Powered by Techcity

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh 1.

Lớn lên bằng những chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác và nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn quyết tâm vào đại học để thay đổi số phận mình mai sau – Ảnh: DIỆU QUÍ

Tuổi thơ vô ra nương tựa nhà chùa 

Nguyễn Quốc Huy (18 tuổi, ở thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là đứa con ngoài giá thú của mẹ. “Sau khi chào đời, mẹ để mình lại bệnh viện rồi rời đi. Mẹ và nhà ngoại xác định từ đầu không thể nuôi, vì mẹ lúc đó đã có gia đình”, Huy nói mình biết điều này vì sau khi lớn lên một chút đã được nghe kể lại.

Khi đó, một phụ nữ tên Lệ trong lúc đi khám bệnh thấy thương nên xin đứa trẻ này về cho bà Sim (em gái bà Lệ) nuôi. Vợ chồng bà Sim được Huy gọi là bố mẹ nuôi và đặt tên.

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh 2.

Không có xe máy, Huy đến trường bằng xe buýt. Chưa có laptop, mỗi lần làm bài tập về nhà, Huy đều phải đến tiệm net gần ký túc xá để làm – Ảnh: DIỆU QUÍ

Năm Huy 4 tuổi, bố mẹ nuôi ly hôn nên đã gửi em vào chùa, nhờ các sư nuôi dưỡng. Em ở chùa hai năm, sư trụ trì đưa Huy tới gia đình em gái của sư, cho ăn học đến hết bậc tiểu học. Huy sau đó lại được gia đình này gửi về chùa, ở đến hết năm lớp 7. Song vì một số lý do riêng, sư trụ trì lại gửi Huy về cho gia đình bà Lệ nuôi vào năm lớp 8. 

Đến đầu THPT, Huy chủ động xin vào sống tại chùa Long Khánh, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa. Ở đây, ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại Huy ở chùa học bài, đọc kinh và phụ giúp một số việc trong chùa.

“Tôi đã quen với việc thường xuyên thay đổi môi trường sống từ nhỏ nên cũng thích nghi được, không có gì trở ngại”, Huy nói.

Thầy cô giáo không để học trò đơn độc giữa đời 

Có đam mê và tố chất của các môn về tự nhiên, Huy đa phần đều tự học, tự ôn thi tại chùa sau giờ lên lớp. Huy được miễn học phí suốt 3 năm phổ thông.

Cô Lương Thị Kim Thư – giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Huy ở Trường THPT Trần Quốc Tuấn – chia sẻ ban đầu cô ấn tượng trước cậu học trò để đầu trọc, mặc đồ lam, khá ít nói. Khi tâm sự, cô giáo biết Huy không muốn xuất gia, mà chỉ muốn đi học. Nhưng vì không có tiền nên Huy nghĩ rằng học xong THPT sẽ đi bộ đội, rồi lấy tiền để học nghề mưu sinh. Tôi đã trằn trọc cả đêm không ngủ, tìm cách giúp học trò mình”, cô Thư nói.

Sau đó, qua sự giới thiệu của cô Thư, Huy được thầy phó hiệu trưởng của một trường THPT ở thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) giúp đỡ khoản tiền, cũng như sự động viên của các thầy cô trong trường. “Sức học của Huy bật lên rõ từ học kỳ hai năm lớp 12, cuối cùng em cũng đậu vào ngôi trường ao ước. Thầy cô rất vui và hạnh phúc vì điều đó”, cô Thư chia sẻ.

Không oán trách bất cứ ai, muốn làm phiên bản tốt nhất của mình 

Bị bỏ rơi từ nhỏ, được nhiều người dưng nuôi lớn, chàng trai đậu Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh 3.

Nỗ lực học để mai này có một tương lai tốt là mục tiêu mà Quốc Huy theo đuổi suốt những năm tháng đại học – Ảnh: DIỆU QUÍ

 Huy nói mình biết ơn mẹ đã sinh ra, và những người đã nuôi dưỡng mình khôn lớn.

“Tôi chưa từng ghét hay oán trách mẹ, nhà ngoại, dù từ đó tới nay chưa gặp mẹ ruột lần nào cả”, Huy tâm sự.

Với Huy, dẫu không được nuôi dưỡng bằng hơi ấm của cha mẹ ruột, nhưng chàng trai này luôn tự nhủ mình còn may mắn vì được đi học, và bạn đã không ngừng nỗ lực để thực hiện giấc mơ bước vào cánh cổng đại học. Điều đáng quý nhất, Huy đã không để bản thân trở nên hư hỏng.

Kỳ thi vừa qua, Huy được 25,35 điểm cho tổ hợp toán, lý, hóa, tính luôn điểm ưu tiên, và đậu vào ngành khoa học máy tính của Đại học Kinh tế TP.HCM. “Tôi muốn sau này làm việc trong ngành công nghệ thông tin”, Huy nói.

Lần đầu vào TP.HCM, Huy được chùa cho một ít tiền dằn túi để đi học. Ký túc xá Cỏ May cũng cho chỗ ở miễn phí và hỗ trợ tiền ăn. Chưa có xe máy, Huy đi học mỗi ngày bằng xe buýt. Không có laptop, mỗi lần làm bài tập về nhà, bạn đều phải tới tiệm net gần ký túc xá.

“Đối mặt khó khăn phía trước, tôi sẽ luôn không bỏ cuộc, can đảm vượt qua để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Tôi sẽ cố gắng học tốt để kiếm học bổng ở trường, đỡ tiền học phí. Sau khi ra trường đi làm cũng sẽ hỗ trợ lại những bạn có hoàn cảnh như mình”, Huy chia sẻ và hy vọng có thể nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ để mua một chiếc laptop làm dụng cụ học tập.

Nhìn ra khoảng sân trường phía trước, cô Thư chia sẻ cũng như gửi đôi lời nhắn nhủ đến học trò: “Mới đầu Huy khó tiếp xúc lắm, nhưng ai hiểu em, em mới sẵn sàng chia sẻ. Tôi mừng cho em, nhưng cũng lo khi 4 năm đại học là một chặng đường tương đối dài.

Mong rằng Huy tự tin, vững tâm mà bước tiếp vì xung quanh em vẫn còn nhiều người sẵn lòng giúp đỡ. Huy đừng bỏ cuộc giữa chừng và hãy mở lòng ra hơn nữa nhé!”.

Ông Võ Hữu Vinh – trưởng thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng – xác nhận Nguyễn Quốc Huy sống tại chùa Long Khánh, thuộc diện con nuôi. Địa phương cũng đã có quan tâm đến hoàn cảnh của Huy.

160 học bổng và 20 phần quà

Ngày 8-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Phú Yên trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 60 tân sinh viên khó khăn và 100 học bổng cho học sinh THCS, THPT mồ côi, miền núi cùng hỗ trợ 20 giáo viên khó khăn đặc biệt của tỉnh Phú Yên.

Tổng kinh phí chương trình hơn 1,67 tỉ đồng do Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” tài trợ.

Mỗi suất học bổng cho tân sinh viên 15 triệu đồng, trong đó có hai suất đặc biệt (50 triệu đồng/bốn năm).

Học bổng cho học sinh 5,5 triệu đồng/suất (5 triệu đồng và quà).

Riêng quà hỗ trợ 20 thầy cô giáo khó khăn đặc biệt là 11 triệu đồng/phần (10 triệu đồng và quà tặng).

Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên. Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) tài trợ hai laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ…

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Bị bỏ rơi từ nhỏ, được nhiều người dưng nuôi lớn, chàng trai đậu Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh 4.

Nguồn: https://tuoitre.vn/bi-bo-roi-tu-nho-nuong-nho-nha-chua-nhieu-lan-chang-trai-phu-yen-dau-dai-hoc-kinh-te-tp-hcm-20241106140320244.htm

Cùng chủ đề

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo và Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Yên Lương Minh Tùng trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: DUYÊN PHAN 60 sinh viên, 100 học sinh và 20 giáo viên khó khăn đặc biệt của vùng đất núi Nhạn sông Đà đã được Câu lạc bộ “Nghĩa tình Phú Yên” chia sẻ các phần quà tổng trị giá hơn 1,67 tỉ đồng. Với Phú Yên, chương trình Tiếp sức...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Sùng A Hồng vượt cổng trời Mường Lát vào đại học ngành tiếng Anh

Sùng A Hồng và em gái út tại gia đình ở bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG Chúng tôi cùng Hồng cuốc bộ hơn 15 phút mới đến nhà. Ngôi nhà nhỏ, lợp mái tôn, thưng ván gỗ nằm lọt thỏm dưới thung lũng đầy mây mù với màu xanh đồi sắn, nương ngô. Sùng A Hồng (21 tuổi) là người dân tộc Mông, là con thứ 6 trong gia đình có...

Chàng trai không tay từng được Tiếp sức đến trường nay là cử nhân IT ‘có thể tự nuôi mình’

Anh Nguyễn Đình Nhẫn nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2016 – Ảnh: DOÃN HÒA Không có đôi tay, mồ côi cha, không gục ngã  Năm 2016, bài báo “Nghị lực vượt khó của Nhẫn” đăng trên báo Tuổi Trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường khu vực Bắc Trung Bộ đã lay động nhiều trái tim cảm phục của bạn đọc. Là con thứ năm trong gia đình nghèo ở xã Nghi Kim (TP Vinh), từ lúc lọt lòng Nhẫn...

Bà nuôi cháu mất cha mẹ từ mới lọt lòng: Nó đậu đại học tui mừng quá!

Ngoài giờ học, Nữ phụ giúp nội bán hàng ở sạp gia vị tại chợ Nam Phước – Ảnh: LÊ TRUNG Mấy ngày nay, nhiều tiểu thương chợ Nam Phước, huyện Duy Xuyên chia vui với bà Võ Thị Ngọc Hạnh (70 tuổi) bên cái sạp bán gia vị ở chợ. Với cái sạp ấy, nhiều năm nay bà kiếm tiền nuôi đứa cháu mồ côi cha mẹ tội nghiệp của mình. “Nó đậu đại học tui mừng quá. Tui nuôi...

Cùng tác giả

Du lịch một năm nhiều điểm sáng

Năm 2024, du lịch Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào GDP và tạo động lực cho sự phát triển. Trong đó, du lịch Phú Yên nổi lên như một điểm sáng trong khu vực với nhiều kết quả khích lệ. Lần đầu tiên du lịch Phú Yên...

Tuy Hòa thuở ấy

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuộc vùng đất Tuy Hòa, tuy chỉ cách thị xã dưới 10 cây số nhưng lúc nhỏ luôn thấy thị xã như xa xôi lắm. Từ lúc có hiểu biết đến khi học hết bậc tiểu học, tôi nhớ được má dẫn đi thị xã đâu được ba lần, mà lần nào cũng ghé...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

20 năm mở rộng đô thị Tuy Hòa

Lên thành phố, Tuy Hòa từ đô thị loại IV lên đô thị loại III rồi loại II và đang hướng lên đô thị loại I. 20 năm qua, TP Tuy Hòa không ngừng mở rộng địa giới hành chính, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ.   Mở rộng địa giới...

Năm 2025, phấn đấu thu ngân sách 5.540 tỉ đồng

Chiều 3/1, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đỗ Thái Phong, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương, các hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến dự.   Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Thái Phong phát biểu tại hội...

Cùng chuyên mục

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu nội chính Đảng

Với vị trí, vai trò cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách...

Cứu sống người phụ nữ sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m ở Đắk Lắk

Chiều 3/1, Công an xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với người dân cứu sống người phụ nữ đi mót cà phê sau một ngày bị rơi xuống giếng sâu 25m. Thông tin ban đầu, khoảng 10h hôm nay (3/1), Công an xã Ea Ngai nhận được tin báo của người dân về việc chị H. (33 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) bị rơi xuống giếng sâu 25m tại một vườn cà phê...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký. Phù điêu Kala là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Champa, được phát hiện vào năm 1993, trong hố khai quật di tích Núi Bà,...

Sẵn sàng bứt phá, hiện thực hóa khát vọng phát triển

Chào năm mới 2025, toàn Đảng bộ, quân và dân Phú Yên cùng chung niềm phấn khởi khi giành nhiều kết quả tích cực và tương đối toàn diện sau một năm nỗ lực vượt khó, thực hiện nhiệm...

Để đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở thành công

Đầu tháng 1/2025, 3 địa phương gồm: xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), xã An Mỹ (huyện Tuy An) và phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) sẽ tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh,...

Xung lực mới thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định rõ mục tiêu đạt được đến năm 2030 và...

Chào cờ đầu năm mới và đón vị khách du lịch đầu tiên ở nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền

Ngày 1/1/2025, tại danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện - xã Hòa Tâm, TX Đông Hòa), nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam, UBND tỉnh Phú...

Tin nổi bật

Tin mới nhất