Powered by Techcity

Chiến dịch Át-lăng: Tham vọng của Pháp và cú đấm thép của quân dân Phú Yên

Chiến dịch Át-lăng là một trong những kế hoạch thành phần, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổng thể Kế hoạch Nava. Tuy nhiên, chính tướng Nava và cả Chính phủ Pháp, Mỹ cũng không ngờ rằng, một cuộc hành binh quy mô, cùng vũ khí hiện đại, lực lượng tinh nhuệ đã bị quân và dân Phú Yên đập tan ngay từ bước đầu chiến dịch. Qua đó góp phần “chia lửa” cho chiến trường chính Điện Biên Phủ, làm nên một chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

 

Được sự thỏa thuận và hậu thuẫn của Mỹ, nhằm cứu vãn tình thế sa lầy ở Việt Nam và Đông Dương, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau khi đến Việt Nam và Đông Dương thị sát, kiểm tra thực địa, nắm tình hình, 1 tháng sau, tướng Nava đã cho ra đời một kế hoạch quân sự mới, quy mô lớn với mục tiêu trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

 

Sự tự tin đến huênh hoang của Pháp

 

Kế hoạch Nava ấn định 2 giai đoạn chiến lược. Giai đoạn 1, đông xuân năm 1953-1954, phòng ngự chiến lược miền Bắc, tấn công chiến lược miền Nam, chủ yếu là mở chiến dịch Át-lăng nhằm đánh chiếm, bình định miền Trung và miền Nam bán đảo Đông Dương, xóa vùng tự do Liên khu 5, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh. Giai đoạn 2, sau khi bình định miền Nam, năm 1954-1955 rút hết quân tinh nhuệ ở miền Nam đưa ra miền Bắc, tấn công chiến lược trên chiến trường chính, giành thắng lợi quyết định, có lợi cho Pháp.

 

Chiến dịch Át-lăng được chuẩn bị ráo riết từ cuối năm 1953, dự kiến thực hiện từ tháng 1-9/1954, chia làm 3 bước, chọn Phú Yên là chiến trường trọng điểm, mang tính đột phá khẩu trước khi bình định cả vùng tự do Liên khu 5, gồm các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú.

 

Bước thứ 1 mang mật danh Arêtút sử dụng 25 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn công binh và 3 đơn vị pháo binh, sử dụng 22 tiểu đoàn, đổ bộ từ biển lên, từ Khánh Hòa đánh ra, từ Đắk Lắk đánh xuống, chiếm TX Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên, thời gian kéo dài từ 20-25 ngày trong tháng 1/1954.

 

Bước thứ 2 mang mật danh Axen sau khi đánh chiếm tỉnh Phú Yên sẽ tăng quân đánh chiếm Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, tiến hành vào đầu tháng 3/1954. Bước thứ 3 mang mật danh Atila, lực lượng từ Quảng Nam đánh vào, Bình Định đánh ra, Kon Tum đánh xuống và từ biển đánh lên. Cả bốn cánh quân hợp điểm tại TX Quảng Ngãi, hoàn thành mục tiêu đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5.

 

Cuộc hành binh này được Pháp gọi mật danh là chiến dịch “4A” (Át-lăng – tên chung của chiến dịch và Arêtút, Axen, Atila).

 

Có thể thấy chiến dịch Át-lăng giữ một vai trò rất quan trọng, là cơ sở, làm bàn đạp từ miền Trung tiến quân ra miền Bắc cùng với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ hoàn toàn giành thắng lợi, như tính toán. Thế nhưng, thực dân Pháp, tướng Nava và cố vấn Mỹ đã không ngờ tất cả đều nằm ngoài dự đoán.

 

Bản hùng ca của quân và dân Phú Yên

 

Địch hiểu rất rõ vị trí, vai trò chiến lược của Liên khu 5 (rất quan trọng với cả miền Bắc và miền Nam) và tham vọng về chiến dịch Át-lăng. Chúng tập trung lực lượng rất mạnh, gồm 4 binh đoàn cơ động số 10, 41, 42, GM100 và 2 tiểu đoàn dù cùng 15 tiểu đoàn Khinh quân (quân ngụy) hòng nhanh chóng tiêu diệt, chiếm đóng vùng tự do Liên khu 5.

 

 

Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh (trái), chiến sĩ Tiểu đoàn 375 và Đại đội trưởng Hoàng Kim Giai ôn lại kỷ niệm chiến đấu trong chiến dịch Át-lăng cách đây 70 năm. Ảnh: TRẦN QUỚI

 

 

Trong lúc đó, toàn Liên khu 5 chỉ có 2 đơn vị chủ lực là Trung đoàn 108 và Trung đoàn 803. Chuẩn bị cho chiến dịch Át-lăng, lực lượng của Phú Yên chỉ có 3 đại đội địa phương tỉnh (C377, C392, C389) và 4 đại đội địa phương huyện (C371, C374, C378, C380), cùng lực lượng du kích địa phương.

 

Sáng sớm 20/1/1954, địch sử dụng 22 tiểu đoàn, trong đó có 4 binh đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn lính dù cùng hàng chục máy bay ném bom, tàu chiến tấn công Phú Yên từ 3 hướng: từ Khánh Hòa vượt đèo Cả đánh ra, từ biển đổ bộ lên và từ Cheo Reo (Đắk Lắk) đánh xuống TX Tuy Hòa, mở rộng ra theo hình rẻ quạt.

 

Tỉnh ủy đã họp bàn kế hoạch đối phó với âm mưu địch đánh ra vùng tự do, ổn định tư tưởng, chỉ đạo bộ đội địa phương, dân quân du kích và người dân tăng cường công tác bố phòng bám đánh địch. Dựa vào làng chiến đấu, LLVT địa phương và dân quân du kích các huyện Tuy Hòa, Sơn Hòa, Tuy An đã anh dũng chặn đứng các toán quân địch lùng sục cướp phá lương thực, mùa màng, chặn đánh quân địch đổ bộ tiêu diệt sinh lực. Địch hành quân đến đâu đều bị du kích bám sát đến đó, phục kích, bắn tỉa địch chết hàng trăm tên, một số bị thương do sập hầm chông và vướng mìn.

 

Trong 10 ngày đầu của chiến dịch Át-lăng, quân và dân Phú Yên đã đánh bại kế hoạch “đánh nhanh, chiếm nhanh” của địch. Từ ngày 20-30/1/1954, 3 cánh quân của chúng mới họp điểm tại TX Tuy Hòa.

 

Sau khi củng cố lại thế trận, địch vẫn quyết tâm phủ đầu bằng quân đội đông và hỏa lực mạnh, ngày 16/2/1954, các binh đoàn cơ động số 10, 41 và 42 của địch tiến công ra các huyện phía Bắc Phú Yên. Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ huy động lực lượng tiến ra Bình Định.

 

Trước tình hình này, Liên khu 5 tăng cường lực lượng chính quy cho chiến trường Phú Yên. Ngày 25/2/1954, Tiểu đoàn 375 được thành lập. Trước khi hiệp thành đầy đủ lực lượng, Tiểu đoàn 375 đã lập công đầu tiên tiêu diệt 26 xe quân sự lính Âu – Phi hành quân từ Chí Thạnh lên La Hai. Tiểu đoàn 365 (Trung đoàn 803) tiếp tục được Liên khu 5 tăng cường thêm sau khi lập nhiều chiến công ở chiến trường Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kon Tum, hiệp đồng cùng quân và dân Phú Yên đánh vỗ mặt các cuộc hành binh trong chiến dịch Át-lăng.

 

Bộ Chỉ huy chiến dịch Át-lăng hốt hoảng báo động: “Chủ lực Việt Minh đã vào Phú Yên”. Qua 2 tháng hành quân vào Phú Yên, quân Pháp mất khoảng 3.000 quân. Trước sức tiến công mạnh mẽ của ta, hệ thống phòng thủ của địch ở Phú Yên lần lượt sụp đổ. Chỉ huy chiến dịch buộc phải rút Binh đoàn cơ động số 41 đang ở Diêu Trì (Bình Định) quay về giữ Tuy Hòa (4/1954).

 

Đến đầu tháng 5/1954, địch chỉ tập trung vào 4 cụm lớn: La Hai, Sông Cầu, Chí Thạnh và TX Tuy Hòa. Thế chủ động trên chiến trường thuộc về ta. Cuối tháng 6/1954, quân ta làm chủ hoàn toàn, đập tan chiến dịch Át-lăng ngay ở bước đầu tiên trên chiến trường Phú Yên. Lực lượng ta liên tục tiến công, siết chặt vòng vây chuẩn bị tiêu diệt toàn bộ quân địch trong TX Tuy Hòa, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên, thì có lệnh ngừng bắn.

 

Tướng Nava tưởng rằng chỉ cần 1 tuần có thể chiếm giữ Phú Yên, rồi sẽ đánh chiếm tỉnh Bình Định, không ngờ bị bộ đội, du kích địa phương của ta chặn đánh quyết liệt suốt ngày đêm. Sau 2 tháng hành quân, thực dân Pháp bị sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân ở Phú Yên, tổn thất nặng nề.

 

***

 

Bằng chiến công vang dội đánh bại chiến dịch Át-lăng và sự phối hợp chặt chẽ, “chia lửa” này, quân và dân Phú Yên đã buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng, bị động đối phó và không thể tập trung được lực lượng cho Điện Biên Phủ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng. Chính vì vậy khi kết thúc bước 1 chiến dịch Át-lăng, quân và dân Phú Yên – Liên khu 5 vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam gửi điện khen ngợi.

 

Nội dung điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2/2/1954:

 

Khen ngợi các cán bộ, chiến sĩ ở Tuy Hòa và địch hậu Liên khu 5 đã tích cực hoạt động, tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân.

 

Khen ngợi cán bộ và chiến sĩ ở vùng tự do đã nỗ lực học tập, tích cực chuẩn bị để bảo vệ hậu phương, đề phòng mọi âm mưu của địch.

 

Tôi thay mặt Quân đội cảm tạ toàn thể đồng bào các dân tộc đã ra sức ủng hộ bộ đội chiến thắng quân địch…

 

Trong lúc chiến thắng, các đồng chí cần đề phòng không chủ quan khinh địch, ra sức củng cố vùng giải phóng, củng cố và khuếch trương thắng lợi, thi đua cùng các đơn vị anh em ở các mặt trận khác trên toàn quốc tiêu diệt địch nhiều hơn nữa, giật cho được giải thưởng của Hồ Chủ tịch.

 

Chào thân ái và quyết thắng!

 

Anh hùng LLVT nhân dân HỒ ĐẮC THẠNH – TRẦN QUỚI – PHAN THANH

Nguồn

Cùng chủ đề

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa

Ngày 4/10, tại TP Tuy Hòa, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình và sáng kiến thành công tại các địa phương trong quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.   Đại diện Cục Biển và Hải...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp từ ngày 4-5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences.   Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sân bay Orly ở thủ đô...

Cùng tác giả

Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 1 đội thi từ 15 – 20 người (gồm cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, ấp, thôn như: Người có uy tín; người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi) . Hội thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa,...

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên

  Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Sáng ngày  4/10, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề Gặp gỡ người có uy tín, tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, UV BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ VN tỉnh, Lê Tấn Hổ, UV BTV Tỉnh uỷ,...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Cùng chuyên mục

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất