Powered by Techcity

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hào – tấm gương sáng về phẩm chất người cộng sản

Bị địch bắt và ra sức dụ dỗ nhưng với khí tiết của người cộng sản, ông đã kiên quyết không khai báo tổ chức của mình, chấp nhận hy sinh trong nhà tù thực dân. Ông là Bí thư Tỉnh ủy Trần Hào, tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức cách mạng, sự kiên trung, bất khuất trong lịch sử phong trào cách mạng Phú Yên. 

 

Nhà tưởng niệm liệt sĩ, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hào được nâng cấp, sửa chữa hồi tháng 10/2022, là một trong những địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: THÚY HẰNG

 

Sớm tham gia cách mạng

 

Đồng chí Trần Hào sinh ngày 15/6/1913 tại làng Nho Lâm, tổng Hòa Tường, phủ Tuy Hòa (nay là xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa). Cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng, năm 14 tuổi, đang học sơ học, Trần Hào phải nghỉ học để chăm sóc 3 đứa em, đồng thời học nghề thuốc đông y và trở thành thầy lang chữa bệnh rất hiệu quả.

 

Trần Hào tham gia cách mạng khá sớm. Năm 1933, ông đứng ra lập Hội Sách báo và Hội Tương tế ở xã Hòa Quang; năm 1935, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ở Chi bộ La Hai, huyện Đồng Xuân.

 

Là một đảng viên trẻ hăng hái, dũng cảm, có nghề chữa bệnh, Trần Hào đi lại nhiều nơi trong tỉnh tuyên truyền cách mạng. Ông đã tổ chức cơ sở đảng ở các làng Phước Hậu, Nho Lâm, Hạnh Lâm, Long Tường, Phụng Tường, trực tiếp làm Bí thư Chi bộ Nho Lâm – Hạnh Lâm.

 

Các tổ chức đảng trong tỉnh sau một thời gian gặp khó khăn, đình trệ dần được khôi phục và phát triển. Nhà máy đường Đồng Bò, một xí nghiệp lớn của tư bản thực dân ở Phú Yên cũng tổ chức được chi bộ đảng. Tháng 11/1935, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập (lần thứ hai) tại làng Phước Hậu, xã Bình Kiến. Tại hội nghị này, Trần Hào được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

 

Năm 1936, trong cao trào hoạt động của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, các tổ chức cách mạng hợp pháp và nửa hợp pháp phát triển mạnh. Tại Phú Yên, các tổ chức quần chúng do Tỉnh ủy lãnh đạo cũng phát triển rộng khắp.

 

Các Hội cày, Hội cấy, Hội truyền bá Quốc ngữ, Hội Thanh niên dân chủ, Phụ nữ chức nghiệp, Gia đình học hiệu… hoạt động có hiệu quả. Hai nhà trí thức, nhân sĩ được Đảng bộ tỉnh giới thiệu ra tranh cử nghị sĩ Viện Dân biểu Trung Kỳ đã giành thắng lợi. Rất nhiều người đã ký tên vào Bản dân nguyện gửi cho phái bộ Godart từ Pháp sang Đông Dương tìm hiểu tình hình.

 

Cuối năm 1939 đầu năm 1940, Trần Hào vận động một số thanh niên ở các làng Phước Hậu, Liên Trì, Ninh Tịnh đứng ra thành lập các gia đình học hiệu, trường tư thục. Trong các cuộc tranh luận công khai, Trần Hào đã đánh bại các luận điệu tuyên truyền chống cách mạng của các nhóm chính trị đối lập với chủ trương của Đảng.

 

Bằng nhiều biện pháp hoạt động uyển chuyển, linh hoạt, Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã khơi dậy tinh thần yêu nước trong Nhân dân, đặc biệt là trong thanh niên. Ông trực tiếp lãnh đạo người dân các làng Tân Mỹ, Phước Thành, Mỹ Thạnh, xã Hòa Mỹ chống lại bọn lính của Nhà máy đường Đồng Bò đàn áp nông dân và công nhân ở đây.

 

Trần Hào đã cùng Tỉnh ủy khéo léo tổ chức các cơ sở kinh doanh vừa làm tài chính vừa làm nơi liên lạc của Đảng bộ và phát triển hoạt động cách mạng.

 

Hoạt động tích cực, có hiệu quả, năm 1937, Trần Hào được Xứ ủy Trung Kỳ bổ sung vào Ban Chấp hành Liên tỉnh ủy Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên.

 

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, Mặt trận Bình dân Pháp sụp đổ, bọn phản động thực dân Pháp ở Đông Dương ráo riết đàn áp cách mạng, các tổ chức dân chủ bị xóa bỏ, báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Ở Phú Yên, nhiều đảng viên nằm im.

 

Trần Hào vẫn giữ vững lòng tin, kiên trì vận động cách mạng, giữ liên lạc với các cơ sở cách mạng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp, chống áp bức bóc lột.

 

Các đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương (thứ hai từ trái qua); Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (thứ ba từ trái qua); nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Quang (bìa phải) và ông Võ Thụy Linh, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả tham quan Nhà tưởng niệm liệt sĩ, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hào trong ngày cắt băng khánh thành. Ảnh: THÚY HẰNG

 

Hy sinh, giữ tròn khí tiết người cộng sản

 

Ngày 1/5/1944, sau vụ rải truyền đơn nhân ngày Quốc tế Lao động tại phủ Tuy Hòa, Trần Hào bị địch bắt giam ở phủ Tuy Hòa rồi đem ra Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tra tấn nhưng ông vẫn giữ tròn khí tiết của người cộng sản, không khai báo và khuất phục kẻ thù. Ông còn chửi thẳng vào mặt kẻ thù và đã anh dũng hy sinh ngày 16/6/1944 tại nhà lao Quy Nhơn.

 

Sự hy sinh dũng cảm của Trần Hào đã làm cho đồng bào, đồng chí ở nhà lao Quy Nhơn và người dân Phú Yên hết lòng thương tiếc, kính phục ý chí kiên cường bất khuất của người cộng sản. Hay tin Trần Hào hy sinh, một chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm ở nhà lao Quy Nhơn đã làm bài thơ Vĩnh biệt anh:

 

Tiếng sét dội tim tôi tan vỡ

Khi hay tin tắt thở của bạn lòng

Anh Hào ơi! Bao uất hận bên trong,

Bao căm tức dâng lên đôi hàng lệ

Cả lao ngục Quy Nhơn cùng một thể

Dâng sóng lòng tràn ngập tiếng đau thương

Hò reo nhau, chung đứng lại một đường

Cùng chiến đấu diệt quân thù tàn ác.

 

Anh bị cướp bởi tử thần đói khát

Giơ cao tay đứng thẳng suốt đêm ngày

Những trận đòn như bão táp mưa bay

Thêm sức điện hai ngày và ba tối.

 

Nhưng anh vẫn một tinh thần cứng cỏi

Đem hy sinh khắc nổi nét tương lai

Ghi sâu lòng với tất cả những ai

Còn mê muội trong vòng xiềng đế quốc

 

Anh Hào ơi!

Thân xác anh tiêu tan thành tro đất

Nhưng tinh thần vẫn sáng tỏ với thời gian!

Vẫn sống còn với điệu nhạc dân gian

Của nhân thế trên ngọn cờ tranh đấu.

 

Quân phát xít tham tàn đầy tội lỗi

Uống máu thề ta chẳng đội trời chung

Nguyền nâng cao một tâm chí siêu hùng

Nơi cõi thọ, anh nở nụ cười thanh khiết.

 

Trong lời giới thiệu tập sách Liệt sĩ Trần Hào, đồng chí Thái Phụng Nê, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, viết: “Cuộc đời liệt sĩ Trần Hào luôn khắc sâu trong lòng đồng chí, đồng bào như một tấm gương trong sáng về đạo đức, phẩm chất và khí tiết của người đảng viên cộng sản, người cán bộ lãnh đạo tràn đầy nhiệt tình, năng nổ, dũng cảm và bất khuất…”.

 

Ghi nhận công lao và vai trò của Bí thư Tỉnh ủy Trần Hào đối với phong trào cách mạng ở Phú Yên, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, xã Hòa Quang được chính quyền lúc bấy giờ đặt tên là xã Trần Hào. Năm 1990, đồng chí Trần Hào được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ. Ngôi nhà của ông đã được chính quyền địa phương xây lại thành nhà tưởng niệm và là di tích lịch sử của phong trào cách mạng địa phương.

 

Và hiện nay, Trường THCS xã Hòa Quang Nam được vinh dự mang tên Trần Hào – một cán bộ xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của Nhân dân Phú Yên.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

BAC A BANK khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu

Sáng 20/11, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu trực thuộc chi nhánh Phú Yên.   Ông Hồ Quang Đệ, Bí thư Thị ủy Sông Cầu; ông Nguyễn Ngọc Ẩn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đại diện Tập đoàn TH tại Phú Yên; ông Nguyễn Hữu Nam, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân...

Cao điểm hoạt động kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô đón tàu Không số

Nhiều hoạt động ý nghĩa đang được các ngành, các cấp tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024).   Buổi ra mắt hai tập sách...

Ngành Thuế Phú Yên phát động thi đua cuối năm

Cục Thuế Phú Yên vừa phát động phong trào thi đua cuối năm nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo khẩu hiệu thi đua ngành Thuế đặt ra từ đầu năm: “Kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả; thi đua nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục...

Thảo luận sâu về giải pháp phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 19/11, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 18 (đợt 1) dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa...

Phân loại rác tại nguồn cần có lộ trình phù hợp

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Phóng viên Báo Phú Yên phỏng vấn PGS.TS Trần Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Trường đại học Khoa học Huế, cố vấn kỹ thuật Chương trình thành phố...

Cùng tác giả

BAC A BANK khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu

Sáng 20/11, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu trực thuộc chi nhánh Phú Yên.   Ông Hồ Quang Đệ, Bí thư Thị ủy Sông Cầu; ông Nguyễn Ngọc Ẩn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đại diện Tập đoàn TH tại Phú Yên; ông Nguyễn Hữu Nam, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân...

Cao điểm hoạt động kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô đón tàu Không số

Nhiều hoạt động ý nghĩa đang được các ngành, các cấp tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024).   Buổi ra mắt hai tập sách...

Ngành Thuế Phú Yên phát động thi đua cuối năm

Cục Thuế Phú Yên vừa phát động phong trào thi đua cuối năm nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo khẩu hiệu thi đua ngành Thuế đặt ra từ đầu năm: “Kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả; thi đua nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục...

Thảo luận sâu về giải pháp phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 19/11, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 18 (đợt 1) dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa...

Phân loại rác tại nguồn cần có lộ trình phù hợp

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Phóng viên Báo Phú Yên phỏng vấn PGS.TS Trần Anh Tuấn, giảng viên cao cấp Trường đại học Khoa học Huế, cố vấn kỹ thuật Chương trình thành phố...

Cùng chuyên mục

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất