Powered by Techcity

Biết đường gập ghềnh, nhiều tân sinh viên nghèo miền Trung vẫn ước mơ làm bác sĩ

Biết đường gập ghềnh, nhiều tân sinh viên nghèo miền Trung vẫn ước mơ làm bác sĩ - Ảnh 1.

Lê Tiến Đạt với chiếc xe máy được nhà hảo tâm tặng lúc còn học THPT – Ảnh: B.D.

Chúng tôi gặp hai tân sinh viên Quảng Nam đậu vào Trường đại học Y Dược Huế chỉ vài giờ trước khi họ từ làng quê cùng lên đường nhập học.

Hành trang ngoài những bộ áo quần nhàu cũ, sách vở, kỳ vọng của cha mẹ, còn thêm những lo toan trĩu nặng của gia đình với khoản chi phí học tập mỗi năm gần trăm triệu đồng.

Từ ruộng vườn bước vào trường chuyên, mơ làm bác sĩ

Nhà của Lê Tiến Đạt nằm ở sát rìa sông, cuối thôn Nam Hà, xã Điện Trung (Điện Bàn, Quảng Nam).

Giữa trưa, Đạt đội mũ vải đứng giữa nắng để rút đống rơm khô chăm cho mấy con bò. Với gia đình nghèo này, bò là tài sản và có lẽ cũng là thứ duy nhất mà cha mẹ Đạt kỳ vọng sẽ gom góp đủ nuôi con trở thành một bác sĩ.

“Cháu nó vất vả từ nhỏ, tôi bệnh tật ốm đau liên miên. Một mình mẹ nó làm công nhân, chạy vạy khắp nhưng cũng chỉ đủ cơm qua ngày cho cả nhà. Giờ con đậu đại học, tôi mừng lắm, nhưng cũng lo nhiều, đêm không ngủ được” – cha Đạt, ông Lê Văn Trường ngồi bên con trai, nói.

Trưởng thôn Nam Hà – ông Hồ Xuân Đáng nói thôn này thuộc vùng lũ lụt nặng của xã. Bà con đều khó khăn nhưng hộ ông Trường khó hơn vì ông bệnh tật, nhà lại có 3 đứa con. Vợ ông Trường hằng ngày đi làm công ở xưởng cá, thu nhập chỉ đủ ăn.

Biết đường gập ghềnh, nhiều tân sinh viên nghèo miền Trung vẫn ước mơ làm bác sĩ - Ảnh 2.

Lê Tiến Đạt trước bức tường dán hàng giấy khen thành tích học tập – Ảnh: B.D.

Ngôi nhà của Đạt sơ sài, không có thứ gì có giá. Buổi trưa ngồi dưới mái nhà mà nóng ran như trong nồi hầm. Trên mấy bức tường, thứ được dán nhiều nhất là bằng khen, giấy khen và các giải thưởng học tập.

Đạt kể giai đoạn khó khăn nhất của những ngày đi học là năm lên lớp 10. Bạn đậu vào trường chuyên, nhưng muốn học thì phải có tiền ăn ở bán trú, rồi xe máy để đi về.

Cha mẹ Đạt lúc đó thở dài vì không thể gánh mỗi tháng 500.000 – 700.000 đồng cho con đi học, chưa nói sắm một chiếc xe máy. Đạt quyết định không học ở thành phố, mà chọn trường gần nhà.

Cô giáo chủ nhiệm biết chuyện bèn vận động phụ huynh, thầy cô quyên góp. Đạt được tặng một chiếc xe máy để đi lại. Các thầy cô, nhà hảo tâm ủng hộ sách vở, một ít tiền. Vậy là chàng học trò nghèo được đi học với ngôi trường mơ ước.

Cha Đạt nói nhà khó khăn vì chị cả của Đạt cũng vào đại học, sau Đạt còn có em nhỏ mới lên 2-3 tuổi. Cha Đạt bị tắc nghẽn phổi mãn tính, thời gian đi viện nhiều hơn ở nhà. Để có chút tiền nuôi con, ông tranh thủ bửng sáng đi chở da heo, da bò cho các lò mổ đưa đến chợ kiếm chút tiền.

Đạt nói những hình ảnh lam lũ, cơ cực và lao lực của cha mẹ cậu hằn sâu trong trí nhớ, tiếp thêm sức lực và lòng quyết tâm để bạn học thật tốt. Không có con đường nào khác ngoài việc đi học, mong thành một bác sĩ tương lai để Đạt quay lại đền ơn cha mẹ.

Con đường theo đuổi y khoa của sinh viên nghèo liệu có dở dang? - Ảnh 3.

Lê Tiến Đạt nuôi giấc mơ làm bác sĩ từ căn nhà đơn sơ – Ảnh: B.D.

Ba năm cấp 3, Đạt là học sinh nổi trội của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Hội An), Đạt được nhiều giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Để phụ thêm chi phí cho cha mẹ, Đạt còn đi dạy kèm cho các bạn nhỏ ở trong làng. Rảnh rỗi, bạn về nhà làm ruộng, cắt cỏ chăm mấy con bò. Khi thi xong tốt nghiệp THPT, Đạt áng điểm và biết chắc mình đậu vào Trường đại học Y Dược Huế.

Từ lúc đó bạn càng nỗ lực giúp cha mẹ nhiều hơn, lúc thì phụ ba đi chở da heo để đưa ra chợ, lúc thì ở nhà chăm em, chăm cả đàn bò để cha mẹ yên tâm đi làm kiếm tiền cho con vào đại học.

Cha làm thợ nề, mẹ rửa chén thuê nuôi con học sinh giỏi tỉnh, đậu trường y

Cách nhà Đạt không xa cũng có chàng tân sinh viên nghèo vừa đậu vào ngành y khoa Trường đại học Y Dược Huế. Nguyễn Văn Thanh Trường, nhà ở thôn Thanh Quýt 2 (Điện Thắng Trung, Điện Bàn), cũng vào đại học trong nỗi âu lo vì khoản phí học tập quá sức với cha mẹ.

Trước đó, cha của Trường phải ứng trước tiền công từ chủ đội thợ xây, kèm khoản dành dụm của mẹ và một ít tiền gom góp từ các giải thưởng mà Trường giành được trong năm lớp 12, tất cả dằn túi để gom góp cho hai mẹ con ra Huế.

Bà Ngô Thị Vui, mẹ Trường, năm nay đã 54 tuổi, đi rửa bát thuê. Cả nhà chỉ có một chiếc xe máy, khi cha đi thì mẹ lại đi bộ và ngược lại.

Con đường theo đuổi y khoa của sinh viên nghèo liệu có dở dang? - Ảnh 4.

Nguyễn Văn Thanh Trường với những tờ giấy khen có được lúc học THPT – Ảnh: B.D.

Hai chị đầu đã ra trường đi làm nhưng không phụ giúp được nhiều. Cha Trường năm nay 60 tuổi vẫn ngồi xe máy anh em trong làng đi phụ hồ mỗi sáng tới tối mịt mới về.

Bà Vui lấy tờ giấy, gạch các chi phí một năm học của Trường: học phí năm đầu tiên gần 50 triệu đồng, tiền trọ khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Tiền ăn uống, điện nước… tiết kiệm lắm cũng không dưới 2 triệu đồng. Mà học y khoa thì tới 6 năm. Đó thật sự là một thử thách.

“Cứ nghĩ tới, lỗ tai tui lùng bùng. Con đậu, người ta mừng, chứ tui lại lo, vì cha nó yếu lắm rồi, mắt lại hỏng một con nên cứ lao lực như vậy thì sợ sẽ suy sụp. Mấy đêm nay tui không ngủ được vì tội nghiệp con, thương chồng” – bà Vui nói giọng rất buồn.

Ông Trương Công Nghĩa – trưởng khối phố Thanh Quýt (Điện Bàn) – xác nhận những khó khăn của gia đình Trường. Có cha mẹ là lao động tự do, thu nhập không cao nên việc theo được quá trình học đại học y khoa với Trường là thử thách lớn.

Con đường theo đuổi y khoa của sinh viên nghèo liệu có dở dang? - Ảnh 5.

Trường và mẹ tại nhà riêng ở Điện Bàn, Quảng Nam – Ảnh: B.D.

Chúng tôi choáng ngợp khi mẹ Trường mở cánh tủ lấy ra những chồng giấy khen, bằng khen, giải thưởng thành tích học tập.

Trường lãnh đủ hết các giải từ cao, thấp của trường lẫn tỉnh. Năm lớp 10, 11, cậu là học sinh xuất sắc nhất khối, tới năm 12 là học sinh xuất sắc nhất trường. Trường đoạt giải nhất học sinh giỏi toán cấp trường năm 11, 12.

Năm 12 tiếp tục đoạt giải nhất môn toán, giải 3 môn hóa kỳ thi học sinh giỏi hóa cấp tỉnh… Điều đáng nể nhất là các năm học cấp 3 Trường đều thi vượt cấp, hoàn thành chương trình học sớm để dành thời gian ôn thi đại học.

Với năng lực học tập tốt, Trường được xét thẳng vào nhiều trường đại học như Bách khoa Đà Nẵng, các đại học phía Nam… Nhưng Trường chọn thi để tranh suất vào Trường đại học Y Dược Huế. Với điểm số 27,5 điểm, Trường dư điểm vào ngành y khoa.

Con đường theo đuổi y khoa của sinh viên nghèo liệu có dở dang? - Ảnh 6.

Trường với thành tích học tập xuất sắc năm học 12 – Ảnh: B.D.

Trường cho biết giấc mơ được trở thành bác sĩ mà bạn luôn theo đuổi bao năm nay đã gần hơn. Tranh thủ thời gian hè, Trường đạp xe quanh xóm để dạy kèm cho các em nhỏ, lúc thì theo mẹ đi phụ việc ở nhà hàng để kiếm thêm chút tiền chuẩn bị lên đường vào đại học.

Trường bảo đã vạch ra lộ trình học, thời gian cho từng năm. Ngoài thời gian học, Trường sẽ đi làm thêm, tối dạy kèm để đỡ đần cho cha mẹ các khoản chi phí.

Tảng đá lớn liệu có làm tan những giấc mơ cháy bỏng?

Trong câu chuyện của cả Đạt và Trường, điều được nhắc nhiều nhất là khát khao được một ngày nào đó khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, màu áo đi theo cả những năm tháng học hành trong gian khó. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của mỗi người, việc có thể theo hết 6 năm học là một tảng đá lớn không dễ vượt qua.

“Hoàn cảnh nhà mình quá khó khăn. Việc đậu vào trường y đã thành hiện thực nhưng khoản học phí mỗi năm 50 triệu đồng, cùng khoảng chừng ấy chi phí khác thực sự mình cũng chẳng biết làm sao. Rất mong bằng cách nào đó mình đi được tới đích” – Trường tâm sự.

Trong khi đó, Lê Tiến Đạt cũng khao khát bỏng cháy giấc mơ màu áo trắng, nhưng để có thể đi qua 6 năm với chi phí học tập vượt xa khả năng gia đình là điều vô cùng gian nan.

“Mình cố gắng học giỏi để làm bác sĩ. Ngày xưa đậu vô trường chuyên đã không đủ tiền đi học, nay vào trường y khoa mỗi năm chỉ riêng học phí cũng đã 50 triệu đồng rồi. Cha mẹ thì không đủ sức nữa nên bản thân rất buồn lo” – Đạt nói.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Nhập học với 2 triệu đồng - Ảnh 3.

Đồ họa: TUẤN ANH

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình.

Nguồn: https://tuoitre.vn/biet-duong-gap-ghenh-nhieu-tan-sinh-vien-ngheo-mien-trung-van-uoc-mo-lam-bac-si-20240912073242932.htm

Cùng chủ đề

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo và Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Yên Lương Minh Tùng trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: DUYÊN PHAN 60 sinh viên, 100 học sinh và 20 giáo viên khó khăn đặc biệt của vùng đất núi Nhạn sông Đà đã được Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” chia sẻ các phần quà tổng trị giá hơn 1,67 tỉ đồng. Với Phú Yên, chương trình Tiếp sức...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Lớn lên bằng những chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác và nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn quyết tâm vào đại học để thay đổi số phận mình mai sau – Ảnh: DIỆU QUÍ Tuổi thơ vô ra nương tựa nhà chùa  Nguyễn Quốc Huy (18 tuổi, ở thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là đứa con ngoài giá thú của mẹ. “Sau khi chào đời, mẹ để mình...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Sùng A Hồng vượt cổng trời Mường Lát vào đại học ngành tiếng Anh

Sùng A Hồng và em gái út tại gia đình ở bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG Chúng tôi cùng Hồng cuốc bộ hơn 15 phút mới đến nhà. Ngôi nhà nhỏ, lợp mái tôn, thưng ván gỗ nằm lọt thỏm dưới thung lũng đầy mây mù với màu xanh đồi sắn, nương ngô. Sùng A Hồng (21 tuổi) là người dân tộc Mông, là con thứ 6 trong gia đình có...

Chàng trai không tay từng được Tiếp sức đến trường nay là cử nhân IT ‘có thể tự nuôi mình’

Anh Nguyễn Đình Nhẫn nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2016 – Ảnh: DOÃN HÒA Không có đôi tay, mồ côi cha, không gục ngã  Năm 2016, bài báo “Nghị lực vượt khó của Nhẫn” đăng trên báo Tuổi Trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường khu vực Bắc Trung Bộ đã lay động nhiều trái tim cảm phục của bạn đọc. Là con thứ năm trong gia đình nghèo ở xã Nghi Kim (TP Vinh), từ lúc lọt lòng Nhẫn...

Cùng tác giả

CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,06% so với tháng trước. Trong đó, 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Đồ họa: VIỆT AN   Cụ thể, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,64% (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). Các nhóm: đồ uống...

Quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Chiều 6/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy...

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Sau 6 năm triển khai (từ 2017 – 2022), các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật VN, Ban Quản lý (BQL)...

Đông Hòa: Công bố Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TX Đông Hòa phối hợp với UBND phường Hòa Hiệp Nam tổ chức công bố, công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc, phường Hòa Hiệp Nam.   Đồ án nói trên có quy mô...

Phản biện xã hội gần 80 dự thảo văn bản, đề án, dự án

Tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã...

Cùng chuyên mục

‘Hồi sinh’ nhiều nhóm tháp cổ ở Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28.10.2014 giữa Chính phủ VN và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Sau 6 năm triển khai (từ 2017 – 2022), các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật VN, Ban Quản lý (BQL)...

Phản biện xã hội gần 80 dự thảo văn bản, đề án, dự án

Tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã...

65 năm sắt son nghĩa tình Hải Dương – Phú Yên

“Dù cho sông cạn, đá mòn/ Mối tình Hải Phú mãi còn bền lâu”. Đây là câu thơ mà nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân 2 tỉnh Hải Dương, Phú Yên thuộc làu mỗi khi...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

Cứu sống người phụ nữ sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m ở Đắk Lắk

Chiều 3/1, Công an xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với người dân cứu sống người phụ nữ đi mót cà phê sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m. Thông tin ban đầu, khoảng 10h hôm nay (3/1), Công an xã Ea Ngai nhận được tin báo của người dân về việc chị H. (33 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) bị rơi xuống giếng sâu 25m tại một vườn cà phê...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký. Phù điêu Kala là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Champa, được phát hiện vào năm 1993, trong hố khai quật di tích Núi Bà,...

Sẵn sàng bứt phá, hiện thực hóa khát vọng phát triển

Chào năm mới 2025, toàn Đảng bộ, quân và dân Phú Yên cùng chung niềm phấn khởi khi giành nhiều kết quả tích cực và tương đối toàn diện sau một năm nỗ lực vượt khó, thực hiện nhiệm...

Để đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở thành công

Đầu tháng 1/2025, 3 địa phương gồm: xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), xã An Mỹ (huyện Tuy An) và phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) sẽ tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất