Powered by Techcity

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB – VPCP về Phiên họp lần thứ ba Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024.

Đây là dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024, có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến TP.HCM (qua 20 tỉnh, thành phố), yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương.

Mục tiêu của Dự án không chỉ đầu tư xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống đường sắt tốc độ cao hiệu quả và an toàn.

Để triển khai Nghị quyết số 172/2024/HQ15, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025 (Bộ GTVT lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo trước khi trình).

Trong đó phải xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết các thủ tục, công việc chính phải thực hiện (từ thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thời điểm khởi công xây dựng) và dự kiến kế hoạch tổng thể để khai thác, vận hành dự án bảo đảm khoa học, toàn diện, đồng bộ, khả thi; đồng thời phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết để xác định cách thức tiến hành, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để triển khai các cơ chế đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua (xác định rõ hình thức văn bản và thẩm quyền ban hành, cơ quan chủ trì, thời gian trình, ban hành).

Đối với một số nội dung công việc cần ưu tiên triển khai ngay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao; rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực (số lượng, chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào đạo,…).

Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo theo đặt hàng của Chính phủ, trong đó nghiên cứu mô hình, phương thức đào tạo (trường đại học trong nước, nước ngoài và/hoặc kết hợp với đối tác (doanh nghiệp, nhà thầu) sẽ hợp tác); xác định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ, đặt hàng; nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực kinh nghiệm để phối hợp, chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (thi công xây lắp, hệ thống thông tín tín hiệu…); cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt…

Bộ GTVT phải khẩn trương kiện toàn mô hình Ban quản lý dự án đường sắt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi Dự án hoàn thành.

Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn quy định về nội dung, yêu cầu của thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán các gói thầu liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (theo thiết kế FEED); hướng dẫn áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, đơn giá, giá xây dựng công trình, sử dụng suất vốn đầu tư của các dự án, công trình đường sắt tương tự để lập tổng mức đầu tư dự án; hướng dẫn áp dụng mẫu Hợp đồng của Hiệp hội tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC) để thực hiện các gói thầu thuộc Dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước; phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra để tiến hành thẩm tra, thẩm định song song với quá trình lập, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bộ Tài chính được giao chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án, trong đó cần xác định rõ nhu cầu vốn, kế hoạch vốn, các loại nguồn vốn (ngân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn thu từ đất đai, xã hội hóa…) để có phương án, bố trí kế hoạch vốn phù hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho diện tích đất để thực hiện Dự án, đất vùng phụ cận ga đường sắt để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD), đất tái định cư, đất khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ….

Phó thủ tướng giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án tái cơ cấu và khả năng tham gia các khâu từ xây dựng, đầu tư sản xuất, vận hành, duy tu bảo dưỡng… phù hợp với điều kiện năng lực.

Theo Nghị quyết số 172/2024/QH15, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Dự án sẽ đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Quốc hội giao lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.

Nguồn: https://baodautu.vn/chi-dao-moi-cua-lanh-dao-chinh-phu-ve-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-d240072.html

Cùng chủ đề

Để doanh nghiệp an tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chiều 9/1, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên hội nghị tổng kết hoạt động doanh nghiệp trong Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên và các khu công nghiệp (KCN) năm 2024. Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.   Trưởng Ban Quản lý KKT...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành và văn nghệ sĩ tiêu biểu

Ngày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức,...

Ưu tiên mọi nguồn lực cho công tác thu ngân sách năm 2025

Chiều 9/1, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.   Năm qua, Đảng ủy Cục Thuế Phú Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành bám sát sự chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh, thực hiện nhiều giải pháp để vượt qua khó...

Chung tay bảo tồn động vật hoang dã

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các cơ quan chức năng đã tiếp nhận nhiều động vật hoang dã, trong đó có những loài nguy cấp, quý hiếm, nhóm IIB. Ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, ngành Lâm nghiệp Phú Yên còn kêu gọi người dân chấp hành Luật Lâm nghiệp, bàn giao các động vật hoang dã,...

Trang bị kỹ năng tiếp xúc cử tri cho nữ đại biểu HĐND cấp xã

Ngày 8/1, tại huyện Sông Hinh và huyện Tuy An, Hội LHPN tỉnh phối hợp với tổ chức APHEDA Việt Nam tổ chức sinh hoạt mạng lưới nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.   Tại buổi sinh...

Cùng tác giả

Để doanh nghiệp an tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chiều 9/1, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên hội nghị tổng kết hoạt động doanh nghiệp trong Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên và các khu công nghiệp (KCN) năm 2024. Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.   Trưởng Ban Quản lý KKT...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành và văn nghệ sĩ tiêu biểu

Ngày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức,...

Ưu tiên mọi nguồn lực cho công tác thu ngân sách năm 2025

Chiều 9/1, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.   Năm qua, Đảng ủy Cục Thuế Phú Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành bám sát sự chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh, thực hiện nhiều giải pháp để vượt qua khó...

Chung tay bảo tồn động vật hoang dã

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các cơ quan chức năng đã tiếp nhận nhiều động vật hoang dã, trong đó có những loài nguy cấp, quý hiếm, nhóm IIB. Ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, ngành Lâm nghiệp Phú Yên còn kêu gọi người dân chấp hành Luật Lâm nghiệp, bàn giao các động vật hoang dã,...

Trang bị kỹ năng tiếp xúc cử tri cho nữ đại biểu HĐND cấp xã

Ngày 8/1, tại huyện Sông Hinh và huyện Tuy An, Hội LHPN tỉnh phối hợp với tổ chức APHEDA Việt Nam tổ chức sinh hoạt mạng lưới nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.   Tại buổi sinh...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành và văn nghệ sĩ tiêu biểu

Ngày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức,...

Trang bị kỹ năng tiếp xúc cử tri cho nữ đại biểu HĐND cấp xã

Ngày 8/1, tại huyện Sông Hinh và huyện Tuy An, Hội LHPN tỉnh phối hợp với tổ chức APHEDA Việt Nam tổ chức sinh hoạt mạng lưới nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.   Tại buổi sinh...

Vun đắp mối tình keo sơn Phú Yên – Hải Dương

Ngày 9/1/2025 đánh dấu tròn 65 năm tỉnh Phú Yên và tỉnh Hải Dương kết nghĩa. Suốt 65 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh không ngừng gìn giữ, chăm lo và ngày càng làm...

Nghệ thuật gắn kết hai tỉnh anh em

Với Phú Yên, Hải Dương là mảnh đất sâu nặng nghĩa tình. Nghĩa tình ấy được thắp lên trong khói lửa chiến tranh, được đắp bồi sau khi Phú Yên tái lập tỉnh, trong đó nghệ thuật đã bắc...

Tin tức sáng 8-1: Đề nghị xây Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng

Sông Sài Gòn chảy qua TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Đề nghị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng Tin tức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bộ này đang lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. CẬP NHẬT GIÁ VÀNG Dự thảo tờ trình nêu rõ một số nhóm...

Đề nghị xây Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng

Sông Sài Gòn chảy qua TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Đề nghị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng Tin tức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bộ này đang lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Dự thảo tờ trình nêu rõ một số nhóm chính sách trong đề nghị...

Hải Dương – Phú Yên “là cây một cội, là con một nhà”

Trải qua 65 năm, mối tình kết nghĩa Hải Dương - Phú Yên vẫn son sắt, thủy chung và được các thế hệ sau vun đắp ngày càng bền chặt. Thời gian qua, những chuyến thăm, làm việc qua...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của loạt quận, huyện gồm 915 dự án

UBND TP Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện gồm Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì. Cụ thể, danh mục các công trình dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Hoàn Kiếm gồm 22 dự án với tổng diện tích 4,14ha; trong đó có các dự án như xây...

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Sau 6 năm triển khai (từ 2017 – 2022), các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật VN, Ban Quản lý (BQL)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất