Powered by Techcity

Địa đạo Gò Thì Thùng xưa và nay

Địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) là vị trí quân sự có tầm chiến lược, cơ sở vững chắc cho bộ đội và dân quân du kích địa phương đánh tan nhiều cuộc tấn công của quân đội Mỹ, làm nên những chiến công vang dội. Ngày nay, di tích lịch sử này là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách, là niềm tự hào của người dân Phú Yên nói chung và Tuy An nói riêng.

 

Phòng trưng bày tái hiện lịch sử chống Mỹ cứu nước tại địa đạo Gò Thì Thùng. Ảnh: PHẠM THÙY

 

Căn cứ địa cách mạng

 

Tháng 9/1961, xã An Xuân được giải phóng và từng bước củng cố, ổn định về mọi mặt, là căn cứ cách mạng vững chắc, liên hoàn với khu căn cứ kháng chiến của tỉnh nằm trên địa bàn ba xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân (huyện Sơn Hòa). Thế nhưng, địch vẫn luôn tìm cách tiến hành các cuộc càn quét ác liệt với sự hỗ trợ của những phương tiện chiến tranh hiện đại.

 

Trước tình hình đó, ngày 22/4/1964, Tỉnh ủy và Huyện ủy Tuy An tổ chức cuộc họp bất thường để bàn biện pháp giữ vững vùng căn cứ cách mạng và quyết định đào địa đạo ở gò Thì Thùng. Ngày 10/5/1964, công trình Địa đạo Gò Thì Thùng được khởi công. Để tránh địch phát hiện, ta tiến hành đào địa đạo vào ban đêm. Huyện đội Tuy An và Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy cho dân quân các xã An Xuân, An Định, An Nghiệp đào địa đạo. Sau 15 tháng ròng rã với bao mồ hôi, công sức, đến tháng 8/1965, công trình hoàn thành. Địa đạo Gò Thì Thùng có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, có đường hầm dài 1.948m, sâu 4,5m, rộng 0,8m và có 486 giếng đào cùng với các hệ thống hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, vũ khí, nước uống dự trữ… có thể chống được đạn pháo và bom loại nhỏ.

 

Ngoài đường hầm chính và những đường nhánh dưới mặt đất, xung quanh địa đạo Gò Thì Thùng có nhiều lớp chiến hào chằng chịt thông với nhau và thông với địa đạo; dọc theo chiến hào được bố trí nhiều công sự chiến đấu. Giữa những lớp giao thông hào ở phía trước và phía sau địa đạo ta cắm những bãi chông thấp chống bộ binh hành quân và cọc cao chống máy bay hạ cánh đổ quân. Ngoài ra, địa đạo được che phủ bởi một rừng hoa sim mọc tự nhiên, bên trên là tán rừng rợp mát. Màu xanh cây rừng đã giữ bí mật cho căn cứ địa đạo, để quân và dân ta làm nên những chiến công oanh liệt.

 

Những chiến công từ địa đạo

 

Ngày 10/4/1966, Mỹ dùng một tiểu đoàn của Lữ đoàn 1, Sư đoàn 101 đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống An Xuân, An Lĩnh càn quét và khảo sát địa hình, chuẩn bị đóng quân đánh phá vùng căn cứ của ta. Sáng 14/4/1966, địch dùng nhiều tốp máy bay ném bom và dùng pháo bắn tấp nập vào trận địa. Từ các công sự, lực lượng của ta nhanh chóng cơ động ra chiến hào quyết chiến với địch. Trong trận này ta đã tiêu diệt 120 tên, bắn rơi 4 máy bay trực thăng.

 

 

Sáng 23/6/1966, được sự chi viện của pháo binh và không quân, địch dùng 40 máy bay trực thăng ồ ạt đổ quân xuống nhiều nơi ở các xã An Nghiệp, An Xuân, An Lĩnh. Tại khu vực gò Sống Trâu (vùng 1, An Xuân), ta kịp thời vận động tiến công đánh phủ đầu vào bãi trực thăng địch đang đổ quân, diệt 40 tên.

 

7 giờ ngày 24/6/1966, một tiểu đoàn lính Mỹ từ gò Sống Trâu chia làm nhiều cánh tiến lên gò Thì Thùng. Tiểu đoàn 11 Trung đoàn Ngô Quyền và Tiểu đoàn 7 Trung đoàn Trần Hưng Đạo bố trí trận địa tại gò Thì Thùng chặn đánh quyết liệt các cánh quân Mỹ, diệt hàng chục tên. Quân Mỹ dùng 3 trận địa pháo Phú Tân, Xuân Phước, Chí Thạnh bắn dồn dập và ném bom hạng nặng xuống địa đạo làm một số đoạn bị sập. Cứ mỗi đợt địch tập trung hỏa lực đánh vào, ta rút xuống địa đạo chờ địch tiến tới gần rồi bất ngờ xông lên đồng loạt nổ súng, địch chết nhiều phải rút chạy ra xa. Đến 14 giờ, địch đổ bộ thêm 34 lượt máy bay trực thăng xuống gò Dũng, cách gò Thì Thùng 500m về phía đông bắc, hình thành một mũi tấn công mới vào trận địa ta. Một đại đội của Tiểu đoàn 7 Trung đoàn Trần Hưng Đạo bố trí ở gò Dũng liền đánh phủ đầu khi máy bay trực thăng vừa hạ cánh đổ quân, diệt hàng chục tên. Đêm 24/6/1966, được lệnh dứt chiến, bộ đội chủ lực chủ động rút quân khỏi địa đạo về nơi quy định một cách an toàn.

 

Chiến công trong trận đánh ngày 24/6/1966 cũng là chiến công lớn nhất của quân và dân ta gắn với địa đạo Gò Thì Thùng. Trong trận này, công trình địa đạo đã phát huy cao nhất công năng sử dụng, vừa là nơi bảo vệ chỉ huy sở, bảo vệ lực lượng chiến đấu, bảo vệ thương binh trong suốt thời gian diễn ra chiến sự. Sau trận này, địa đạo Gò Thì Thùng được giao lại cho lực lượng du kích xã An Xuân tiếp tục quản lý, sử dụng cho đến khi tỉnh nhà hoàn toàn giải phóng.

 

Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng thu hút đông đảo du khách. Ảnh: CTV

 

Địa điểm du lịch hấp dẫn

 

Tuy An là vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hệ thống cảnh quan tự nhiên đa dạng, đặc sắc với đầy đủ các dạng, kết cấu, thành phần địa hình khác nhau. Lịch sử vùng đất được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, những khu vực cư dân lâu đời, những làng nghề, lễ hội tạo ra giá trị nhân văn và văn hóa đặc sắc.

 

Hiện Tuy An là địa phương có mật độ di tích lớn của tỉnh với hơn 50 di tích các loại. Trong đó có 9 di tích cấp quốc gia, chiếm gần một nửa số lượng di tích quốc gia toàn tỉnh. Địa đạo Gò Thì Thùng nằm ở vị trí cao, được bao bọc bởi nhiều cây xanh, khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ. Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và là một trong ba địa đạo lớn của nước ta bên cạnh địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) và địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị).

 

Di tích này cách TP Tuy Hòa 46km và cách thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) 16km đường bộ. Từ TP Tuy Hòa theo quốc lộ 1 đi về phía bắc 30km đến thị trấn Chí Thạnh rồi rẽ trái theo tuyến ĐT641 ngược lên phía tây bắc 4km, tiếp tục rẽ trái theo ĐT650 về phía tây 12km là đến địa đạo Gò Thì Thùng.

 

Theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện Tuy An Bùi Viết Huy, địa đạo Gò Thì Thùng hội tụ nhiều yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho du khách mà không phải địa phương nào cũng có. Ngoài việc tham quan khu di tích để hiểu thêm về lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong chiến tranh với một hệ thống hầm địa đạo tầm cỡ quốc gia, du khách còn có dịp tham gia ngày hội đua ngựa truyền thống được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm; được tận hưởng cảm giác mát lành của khí hậu vùng cao và thưởng thức nhiều món dân dã như canh chua lá dít, các loại rau rừng… Đặc biệt, đường về địa đạo Gò Thì Thùng đã được trải nhựa thông thoáng và nối dài từ xã An Xuân đến Nhà thờ Bác Hồ tại xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa), hợp thành tuyến du lịch tham quan về vùng sơn cước hấp dẫn.

 

 

PHẠM THÙY

Nguồn

Cùng chủ đề

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa

Ngày 4/10, tại TP Tuy Hòa, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình và sáng kiến thành công tại các địa phương trong quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.   Đại diện Cục Biển và Hải...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp từ ngày 4-5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences.   Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sân bay Orly ở thủ đô...

Cùng tác giả

Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 1 đội thi từ 15 – 20 người (gồm cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, ấp, thôn như: Người có uy tín; người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi) . Hội thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa,...

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên

  Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Sáng ngày  4/10, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề Gặp gỡ người có uy tín, tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, UV BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ VN tỉnh, Lê Tấn Hổ, UV BTV Tỉnh uỷ,...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Cùng chuyên mục

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất