Powered by Techcity

Đổi thay trên quê hương Xuân Lãnh


Từ khi có Đảng soi đường, chỉ lối, trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong kháng chiến, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

 

Là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, Nhân dân Xuân Lãnh hết lòng bảo vệ cán bộ và tham gia chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, vượt qua bao gian khổ góp phần vào ngày toàn thắng.

 

Hậu phương vững chắc

 

Dưới chế độ phong kiến và thực dân Pháp xâm lược, đồng bào Chăm, Ba Na của xã Xuân Lãnh quanh năm vất vả, cuộc sống hết sức khó khăn với sưu cao thuế nặng…

 

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã giành lại được độc lập, cùng với cả nước, người dân nơi đây được hưởng quyền tự do, bình đẳng, vươn lên làm chủ quê hương, tự do sản xuất.

 

Ngược dòng thời gian, ở tuổi 84 nhưng già làng La Chí Thái, thôn Xí Thoại vẫn còn nhớ như in hình ảnh nhiều người dân Xuân Lãnh đưa tiễn con em lên đường ra chiến trường và đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

Ông kể: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Xuân Lãnh là xã nằm trong vùng hậu phương của tỉnh. Là xã miền núi nghèo nhưng Xuân Lãnh là một trong những xã hậu phương trực tiếp của Chiến khu 6 (Sông Cầu). Đảng bộ xã đã lãnh đạo người dân địa phương tập trung sức người, sức của để cung ứng cho tiền tuyến nhưng cũng đồng thời đối phó với các cuộc đánh phá bằng máy bay của địch.

 

Trong những năm tháng gian khổ, ác liệt ấy, người dân Xuân Lãnh vẫn một lòng, một dạ đi theo Đảng. Giữa vòng vây của kẻ thù, bà con các buôn làng đồng tâm hiệp lực vót chông, làm bẫy đá để đánh giặc. Các mẹ, các chị, các cô gái người Ba Na không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, giấu gạo, muối trong những bầu nước, băng qua suối Cho Lan, suối Dây… tiếp tế cho cán bộ cách mạng.

 

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều người con ưu tú của Xuân Lãnh đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang trong truyền thống đấu tranh bất khuất của quê hương Đồng Xuân.

 

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ đảng, chính quyền xã Xuân Lãnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, kịp thời đề ra những biện pháp lãnh đạo, tổ chức khắc phục hậu quả chiến tranh, tháo gỡ khó khăn, bước đầu ổn định đời sống cho người dân; từng bước củng cố bộ máy chính quyền và các đoàn thể quần chúng làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

 

Nhiều đổi thay

 

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhất là từ sau khi tỉnh Phú Yên tái lập, Đảng bộ xã Xuân Lãnh đã nỗ lực lãnh đạo phát triển kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

 

Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm và từng bước tập trung đầu tư, nhất là những công trình liên quan mật thiết đến đời sống của người dân như giao thông, trường học, trạm y tế, mạng lưới điện…

 

 

Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của xã Xuân Lãnh được giới thiệu đến khách hàng. Ảnh: PHẠM THÙY

 

 

Nhiều gia đình đã xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên khá. Kinh tế phát triển, trường học được xây dựng khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em, chất lượng dạy và học được nâng cao hơn. Đời sống văn hóa của người dân được cải thiện. Công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện các chính sách xã hội ngày càng hiệu quả.

 

Những thành tựu trên thể hiện rõ nét việc thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội. Đặc biệt, Đảng bộ xã Xuân Lãnh không ngừng được củng cố, lớn mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng của đội ngũ đảng viên luôn được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân.

 

Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh Trương Thái Hòa cho biết: Thời gian qua, năng lực, sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã ngày càng được nâng lên, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác xây dựng chính quyền “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” ở địa phương ngày càng được chú trọng. Thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được chính quyền địa phương thực hiện trong thực tế đã giải quyết được nhiều lợi ích thiết thân của người dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội và được bà con hết sức đồng thuận. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

 

“Năm 2016, người dân xã Xuân Lãnh rất tự hào khi Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản văn hóa này trở thành điểm nhấn thu hút nhiều lượt khách du lịch đến với Xuân Lãnh. Năm 2024, 8/8 thôn của xã giữ vững thôn văn hóa; 100% người dân tham gia BHYT; 100% hồ sơ trực tuyến được giải quyết… Đây là những minh chứng rõ nét cho những đổi thay của Xuân Lãnh hôm nay”, ông Hồ Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh cho biết thêm.

 

Bà So Thị Nghiệp (83 tuổi) ở thôn Xí Thoại, tâm đắc: “Tôi rất tự hào về những đổi thay của xã Xuân Lãnh, đặc biệt là thôn Xí Thoại. Bây giờ người dân không chỉ làm rẫy mà còn biết làm du lịch, nhất là từ khi làng nghề dệt thổ cẩm Xí Thoại được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh”.

 

Còn theo chị Sô Thị Chuyển, người dân Xuân Lãnh nay tiến bộ nhiều lắm, ai cũng nỗ lực tham gia tổ dệt thổ cẩm rồi tổ hợp tác du lịch cộng đồng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề, các món ăn đặc sản của địa phương. Thành viên của các tổ này liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức, mạnh dạn tham gia các hội thi, hội chợ, góp phần làm cho quê hương Xuân Lãnh ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.

 

 

Thời gian đến, Xuân Lãnh tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XIII đề ra. Cụ thể, xã tiếp tục giữ vững chính trị, phát triển KT-XH; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh, xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước… Qua đó tạo thêm sức sống mới cho vùng đất giàu truyền thống cách mạng Xuân Lãnh.

 Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh Trương Thái Hòa

 

 

Qua những trang dài của lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lãnh cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, sự điều hành của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương qua từng giai đoạn.

 

Các đoàn thể cũng đã tự đổi mới mình để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tăng cường công tác vận động quần chúng của Đảng ngày càng gắn với lợi ích thiết thực của người dân, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

 

PHẠM THÙY



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/324514/doi-thay-tren-que-huong-xuan-lanh.html

Cùng chủ đề

Hải Dương – Phú Yên “là cây một cội, là con một nhà”

Trải qua 65 năm, mối tình kết nghĩa Hải Dương - Phú Yên vẫn son sắt, thủy chung và được các thế hệ sau vun đắp ngày càng bền chặt. Thời gian qua, những chuyến thăm, làm việc qua...

CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,06% so với tháng trước. Trong đó, 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Đồ họa: VIỆT AN   Cụ thể, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,64% (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). Các nhóm: đồ uống...

Quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Chiều 6/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy...

Đông Hòa: Công bố Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TX Đông Hòa phối hợp với UBND phường Hòa Hiệp Nam tổ chức công bố, công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 phía Bắc khu tái định cư Phú Lạc, phường Hòa Hiệp Nam.   Đồ án nói trên có quy mô...

Phản biện xã hội gần 80 dự thảo văn bản, đề án, dự án

Tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU, ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã...

Cùng tác giả

Hải Dương – Phú Yên “là cây một cội, là con một nhà”

Trải qua 65 năm, mối tình kết nghĩa Hải Dương - Phú Yên vẫn son sắt, thủy chung và được các thế hệ sau vun đắp ngày càng bền chặt. Thời gian qua, những chuyến thăm, làm việc qua...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của loạt quận, huyện gồm 915 dự án

UBND TP Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện gồm Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì. Cụ thể, danh mục các công trình dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Hoàn Kiếm gồm 22 dự án với tổng diện tích 4,14ha; trong đó có các dự án như xây...

CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%

Theo Cục Thống kê Phú Yên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,06% so với tháng trước. Trong đó, 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Đồ họa: VIỆT AN   Cụ thể, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,64% (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). Các nhóm: đồ uống...

Quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn, tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Chiều 6/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy...

Cùng chuyên mục

TX Tuy Hòa, những ân tình ngày ấy…

Kỷ niệm 20 năm thành lập TP Tuy Hòa (5/1/2005-5/1/2025), chúng tôi không quên bao ân tình mà trong bối cảnh khó khăn sau khi tái lập tỉnh, TX Tuy Hòa đã “nhường cơm sẻ áo” về cơ sở vật chất để giúp Đài Truyền hình Phú Yên những ngày đầu thành lập.   Tập thể Đài Truyền hình Phú Yên trong ngày đón...

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Tháp Nhạn

Được xây dựng từ thế kỷ XII, trải qua gần 1.000 năm đối mặt với sự khắc nghiệt của nắng gió vùng Nam Trung Bộ, tháp Nhạn những năm 90 của thế kỷ trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1988, tháp Nhạn được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ...

Cô giáo trẻ trên hành trình của trái tim

Với biệt danh “Cô giáo của những học sinh khuyết tật”, cô Phạm Thị Thúy Loan, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh đã gửi trao yêu thương và truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh có hoàn cảnh kém may mắn. Mới đây, cô giáo sinh năm 1987 này được chọn tham gia chương...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất