi năm 1871. Các trụ hai bên cửa đều trang trí câu đối bằng chữ Hán. Trên bờ nóc mái đình đắp hình rồng theo mô típ “lưỡng long tranh châu”. Đình có vai trò quan trọng là nơi thờ Thành hoàng làng, nơi tổ chức tế lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, để Thành hoàng cũng như các vị thần hiển linh giúp đỡ, phù hộ người dân bình an, no ấm.

 

Đình Phú Nông cùng với các di tích lẫm Phú Nông, miếu Song Thờ và một số tài liệu Hán Nôm, như hệ thống sắc phong, tài liệu về địa bạ của thôn Phú Nông được lập từ năm Gia Long thứ 9 (1811) là những chứng tích vật chất phản ánh quá trình hình thành cộng đồng dân cư người Việt ở thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 nói riêng và vùng đồng bằng Tuy Hòa nói chung trong tiến trình lịch sử. Đình Phú Nông được xếp hạng di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của những người đi trước, của cán bộ và người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di tích.

 

Theo Chủ tịch UBND xã Hòa Bình 1 Lương Tấn Ngãi, người dân thôn Phú Nông rất phấn khởi và tự hào khi đình Phú Nông được xếp hạng di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh. Thời gian tới, xã và các thôn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, để nơi đây sẽ là điểm đến tham quan, giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam cho các thế hệ mai sau, góp phần chung tay cùng ngành VHTT&DL giữ gìn và phát huy hiệu quả các di tích ở địa phương.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa Phan Công Trinh cho biết: Cũng như nhiều nơi khác, lễ tế đình hằng năm là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng nhất ở thôn Phú Nông. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoạt động thờ cúng tại đình bị gián đoạn. Từ sau năm 1975, lễ tế đình Phú Nông được người dân tổ chức trở lại vào ngày 21 tháng Giêng hằng năm.

 

Thông qua hoạt động này, người dân bày tỏ sự tri ân với những vị thần và những người đi trước, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thể hiện tính gắn kết cộng đồng. Tại đình Phú Nông có 6 sắc phong, trong đó 2 sắc thuộc đời vua Tự Đức, 1 sắc thuộc đời vua Đồng Khánh, 1 sắc thuộc đời vua Duy Tân và 2 sắc thuộc đời vua Khải Định.

 

Những sắc phong này có nội dung liên quan đến phong tục, tín ngưỡng của người dân địa phương, là nguồn tư liệu có giá trị về nhiều mặt để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 nói riêng cũng như của vùng đất Phú Yên nói chung.

 

Đảng ủy, UBND xã Hòa Bình 1 tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt công tác bảo vệ nguyên trạng di tích Đình Phú Nông, từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm đảm bảo tính bền vững và tồn tại lâu dài của di tích. Địa phương cũng quan tâm gìn giữ các sắc phong từ thời nhà Nguyễn, vì đây là những cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa Phan Công Trinh

 

THÙY THO



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/318627/dinh-phu-nong–noi-luu-giu-nhung-gia-tri-van-hoa-tin-nguong-cong-dong.html

Cùng chủ đề

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả trong xúc tiến đầu tư

Nhằm quảng bá, giới thiệu về cơ hội hợp tác, phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ 2024 đã diễn ra tại TP Quy Nhơn với sự tham gia của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh...

Tăng cường tuyên truyền các sự kiện nổi bật của tỉnh

Ngày 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng 10 dưới sự chủ trì của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thanh Hưng.   Dự hội nghị có lãnh đạo các...

Phủ sóng 5G toàn TP Tuy Hòa

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa khai trương mạng 5G, trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G chính thức tại Việt Nam.   Theo nhà mạng này, sau 6 tháng được phép sử dụng tần số 2.600 MHz, Viettel đầu tư lắp đặt hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% khu vực trung tâm 63...

Nhiều chuyển biến trong giảm thiểu rác thải nhựa

Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam triển khai tại Phú Yên đang tạo ra những thay đổi tích cực trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Không chỉ góp phần hỗ trợ nguồn lực để cải thiện hệ thống thu gom, thí điểm các mô hình và sáng kiến địa phương, dự án...

Cùng tác giả

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả trong xúc tiến đầu tư

Nhằm quảng bá, giới thiệu về cơ hội hợp tác, phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ 2024 đã diễn ra tại TP Quy Nhơn với sự tham gia của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh...

THACO đồng hành 8 năm liên tiếp cùng chương trình Đường lên đỉnh Olympia

Tại Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2024, Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương đã trao vòng nguyệt quế danh giá và giải thưởng trị giá 50.000 USD cho quán quân Võ Quang Phú Đức. Ngày 13/10, vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã khép lại với chiến thắng kịch tính của thí sinh Võ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên – Huế). Chiến thắng này đã đưa...

Tăng cường tuyên truyền các sự kiện nổi bật của tỉnh

Ngày 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng 10 dưới sự chủ trì của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thanh Hưng.   Dự hội nghị có lãnh đạo các...

Phủ sóng 5G toàn TP Tuy Hòa

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa khai trương mạng 5G, trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G chính thức tại Việt Nam.   Theo nhà mạng này, sau 6 tháng được phép sử dụng tần số 2.600 MHz, Viettel đầu tư lắp đặt hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% khu vực trung tâm 63...

Cùng chuyên mục

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất