Powered by Techcity

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic – một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.

 

Lịch sử hình thành

 

Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu sông Cái (sông Kỳ Lộ) thuộc xã An Thạch, cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh 2km về phía Đông. Gần nhà thờ có thương cảng Tiên Châu vào thế kỷ XVIII-XIX khá sầm uất, tàu thuyền nước ngoài thường cập cảng buôn bán. Đối diện bên bờ bắc sông Cái có thành An Thổ, là thủ phủ tỉnh Phú Yên (1836-1899).

 

Theo sử sách, đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1476) đã cho khai khẩn vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Sau nhiều người đứng đầu trấn giữ vùng đất này, đến năm 1629, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập Trấn Biên và giao cho con rể Nguyễn Phúc Vinh trấn giữ.

 

Vợ của quan trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh là công chúa Ngọc Liên, trưởng nữ của chúa Sãi đã rửa tội năm 1636 với tên thánh là Maria Mada Lena. Theo chồng vào đây, bà lập nhà nguyện trong dinh Trấn Biên và truyền giáo đến mọi người, từ đó nhóm giáo hữu đầu tiên đã hình thành. Về sau nhóm giáo hữu ngày càng đông, bà cho lập Trại Thủy gần cảng Tiên Châu và có cả linh mục người nước ngoài tham gia truyền đạo.

 

Mãi đến năm 1892, linh mục Joseph Lacassagne, người dân thường gọi là Cố Xuân cho khởi công xây dựng nhà thờ và ông là linh mục chánh xứ Mằng Lăng đầu tiên. Ông mất năm 1900; sau đó cha Antoine Wend là người kế tục xây dựng công trình này. Đến ngày 14/4/1907, lễ khánh thành và làm phép nhà thờ do đức giám mục Grangeon Mẫn tổ chức; đồng thời cũng làm phép 3 quả chuông đã được đưa từ Pháp về năm 1905 qua cảng Tiên Châu để treo trên lầu chuông nhà thờ. Nhà thờ Mằng Lăng do người Pháp thiết kế và xây dựng trong 15 năm (1892-1907), theo lối kiến trúc Gothic cổ điển.

 

Về tên nhà thờ Mằng Lăng, theo người dân, trước kia nơi đây là khu rừng già, có một loài cây thân cao, tán rộng, lá bầu dục, hoa được kết thành chùm màu hồng tím, có tên là hoa bằng lăng, về sau đổi tên thành mằng lăng và tên loài hoa này được đặt cho nhà thờ Mằng Lăng. Hiện nay trong nhà thờ có bàn tròn bằng gỗ đường kính 1,7m làm từ gốc cây bằng lăng đang được lưu giữ tại đây.

 

Kiến trúc tuyệt tác

 

 

Nhà thờ Mằng Lăng là một điểm nằm trong hành trình tour du lịch: Đầm Ô Loan, chùa Đá Trắng, thành An Thổ, nhà thờ Mằng Lăng, gành Đá Đĩa… Đây là nơi thu hút nhiều du khách tới tham quan, khám phá.

 

 

Nhà thờ được tọa lạc trên khu đất rộng 5.000m2, có diện tích xây dựng 920m2, diện tích giáo đường 544m2, với sức chứa khoảng 500 ghế, cao khoảng 23m tại đỉnh lầu chuông; khuôn viên bên ngoài thoáng mát, rợp bóng cây xanh.

 

Từ giáo đường đến cổng, tường rào, tiểu cảnh… đều có kiến trúc đậm nét châu Âu. Tổng thể nhà thờ được phủ lên một màu xanh xám hòa quyện với màu xanh của vùng sông nước Tam Giang.

 

Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá ở chính giữa, hai bên là hai lầu chuông cao hơn thánh giá, đây là điểm khác biệt về kiến trúc của nhà thờ Mằng Lăng so với các nhà thờ khác; mặt tiền đối xứng theo trục đứng. Sau khi qua cổng là khoảng sân rộng lớn, hai bên lối đi là vườn cây, tiểu cảnh, cụm tượng… khá bắt mắt. Trung tâm của sân là hình ảnh nhà thờ tĩnh lặng, nổi bật cả một góc trời với không gian yên tĩnh, thanh bình.

 

Hoa văn điêu khắc xuất hiện khắp mọi nơi, từ vách đến các trụ cột nhà thờ. Đây là những nét hoa văn tỉ mỉ tồn tại hơn cả trăm năm, chỉ cần ngắm thôi cũng giúp ta cảm nhận được sự kiên trì, khéo tay của các nghệ nhân và người thiết kế, xây dựng công trình.

 

Kiến trúc Gothic xuất hiện trong nhà thờ, thể hiện rõ nhất qua các lối mở tại đại sảnh và hai gian bên dẫn đến thánh đường. Dù mang đậm nét châu Âu nhưng nơi đây vẫn giữ được văn hóa Việt, thể hiện trên hoa văn từng cánh cửa gỗ.

 

Vào trong giáo đường là hai hàng cột, được liên kết bởi các vòm liên hoàn, họa tiết được chạm khắc trên những hàng cột và trần nhà. Nền giáo đường khá cao so với cốt sân, lại quay về hướng nam nên gió lồng lộng. Các cửa sổ lấy sáng tự nhiên được lắp đặt kính màu rực sáng lung linh. Có thể nói đây là công trình có vật lý kiến trúc âm thanh, ánh sáng, thông thoáng tuyệt vời.

 

Nhà thờ Mằng Lăng mang trong mình nhiều câu chuyện và nhiều điều bí ẩn; tất cả những bí mật ấy, bí ẩn ấy đều được cất giữ bên trong hang thánh đường (phía tay trái từ cổng vào). Hang được tạo dựng như một quả đồi nhân tạo, bằng cách dựng nhiều cột đá tạo thành một hang động nhỏ.

 

Bên ngoài quả đồi được phủ xanh cỏ cây, hoa lá và các tiểu cảnh; bên trong hang động được tạo dựng từ bàn tay con người khiến cho hang động càng thêm bí ẩn và thú vị; đặc biệt, điều kiện thông hơi, thoát khí tự nhiên trong hang khá tốt. Tại đây còn lưu giữ cuốn giáo lý được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam, mang tên “Phép giảng tám ngày” do giáo sĩ Alexandre de Rhodes soạn thảo và được in tại Roma (Ý) năm 1651. Bên trong hang còn có nhiều hình ảnh, đặc biệt còn lưu giữ được những câu chuyện, những tư liệu liên quan đến chân phước Anrê Phú Yên, có bức họa ngài Anrê đang cầu nguyện. Những hiện vật quý giá được đặt trong tủ kính và bảo vệ ở chế độ cao.

 

Cha xứ nhà thờ Mằng Lăng hiện nay là linh mục Phê rô Trương Minh Thái, ông là người Phú Yên (phường 3, TP Tuy Hòa), có nhiều năm du học ở nước ngoài.

 

HOÀNG XUÂN THƯỞNG

Nguồn

Cùng chủ đề

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa

Ngày 4/10, tại TP Tuy Hòa, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) phối hợp với Sở TN&MT tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình và sáng kiến thành công tại các địa phương trong quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.   Đại diện Cục Biển và Hải...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp từ ngày 4-5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences.   Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sân bay Orly ở thủ đô...

Cùng tác giả

Bình Phước sẽ Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trong tháng 10

Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 1 đội thi từ 15 – 20 người (gồm cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, ấp, thôn như: Người có uy tín; người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi) . Hội thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa,...

Thực hành tiết kiệm điện với ứng dụng CSKH

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng, người dân, doanh nghiệp đã chủ động, tích cực kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhờ vào công nghệ. Với app EVNCPC CSKH của ngành Điện, người dân có thể thực hành tiết kiệm điện một cách dễ dàng, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.   Tiết...

Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên

  Phát huy vai trò người có uy tín trong gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Sáng ngày  4/10, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề Gặp gỡ người có uy tín, tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, UV BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ VN tỉnh, Lê Tấn Hổ, UV BTV Tỉnh uỷ,...

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các địa phương

Thường trực Thành ủy làm việc với Ban chỉ đạo triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Huỳnh Lữ Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,64%

Ngày 4/10, nguồn tin từ Cục Thống kê Phú Yên cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng 9/2024 tăng 0,1% so tháng trước. 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.   Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% (tác động làm CPI chung tăng 0,08%) do một số...

Cùng chuyên mục

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Đổi thay ở vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng

Thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An) là nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.   Tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển quê hương. Diện mạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất