Powered by Techcity

Việt Nam bứt phá vào nhóm thu nhập cao

img

Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân của người VN năm 2023 đạt gần 4.347 USD/người, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Nhưng theo cách tính mới từ 1.7.2024 trở đi, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao bình quân trên đầu người từ 4.516 – 14.005 USD/đầu người, như vậy người Việt cần thêm khoảng 170 USD nữa để vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2024 giả sử đạt mức 6,5% và dân số tăng thêm không nhiều, mỗi người dân VN sẽ có thêm hơn 280 USD, vẫn thừa sức vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao với tiêu chí mới.

Ấn tượng hơn là về tốc độ tiến đến cột mốc này của VN so với các nước trong 40 năm qua. Dữ liệu cho thấy, trong giai đoạn 1986 – 2023, thu nhập bình quân đầu người của VN có sự cải thiện lớn nhất trong khối ASEAN, tăng 44 lần. Các quốc gia khác cũng có sự cải thiện nhưng chậm hơn. Đơn cử, Myanmar tăng 30 lần, Campuchia tăng 15 lần; Singapore tăng 9,6 lần; Indonesia tăng 9,5 lần; Thái Lan tăng 8,3 lần; Philippines tăng 6,8 lần; Malaysia tăng 6,2 lần; Lào tăng 3,8 lần và Brunei tăng 3,5 lần. Đáng chú ý, năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của VN chỉ đạt khoảng 95 USD, thuộc nhóm thu nhập thấp. Đến năm 2009, con số này tăng lên 1.120 USD, đưa VN vào nhóm thu nhập trung bình thấp; trong khi Thái Lan mất 22 năm để “nâng cấp” lên nhóm các nước có thu nhập trung bình cao, Philippines mất 30 năm. Chúng ta cũng đặt mục tiêu sẽ tiến thêm 1 bước, vào “giới trung lưu” trong khoảng 20 năm, trước năm 2030. Thế nhưng mới chỉ 15 năm, kinh tế VN đã tăng trưởng nhanh để chính thức ghi danh vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao…

- Ảnh 2.

NGUỒN: WB

Những con số trên cũng tương ứng với thay đổi cơ cấu kinh tế của VN, chuyển từ thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa với mức thu nhập trung bình thấp khá sớm. Ở thời điểm hiện tại, VN đang tiếp tục chuyển sang nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, nên việc đáp ứng tiêu chí mới về nước có thu nhập trung bình cao là khả thi.

- Ảnh 3.

Nông nghiệp cũng là thế mạnh trong xuất khẩu của VN

GS Hà Tôn Vinh, chuyên gia kinh tế tài chính, phân tích: Thu nhập trung bình của người dân một quốc gia dựa trên GDP của quốc gia đó. Muốn tăng thu nhập của người dân, phải tìm mọi cách để tăng GDP. Với mức thu nhập bình quân hiện nay và định hướng tăng trưởng Chính phủ đặt ra 6,5% trong năm nay, gần như chắc chắn VN sẽ vào nhóm thu nhập trung bình cao. “Nhưng điều chúng ta phải hướng đến là thu nhập trung bình cao sớm hơn mục tiêu đề ra và phải cao nhiều hơn nữa, chứ đừng đứng ở mép “bẫy” ranh giới giữa thu nhập trung bình thấp và trung bình cao”, ông Vinh nhấn mạnh.

- Ảnh 4.

Khảo sát bỏ túi của Thanh Niên thực hiện với một số người về thu nhập cũng khá tương đồng với quá trình tăng trưởng kinh tế suốt nhiều thập niên qua. Có người thu nhập tăng mạnh nhưng vẫn chật vật xoay sở; có người đổi đời và còn nhiều người vẫn khó khăn.

11 năm gắn bó với TP.HCM, từ khi còn là sinh viên năm nhất “chân ướt chân ráo” từ Phú Yên vào thành phố học đại học, Quỳnh Như (30 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) đã không ít lần nản chí vì bế tắc trong công cuộc tìm việc làm. Ra trường với tấm bằng cử nhân chuyên ngành văn học, Như “đầu quân” cho công ty của một người bạn chuyên viết nội dung quảng cáo, với thu nhập không vượt quá 5 triệu đồng/tháng. Riêng tiền thuê nhà, Như phải chi 1,5 triệu đồng/tháng, chưa kể điện, nước, xăng xe hằng ngày chạy đi chạy lại từ nhà đến cơ quan hơn 20 km… Có những tháng hết sạch tiền, Như phải xin bố mẹ chuyển bánh tráng và mắm mực từ quê vào để “sống qua ngày”. Sau đó Như may mắn tìm được người quen giới thiệu qua một công ty truyền thông, tổ chức sự kiện với mức lương lên 10 triệu đồng/tháng, rồi tăng dần lên 17 triệu đồng/tháng, gấp 3 so với trước, nhưng vẫn khó khăn vì vật giá đắt đỏ hơn. Cơm áo gạo tiền vẫn đè bẹp nhiều hoài bão khi tới TP của Như. Phải tới lần chuyển việc thứ 3 cách đây hơn 2 năm với vị trí chuyên viên phòng truyền thông của 1 doanh nghiệp (DN) với mức lương hằng tháng chạm mốc 30 triệu đồng/tháng, Như mới cảm thấy hài lòng.

- Ảnh 5.

Các bạn trẻ vui chơi trước Bưu điện TP.HCM dịp lễ 30.4

“Mình cảm thấy bản thân đang ngày càng hòa nhập tại thành phố này. Đặc biệt, hằng tháng mình còn để ra được một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai. Ngẫm lại, số tiền tiết kiệm mỗi tháng bây giờ của mình bằng đúng số lương mà 4 năm trước mình được nhận. Nhìn lại 11 năm, không ít lần rùng mình khi nghĩ tới những đoạn đường gồ ghề, khúc khuỷu, cảm giác sợ hãi, bất an của một đứa con gái nông thôn ngơ ngác nơi đô thị phồn hoa. Song những thành quả nhỏ bé này giúp mình biết ơn và bước tiếp, để trân trọng hiện tại, tiếp tục hy vọng về một cuộc sống ổn định tại thành phố này hơn nữa”, Quỳnh Như nói.

- Ảnh 6.

Nền kinh tế xuất khẩu chủ đạo, tăng năng suất lao động sẽ giúp thu nhập người dân tăng

Cũng đã bước sang năm thứ 11 học tập và làm việc ở TP.HCM, cuộc sống của anh Hoàng Việt (40 tuổi, quê Thanh Hoá), nhân viên IT của một công ty công nghệ tại TP.HCM, thay đổi nhanh “vượt ngoài mong đợi”. Ngày quyết định chuyển công tác vào TP.HCM, anh Việt chỉ hy vọng sẽ có được công việc ổn định với mức lương khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng, đủ để thuê 1 căn hộ chung cư và chi tiêu, sinh hoạt một mình. Nhưng nhờ sự năng động và may mắn, ngoài công việc chính ở công ty, các mối quan hệ mở rộng ở thành phố lớn mang đến nhiều cơ hội để anh có thêm các nghề tay trái, rồi đầu tư vào đất đai, chứng khoán… Giờ mỗi tháng, anh Hoàng Việt có thể kiếm được gần 100 triệu đồng.

“Tôi vừa mua được 1 căn hộ 2 phòng ngủ tại 1 chung cư trung cấp và chuẩn bị đón em trai vào ở cùng. Chưa bao giờ tôi nghĩ có thể mua được nhà ở thành phố, điều này thật sự vượt ngoài mong đợi của tôi. Thu nhập tăng nhanh không chỉ vì tôi làm việc chăm chỉ mà một phần lớn là nhờ các hình thái kinh tế, dịch vụ mới xuất hiện, đặc biệt là công nghệ phát triển đã giúp công việc của dân IT như chúng tôi có nhiều cơ hội hơn. Các dịch vụ tài chính giúp chúng tôi có thể tiết kiệm tiền dễ dàng hơn, vay ngân hàng hoặc mua nhà theo tiến độ với phần chi phí phù hợp hơn… Tất cả những điều này giúp chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên”, anh Hoàng Việt hào hứng kể.

- Ảnh 7.

Giới trung lưu VN ngày càng tăng

Ngược lại, nhiều người lại rơi vào cảnh “phú quý giật lùi” khi công ty không vượt qua được thử thách đại dịch và khủng hoảng kinh tế kéo dài gần 5 năm qua. Chị N.H chia sẻ, thu nhập của chị đã giảm gần một nửa so với trước dịch Covid-19 do cơ quan giảm lương. Năm 2019, với vị trí trưởng phòng của một DN cỡ vừa, thu nhập của chị khoảng 40 triệu đồng/tháng. Khi đại dịch Covid-19 ập đến, công ty đã 3 lần giảm lương do không có doanh thu. “Sếp động viên cố gắng khi nào hết dịch, công việc trở lại, doanh thu trở lại thì sẽ tăng lương trở lại. Thế nhưng dịch qua thì lại khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi chiến sự gây đứt gẫy chuỗi cung ứng, lạm phát ở các nước phát triển… tác động đến kinh tế VN và cộng đồng DN trong nước. Doanh thu công ty không phục hồi mà ngày một thụt lùi nên chúng tôi lại tiếp tục bị giảm lương, giờ chỉ còn 21 triệu đồng/tháng, bằng một nửa so với trước”, chị N.H nói. Đó cũng là tình cảnh của rất nhiều người và hy vọng duy nhất của họ là được phục hồi thu nhập.

- Ảnh 8.

Cơ hội VN bứt phá nâng thu nhập rất lớn

- Ảnh 9.
- Ảnh 10.

Nhìn lại tăng trưởng kinh tế của VN, GS Hà Tôn Vinh đặt vấn đề, VN có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng tại sao lại khá vất vả để được coi là quốc gia có thu nhập trung bình cao? Một trong những lý do là dân số đông, nền kinh tế chú trọng xuất khẩu nhưng chi phí nhân công thấp, bởi chiếm phần lớn khâu gia công, lắp ráp. “Xuất khẩu mang về hàng trăm tỉ USD, nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn không đạt như kỳ vọng vì chúng ta gia công là chủ yếu. Thế nên, tuy nhìn vào thu nhập của người này, người kia thuộc khối văn phòng, kinh doanh… tăng rất nhanh, rất tốt trong vòng 10 – 15 năm qua, song số đông người trẻ vẫn là công nhân, lao động phổ thông, thu nhập không có mức tăng lý tưởng như vậy, đã kéo mức thu nhập bình quân mỗi người lại thấp”, GS Vinh nói.

- Ảnh 11.

Dân số vàng là lợi thế để VN tăng năng suất, tăng thu nhập

Phân tích về thành quả đạt được của VN trong 30 năm qua, GS.TS Ngô Thắng Lợi (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) nhận định VN đã đạt được 2/3 “cửa ải” lớn. Đó là đảm bảo được an ninh lương thực và vượt qua được mức thu nhập trung bình thấp, xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp. Mục tiêu thách thức thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

“Quá trình phát triển của VN cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu hụt hơi theo thời gian. Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm dần (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động), nhất là những năm gần đây và ở mức khá thấp so với các nước từng ở cùng thời kỳ như VN (Hàn Quốc, Nhật Bản…), làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế”, ông Lợi chỉ ra và cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ mô hình phát triển theo hướng dàn đều, vừa không phát huy được động lực của vùng trọng điểm, cũng như chưa phát triển được vùng còn yếu kém. “Các vùng động lực chưa đủ đòn bẩy để phát triển đột phá. Vùng chậm phát triển lại đang “bế quan tỏa cảng” so với các vùng khác”, GS.TS Ngô Thắng Lợi nhận xét. Vì vậy theo ông, cần phải ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng nhanh cho vùng động lực, đồng thời xây dựng chính sách kết nối vùng động lực với các vùng khác, đặc biệt là các vùng chậm phát triển để họ trực tiếp tham gia quá trình tạo thu nhập. Tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả ba loại hình DN, chú trọng hơn nữa chính sách cho khu vực tư nhân, đề cao vai trò của các “sếu đầu đàn”.

- Ảnh 12.

Đồng quan điểm, GS Hà Tôn Vinh nhận xét, trong nền kinh tế hiện nay, năng suất lao động của khối DN có vốn nước ngoài (FDI) khá cao, vì đây là khối cạnh tranh với thế giới. Trong khi khối DN trong nước thì năng suất lao động vẫn là thách thức. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Ngay cả những “con chim đầu đàn” cũng phải xoay xở, chật vật thì những con chim trong đàn làm sao trụ nổi? “Dân số VN nay chính thức vượt con số 100 triệu, nếu không đẩy mạnh tăng trưởng GDP, giữ phát triển ổn định, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, hỗ trợ DN tối đa thì mục tiêu “nâng cấp trung lưu” cho người dân rất khó đạt. VN là một trong những quốc gia duy trì được tốc độ phát triển rất nhanh sau đại dịch. VN có lợi thế là nền kinh tế có độ mở lớn, tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương và là điểm đến của dòng vốn FDI, cũng như là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này để bứt lên”, ông Vinh nhấn mạnh.

- Ảnh 13.

Thu nhập của người Việt trẻ tại các TP lớn tăng tốt

Từ một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng thời kỳ dân số vàng là cơ hội có một không hai để các quốc gia phát triển KT-XH và nó chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia. “Dân số vàng thì hãy biến nó thành vàng khối thật, chắc chắn và gắn với mục tiêu, khát vọng phát triển mà đất nước đưa ra. Cần lưu ý là thời kỳ vàng này cũng không còn nhiều, chưa tới 10 năm, đủ để tập trung vào 2 nhánh chính là phát triển sản xuất kinh doanh và lao động có tay nghề. Đặc biệt, VN nay đã có chiến lược đẩy mạnh phát triển công nghiệp bán dẫn, tham vọng trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư chip, bán dẫn. Chiến lược hợp tác đào tạo nhân lực cũng đã được các viện, trường triển khai. Nhiều tín hiệu tốt cho thấy cơ hội nâng chất lao động VN khá cao trong tương lai gần”, TS Võ Trí Thành kỳ vọng.

- Ảnh 14.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-but-pha-vao-nhom-thu-nhap-cao-18524071400533025.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tuyên dương 156 tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Chiều 10/9, Cục Thuế Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023.   Đồng chí Lê Tấn Hổ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT AN   Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cùng đại diện các sở,...

46.500 lượt khách đến dịp lễ 2/9, doanh thu du lịch đạt 93 tỷ đồng

Đáng mừng là khách du lịch đến lưu trú tại Phú Yên ngày càng tăng cao, tổng lượt khách lưu trú dịp này đạt 27.700 lượt khách, tăng 16%, trong đó có 380 khách quốc tế, tăng 81% so cùng kỳ năm trước. Công suất sử dụng phòng trung bình khoảng 60%, riêng tại một số khách sạn có quy mô lớn và khách sạn khu vực gần biển công suất phòng vào ngày 31/8, 1/9 đạt khoảng 80-100%....

Đa dạng phương thức tuyên truyền đưa chính sách thuế vào cuộc sống

Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế “tự tính - tự khai - tự nộp” là việc người nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình và quy định của pháp luật thuế, tự xác định nghĩa vụ thuế, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính...

Doanh nghiệp vượt khó, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế

Năm vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần phục hồi nhưng còn chậm. Một số doanh nghiệp vẫn đối mặt với khó khăn do hoạt động còn ngưng trệ, sức mua còn khiêm tốn… Tuy vậy, vượt qua nhiều thách thức, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ở Phú Yên đã nỗ lực vươn lên, đóng góp...

Đẩy mạnh giải quyết vướng mắc, khó khăn cho người nộp thuế

Cục Thuế Phú Yên vừa yêu cầu các phòng, văn phòng thuộc Cục Thuế và các chi cục thuế trực thuộc rà soát, đẩy nhanh tiến độ xử lý các công việc, nhiệm vụ còn tồn đọng, quá hạn, đặc biệt là tập trung giải quyết khẩn trương, kịp thời các thủ tục hành chính, vướng mắc, khó khăn của người dân, doanh...

Cùng chuyên mục

46.500 lượt khách đến dịp lễ 2/9, doanh thu du lịch đạt 93 tỷ đồng

Đáng mừng là khách du lịch đến lưu trú tại Phú Yên ngày càng tăng cao, tổng lượt khách lưu trú dịp này đạt 27.700 lượt khách, tăng 16%, trong đó có 380 khách quốc tế, tăng 81% so cùng kỳ năm trước. Công suất sử dụng phòng trung bình khoảng 60%, riêng tại một số khách sạn có quy mô lớn và khách sạn khu vực gần biển công suất phòng vào ngày 31/8, 1/9 đạt khoảng 80-100%....

Cần xem xét rõ phân cấp, phân quyền

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương (Ảnh: PV) Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách, đột phá về tư tưởng và quan điểm quản lý đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương...

Ông Trần Văn Sĩ làm Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Phú Yên

Chiều 9/9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc KBNN Phú Yên. Đồng chí Hồ Thị Nguyên Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cơ quan tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đến dự. Về...

Khánh thành các công trình thanh niên số 01 xã Xuân Quang 1

  Khánh thành các công trình thanh niên số 01 xã Xuân Quang 1 Chiều ngày 7/8, UBND xã Xuân Quang 1 huyện Đồng Xuân phối hợp Tỉnh Đoàn Phú Yên, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh, Đoàn Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Nhựa Bình Minh tổ chức khánh thành công trình thanh niên số 01 trên địa bàn xã. Khánh thành các công trình thanh niên số 01 xã Xuân Quang 1 Các...

Bộ đội biên phòng điều động hơn 3 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ứng phó bão số 3

NDO – Trước, trong và sau cơn bão số 3, bộ đội biên phòng các địa phương đã khẩn trương tổ chức lực lượng xuống các địa bàn, phối hợp cùng chính quyền địa phương giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Theo báo cáo tổng hợp nhanh thiệt hại từ cơn bão số 3 của Bộ đội biên phòng, tại địa bàn biên giới, vùng biển từ Thừa Thiên Huế trở ra do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3,...

Hai chị em sinh đôi chăn bò mỗi ngày cùng đậu đại học

Ngô Hoàng Ngọc Trâm cùng mẹ bên giấy khen của 2 chị em – Ảnh: HOÀNG TÁO Căn nhà xây gạch tạm bợ, tuềnh toàng và chắp nối ở thôn Nhĩ Thượng (xã Gio Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị) mùa hè năm nay sáng rực với tin vui 2 chị em sinh đôi Ngô Hoàng Thùy Trâm (chị) và Ngô Hoàng Ngọc Trâm cùng đậu đại học. Tuy vậy, niềm vui lớn đến cùng nỗi lo tài chính với đôi vợ...

Tạm giữ gần 3 tấn sữa bột, thực phẩm chức năng, bánh kẹo, máy tính các loại không có hóa …

Thực hiện kế hoạch số 01/KH-QLTTPY ngày 08 tháng 01 năm 2024 của Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Phú Yên về việc đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2024; bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 05/09/2024, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Phú Yên phối hợp Đội 3 Phòng Cảnh sát kinh tế, phòng Cảnh sát giao thông – Công...

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như ‘phao cứu sinh’, Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

Hiếu Ân hiện phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Ảnh: NVCC Học bổng Tiếp sức đến trường đã tới như một điều diệu kỳ trong cuộc sống. Hiếu Ân giờ đang là kỹ sư phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM). Quá trình làm việc, Hiếu Ân cho thấy có trình độ chuyên môn tốt. Trong vai trò kỹ sư vật lý hạt...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên

  Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên Sáng 6.9 Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã diễn ra với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Phú Yên bản lĩnh - sáng tạo - cống hiến - hội nhập - phát triển”. Tham dự Đại hội về phía Trung ương đoàn...

Tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội

Đó là chỉ đạo của đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị UBND tỉnh thường kỳ tháng 8, chương trình công tác tháng 9 và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Các đồng chí: Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất