Powered by Techcity

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX


Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí – tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.

 

Hải trình chí lược (lược ghi trên hành trình vượt biển) được hoàn thành năm 1833, là kết quả sau chuyến đi công cán bằng đường biển của Phan Huy Chú cùng phái bộ đến Tân Gia Ba (Singapore) và Giang Lưu Ba (Batavia, Indonesia) vào mùa đông năm 1832. Đây được xem là một trong những tác phẩm sớm nhất ghi lại hành trình vượt biển đi về phương Nam, đến các nước vùng Hạ Châu/Nam Dương ở đầu thế kỷ XIX.

 

Bìa sách Hải trình chí lược

 

Tư liệu quý về biển đảo

 

Hải trình chí lược được viết bằng chữ Hán, gồm hai phần. Phần đầu ghi lại hải trình từ vùng biển Quảng Nam đến Côn Đảo trước khi rời lãnh hải nước ta để vào vịnh Thái Lan, đến Singapore. Phần sau ghi chép những điều tác giả quan sát được tại các nước lân bang. Tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, trong đó, phần đầu là tư liệu quý về tình hình biển đảo nước ta cách đây gần 200 năm.

 

Mở đầu Hải trình chí lược, Phan Huy Chú lược ghi về vùng biển Quảng Nam và Quảng Ngãi với hai trọng tâm là Cù Lao Chàm và Cù Lao Ré (Lý Sơn). Ở phần về Bình Định, tác giả tập trung vào cửa Thời Phú, núi Vọng Phu và cửa Thị Nại. Phần về Phú Yên chiếm dung lượng tương đối lớn với hai địa danh chính là cửa tấn Vũng Lấm (hay còn gọi là Vũng Lắm) và núi Thạch Bi.

 

Trong nguyên văn của tác phẩm, Phan Huy Chú dùng hai chữ Hán “vịnh lâm” để ghi cho tên Nôm của địa danh là Vũng Lấm. Đây là nơi sông Cầu đổ ra biển, thông với vịnh Xuân Đài. Đây cũng là một trong những cửa biển lớn và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Phú Yên.

 

Tuy nhiên, trong phần ghi chép của Phan Huy Chú, ông chỉ tập trung miêu tả về đặc điểm địa lý tự nhiên của cửa biển này: “Cửa tấn Vũng Lấm của Phú Yên, bốn bên núi vây quanh, có một cảng cho thuyền đi qua. Trong cửa tấn rộng như cái đầm lớn. Trên bờ, nhà cửa vườn cây liên tiếp trù mật. Cảnh sắc cũng đẹp nhưng ngoài cửa tấn, nhiều núi, mỗi khi gió nổi lên thì sóng to cuồn cuộn, làm người ta kinh sợ”.

 

Tác giả cũng cho biết thuyền của phái bộ vào cửa Vũng Lấm một ngày, nửa đêm lại ra khơi và gặp gió lớn, “tiếng sóng như muôn ngựa phi dồn, thuyền bị nghiêng ngửa tới ba bốn lần rất là nguy hiểm”. Điều này để lại ấn tượng mạnh đối với tác giả, khiến ông ví von rằng sóng dữ của hồ Động Đình bên Trung Quốc cũng không bằng ở cửa tấn này.

 

Tự hào về hành trình Nam tiến

 

Ở phần viết về núi Đá Bia, bên cạnh một ít thông tin về đặc điểm hình thể, vị trí địa lý (“Núi Thạch Bi dựng đứng ở bờ biển, gần với núi Đèo Cả, là địa giới cuối cùng của Phú Yên”), tác giả Phan Huy Chú không quên nhắc lại sự kiện lịch sử vô cùng nổi tiếng gắn với địa danh này: “Đó là nơi Triều Lê trước đã khắc đá. Khi vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa của họ là Trà Toàn, rồi khải hoàn. Bèn lấy đất ấy đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, khắc bia đá trên bờ biển làm mốc giới”.

 

Vị trí đặc biệt của núi Đá Bia trên hành trình Nam tiến của dân tộc cũng được tác giả đề cập đến trong phần ghi tiếp sau đó: “Thời Hồng Đức thịnh vượng, cương giới đến đây. Từ núi này ra ngoài coi như vùng đất hoang bỏ đi. Từ khi triều đại nay (tức các chúa Nguyễn) tiếp tục cai trị, an định Nam Hà (tức Đàng Trong). Vua Thái Tông hoàng đế (tức chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần) đánh Chiêm Thành, lấy lại đất đặt làm hai phủ Diên Khánh, Bình Khang tức là Bình Hòa ngày nay trở vào. Các Thánh tiếp nối khai thác vào tận biển Nam”.

 

Kết thúc phần viết về Thạch Bi Sơn, cũng là phần về Phú Yên, tác giả không giấu được niềm tự hào sâu xa về hành trình Nam tiến mở cõi của các thế hệ tiền nhân: “Nhìn xa thấy cửa biển vách đá mà tưởng tượng thấy sự phân hợp cương thổ khác nhau, bất giác kính cẩn việc đời xưa”.

 

Có thể thấy, viết về vùng biển Phú Yên, Phan Huy Chú không chỉ cung cấp nhiều thông tin quan trọng mà còn thể hiện niềm yêu quý, tự hào sâu sắc của một nhà bác học lớn luôn nặng lòng với đất nước. Tác phẩm là một trong những nguồn tư liệu đương thời giá trị về Phú Yên đầu thế kỷ XIX.

 

Phan Huy Chú tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, người làng Thụy Khuê (nay là Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), là tác gia xuất sắc của dòng họ Phan Huy lừng lẫy, nhà khoa học, danh nhân văn hóa lớn của nước ta thời Nguyễn. Trong sự nghiệp trước thuật đồ sộ của ông, Hải trình chí lược có vị trí quan trọng trong bộ phận tác phẩm về biển đảo Việt Nam ở thời trung đại.

 

PHẠM TUẤN VŨ



Nguồn: https://baophuyen.vn/94/321695/hai-trinh-chi-luoc-tu-lieu-quy-ve-phu-yen-dau-the-ky-xix.html

Cùng chủ đề

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Xây dựng Vũng Rô phát triển, đưa Phú Yên mạnh lên từ biển

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), các đồng chí lãnh đạo, đại biểu đã bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển của Vũng Rô...

Long trọng kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Cùng tác giả

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Giao lưu nhân chứng lịch sử tàu Không số cập bến Vũng Rô

Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức buổi giao lưu với nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô...

Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu

Nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa sản xuất uy tín, lực lượng quản lý thị trường luôn có những nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp chỉ đạo, quản lý thị trường tại các địa phương,...

Cùng chuyên mục

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất