Powered by Techcity

Vĩnh biệt trung tướng Khuất Duy Tiến


Thông tin từ Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 320 và gia đình cho biết: Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng LLVT nhân dân, đã từ trần lúc 16 giờ 10 phút ngày 23/11/2024 tại Hà Nội. Trung tướng nguyên là Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1. Sư đoàn 320 là đơn vị chủ lực, có nhiều đơn vị lập nên chiến thắng trong chiến dịch Tây Nguyên. Đồng thời, là đơn vị phối hợp với bộ đội địa phương và quân dân Phú Yên làm nên chiến thắng đường 7, đường 5 lịch sử, tiến về giải phóng Tuy Hòa và nhiều vùng phụ cận, giải phóng hoàn toàn Phú Yên vào ngày 1/4/1975.

 

Trung tướng Khuất Duy Tiến tại Hội thảo khoa học Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào 1971 năm 2021. Ảnh: HƯƠNG LÀI

  

Tấm gương sáng ngời của một cán bộ cao cấp trong quân đội

 

Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến sinh năm 1931 tại xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Trung tướng Khuất Duy Tiến được giác ngộ cách mạng từ năm 13 tuổi. Sau khi vào bộ đội, ông liên tục chiến đấu, cùng đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc.

 

Sau năm 1954, ông được cử đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, sau đó về Quân khu 3 công tác. Khi Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, ông cùng Sư đoàn 320 hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, tham gia giải phóng Sài Gòn. 

 

Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông lại cùng đơn vị chiến đấu bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế…

 

Trải qua nhiều cương vị công tác, với sự phong phú về vốn sống và những trải nghiệm quý báu, ông đã phát huy phẩm chất đáng quý về trí tuệ và nhân cách của một cán bộ cao cấp trong quân đội. Trung tướng Khuất Duy Tiến được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý gồm: Huân chương Quân công (hạng nhì, bа) Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (nhất, nhì, ba), Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng… Năm 2013, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Năm 2023, ông được trao tặng danh hiệu Công dân thủ đô ưu tú.

 

Tác giả “kế hoạch nghi binh” của chiến dịch Tây Nguyên

 

Theo Lịch sử Sư đoàn 320, đầu tháng 11/1973, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 Khuất Duy Tiến, được điều về làm Tham mưu phó Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3). Chỉ gần một tuần sau, ông lại có quyết định mới: Được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tác chiến Mặt trận B3-Tây Nguyên. Sau khi dự tổng kết chiến dịch Tây Nguyên năm 1972 tại Hà Nội, trở lại mặt trận, ông được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận nhiệm vụ chuẩn bị mở Chiến dịch Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt địch theo Đường 14 qua Đức Lập, giải phóng Gia Nghĩa (nay thuộc tỉnh Đắk Nông), mở hành lang chiến lược nối liền Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Phòng Tác chiến Mặt trận đã tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch mang tên “Chiến dịch tháng 2/1975”.

 

Song, do tình hình thay đổi, sau chiến thắng Phước Long, Trung ương đánh giá Mỹ không có khả năng can thiệp. Phương án tác chiến trong năm 1975 theo hướng tấn công chính sẽ là các thành phố, thị xã. Từ tháng 10/1974, Trưởng phòng Khuất Duy Tiến lại cùng trợ lý bắt tay vào xây dựng một kế hoạch khác. Sau 2 tuần soạn thảo, một kế hoạch hoàn toàn mới, gọi tắt là kế hoạch B do Trưởng phòng Khuất Duy Tiến viết tay, tổng hợp trên 10 trang giấy pơ-luya chính thức, được Tư lệnh Vũ Lăng thông qua. Đây chính là kế hoạch nghi binh để giữ bí mật tuyệt đối về kế hoạch thật của chiến dịch.

 

Theo trung tướng Khuất Duy Tiến, việc nghi binh nhằm đánh lừa địch lên phía Bắc Tây Nguyên, trong khi ta bí mật để hai sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 hành quân xuống Nam Tây Nguyên bao vây, cô lập Buôn Ma Thuột để có được thắng lợi trong trận then chốt. Kế hoạch nghi binh thắng lợi không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng của ta.

 

Bản chép tay kế hoạch nghi binh nói trên được trung tướng Khuất Duy Tiến giữ gìn suốt 35 năm. Đến ngày 11/2/2009, hưởng ứng Cuộc vận động Sưu tầm và giới thiệu những kỷ vật kháng chiến, ông đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm hiện vật giáo dục truyền thống.

 

Đồng chí Nguyễn Duy Luân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Đại tá Ôn Văn Bưu, Đại tá Trần Văn Mười, những nhân chứng từng tham gia chiến dịch đường 5 thăm lại chiến trường xưa. Ảnh chụp lại từ phim tài liệu của Điện ảnh Quân đội

 

Đối với Phú Yên, sau khi chiến thắng giòn giã ở mặt trận Tây nguyên, các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 tiếp tục truy kích địch tháo chạy từ Pleiku xuống Phú Yên theo đường 7 với nhiều chiến công đã đi vào lịch sử qua hướng Cheo Reo (tức Ayunpa, Gia Lai ngày nay), Phú Bổn, Phú Túc…

 

5 giờ 20 phút sáng 1/4/1975, các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 phối hợp cùng lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên nổ súng tiến công giải phóng TX Tuy Hòa theo 3 hướng tạo thành thế vây, cắt địch: Hướng chủ yếu do Trung đoàn 9 tiến công từ phía Tây đánh vào Tháp Nhạn và Khu hành chính của chính quyền ngụy. Hướng thứ yếu 1, do Trung đoàn 48 tiến công từ Bắc – Tây Bắc đánh vào khu vực Chóp Chài. Hướng thứ yếu 2 do Trung đoàn 64 tiến công từ phía Nam đánh vào khu vực quận lỵ Hiếu Xương và sân bay Đông Tác. Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Phú Yên tiến công cắt đứt Đường số 1 ở đèo Cả và đánh chiếm cầu Ngân Sơn, không cho địch dồn về TX Tuy Hòa.

 

Đến 15 giờ ngày 1/4/1975,  các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 và lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Phú Yên đã làm chủ TX Tuy Hòa, quận Tuy Hòa 1, quận Tuy An, quận Hiếu Xương đến đèo Cả. Ta đã tiêu diệt 11 tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 3.490 tên, bắt 2.142 tên, trong đó có chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và đại tá Vi Văn Bình, Chánh Thanh tra Quân đoàn 2 ngụy và nhiều sĩ quan khác, thu nhiều vũ khí, phương tiện. Đây là cuộc tiến công nổi dậy nhanh nhất, trọn vẹn nhất, ít thương vong nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Phú Yên.

 

Theo trung tướng Khuất Duy Tiến, “đây là một trận đại truy kích chiến lược lớn nhất Đông Dương đến lúc bấy giờ”.

 

TRẦN THANH HƯNG



Nguồn: https://baophuyen.vn/76/323234/vinh-biet-trung-tuong-khuat-duy-tien.html

Cùng chủ đề

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Xây dựng Vũng Rô phát triển, đưa Phú Yên mạnh lên từ biển

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), các đồng chí lãnh đạo, đại biểu đã bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển của Vũng Rô...

Long trọng kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Cùng tác giả

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Cùng chuyên mục

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Xây dựng Vũng Rô phát triển, đưa Phú Yên mạnh lên từ biển

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), các đồng chí lãnh đạo, đại biểu đã bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển của Vũng Rô...

Văn nghệ sĩ TP.HCM giao lưu với nhân chứng lịch sử tàu không số

Trung tá Hồ Đắc Thạnh trò chuyện với các văn nghệ sĩ TP.HCM – Ảnh: MINH CHIẾN Chiều 28-11, nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu không số cập bến, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông tổ chức chuyến về nguồn và giao lưu với các nhân chứng lịch sử làm nên...

Long trọng kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

“Trân trọng quá khứ, vững tin hiện tại, mạnh mẽ tương lai” (*)

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Khai thác hiệu quả nguồn lực nội sinh, đưa Phú Yên phát triển nhanh hơn, mạnh hơn (*)  

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nếu Quốc hội đồng ý, sẽ áp thuế 10% với tất cả loại hình báo chí

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc – Ảnh: GIA HÂN Sáng 28-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Cần hỗ trợ nhiều hơn cho báo chí Đáng chú ý, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với báo chí. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng hiện nay các cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất